HUYỆN ĐOÀN THỌ XUÂN

  Trang chủ
  Cơ cấu tổ chức
  Thông tin hàng tháng
  Tin tức - Sự kiện
  Tin hđ Đoàn - Hội cơ sở
  Tin Đoàn - Đội trường học
  Văn bản mới Đoàn - Hội
  Văn bản mới trường học
  Kỹ năng nghiệp vụ
  Mô hình - Điển hình
  Các Câu lạc bộ
  Kỹ năng sống
  Họctập và làm theo lời Bác
  Cơ quan TT Huyện Đoàn
  Góc giải trí
  Các câu lạc bộ
  Liên hệ
  Quản lý website


thoxuan_files/tdkg_news.png
   


25/3/2024: Huyện ủy Thọ Xuân: Gặp mặt cán bộ Đoàn chủ chốt nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM (26/3/1931 - 26/3/2024)
22/3/2024: Gặp mặt CLB cán bộ Đoàn huyện Thọ Xuân nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ CHí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024)
Gương thanh niên làm kinh tế giỏi ở xã Xuân Phong
20/3/2024: Báo cáo Tháng 3/2024
20/3/2024: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Xuân Giang: Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Thanh niên năm 2024
20/3/2024: Tuổi trẻ xã Xuân Phong chung tay xây dựng NTM nâng cao
20/3/2024: Tuổi trẻ xã Xuân Hoà tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi tháng thanh niên năm 2024
19/3/2024: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị trấn Thọ Xuân ra quân ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng NTM và ngày Chủ nhật xanh”
19/3/2024: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị trấn Sao Vàng sôi nổi các hoạt động trong Tháng Thanh niên 2024
19/3/2024: Thanh niên xã Thuận Minh tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
18/3/2024: Các Liên đội trường Tiểu học trên địa bàn huyện đồng loạt tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khoẻ”
12/3/2024: Hội nghị triển khai Kế hoạch liên tịch thực hiện các chương trình trọng tâm của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ...
12/3/2024: Các cấp bộ đoàn huyện Thọ Xuân tích cực tham gia công tác đảm bảo VSMT, ứng phó với biến đổi khí hậu
10/3/2024: Hội LHTN huyện Thọ Xuân tích cực chỉ đạo Đại hội Hội LHTN cấp cơ sở
08/3/2024: Tuổi trẻ Thọ Xuân: Sôi nổi các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2024

   
       

 


      Tổ chức hội diễn văn nghệ
Tổ chức hội diễn văn nghệ

I. HỘI DIỄN VĂN NGHỆ
Hội diễn văn nghệ là cuộc trình diễn nhiều tiết mục văn nghệ (của 1 hay nhiều đơn vị) thuộc ngành sân khấu như: ca, kịch, tấu hài, hò, vè, hát ru, tuồng, chèo... ở một thời điểm và không gian nhất định.
II. TỔ CHỨC HỘI DIỄN VĂN NGHỆ
1. Công tác chuẩn bị:
a. Nắm cho được mục đích yêu cầu đợt hội diễn văn nghệ:
Người tổ chức phải tự trả lời được với chính mình và mọi người: hội diễn văn nghệ kỳ này nhằm mục đích gì? Chào mừng các ngày lễ lớn? Hay tiếp tục truyền thống hàng năm? Chuẩn bị lực lượng mới để tham gia một hội diễn văn nghệ khác... Tuy nhiên cần hiểu rõ các ý cơ bản sau: yếu tố nào có trong hội diễn văn nghệ nhằm để giáo dục, để rèn luyện, để giải trí...? Từ đó có đề ra các yêu cầu cụ thể cho từng thành viên, đơn vị... khi tham gia hội diễn.
b. Dự kiến các nội dung: Nội dung hội diễn văn nghệ cần thể hiện điều gì? Chủ đề? Đề tài? (phải xuất phát từ mục đích yêu cầu của đợt hội diễn).
c. Hình thức qui mô: Dự định qui mô đợt hội diễn kỳ này cỡ nào? Mời bao nhiêu đơn vị, cá nhân tham gia? Người xem? Giải thưởng? Hội diễn chia làm mấy đợt? Trang trí? Cổ động? Tuyên truyền? Thời gian? Giám khảo?
d. Thể loại: Bao nhiêu thể loại được tham gia: ca, múa, kịch, tấu hài...?
e. Đối tượng tham gia:
- Đối tượng: có khống chế độ tuổi không ? Chỉ trong đơn vị hay được mời gọi bên ngoài ? Chia hạng A, B, đẳng cấp trình độ cỡ nào không được tham gia?...
- Số lượng: tự do hay khống chế?
f. Thời gian: Dự kiến cụ thể thời gian đăng ký, tổng dợt, hội diễn. Thời gian cần có cho các đơn vị tập dợt, thời gian phổ biến kế hoạch, rút kinh nghiệm. Cách chọn thời điểm phù hợp hội diễn để nhiều người, nhiều đơn vị được tham gia đầy đủ.
g. Địa điểm: Cần chọn địa điểm thuận lợi cho đi lại ăn ở của các đơn vị, đại biểu, khách mời và cả người xem cổ vũ, thuận lợi cho thông tin tuyên truyền. Riêng sân khấu phải thỏa được các yêu cầu lúc biểu diễn: rộng, thoáng, nhiều lối ra vào, dễ trang trí, để âm thanh, nhạc cụ, vị trí ngồi giám khảo, khán giả.
h. Phương tiện phục vụ: Các loại phương tiện cho: biểu diễn, ăn ở diễn viên, đại biểu, di chuyển, trang trí, cổ động, y tế, nước uống, chụp ảnh, quay phim, hoa tặng, y tế, quà thưởng...
i. Ban tổ chức: Lập ra Ban tổ chức với đủ các thành phần, phụ trách các nội dung cụ thể.
Thí dụ:
- Ban tổ chức: trưởng ban, phó ban, ủy viên.
- Ban giám khảo: số lượng? trình độ? năng lực? (có mời lực lượng bên ngoài không?).
- Ban hậu cần, ban trang trí, tổ tuyên truyền.
- Bộ phận thường trực.
- Ban an ninh, trật tự, y tế.
- Bộ phận tiếp tân, ban nhạc, người dẫn chương trình.
j. Kinh phí: Tổng kinh phí dự kiến bao nhiêu? Phân ra cho từng bộ phận nhỏ. Người tham gia, đơn vị tham gia có đóng góp không ? Ai tài trợ ? ...
2. Viết kế hoạch hội diễn văn nghệ:
Từ nội dung chuẩn bị viết lại thành kế hoạch rõ ràng: mục đích, yêu cầu, đề tài nội dung, thể loại đối tượng được tham dự, số lượng, thời gian, địa điểm, ban tổ chức, cơ cấu giải thưởng... biện pháp thực hiện, tiến độ thời gian...
3. Phân công Ban tổ chức:
Từ dự kiến Ban tổ chức, ta nên tham mưu cho lãnh đạo có quyết định phân công cụ thể từng thành viên gắn với nội dung công việc từ chuẩn bị đến khi kết thúc hội diễn (để mọi người cùng có trách nhiệm với nhau trong các hoạt động phối hợp).
4. Lên dự trù kinh phí:
Dự trù thật chi tiết bắt đầu từ các bộ phận nhỏ. Lưu ý nếu có phối hợp với bên ngoài phải có hợp đồng cụ thể, rõ ràng, các chứng từ hóa đơn phải hợp lệ... để sau còn quyết toán.
5. Thông qua kế hoạch:
Kế hoạch trên phải được họp thông qua để có chủ trương rõ ràng. Thành phần họp nên mời đủ: đại diện cấp trên, các thành viên trong Ban tổ chức, đơn vị tài trợ (nếu có), đại diện lực lượng tham gia, các chuyên gia từng tổ chức hội diễn văn nghệ (nếu có) để được góp ý...
6. Phát hành kế hoạch, soạn điều lệ (nếu có):
Gởi kế hoạch đến các nơi để báo cáo và các đơn vị tham gia để biết (để dễ dàng cho lúc điều hành, cần thiết phải cụ thể hóa kế hoạch thành điều lệ hội diễn).
Ví dụ:
BAN TỔ CHỨC HỘI DIỄN
............... ngày ... tháng ... năm ....
 
ĐIỀU LỆ
HỘI DIỄN VĂN NGHỆ ...........
Mở đầu: (nêu lại mục đích, ý nghĩa hội diễn... có phối hợp với ai không? Ai tài trợ ?...)
Điều I: Địa điểm, thời gian hội diễn cụ thể.
Điều II: Qui định rõ đối tượng, số lượng các đoàn, các đơn vị tham gia.
Điều III: Các thể loại được thi. Các chương trình tham gia.
Điều IV: Thể thức chấm điểm tiết mục, chương trình.
Điều V: Cơ cấu giải thưởng....
.....
(Có thể xem đây là Luật để giải quyết mọi khiếu nại về sau. Càng chi tiết từng điều từng khoản càng tốt).
7. Thông báo và nắm lại danh sách đăng ký tham gia:
Ví dụ: mẫu đăng ký:
STT - Đơn vị tham gia - Tên tiết mục tác giả - Người biểu diễn - Ghi chú
(Nếu khuyến khích tiết mục tự biên, tự dàn dựng thì thêm cột để cơ sở tự điền vào).
8. Thông báo thời gian tổng duyệt chương trình (nếu có).
9. Lên chương trình cụ thể:

Phân bổ tiết mục theo thứ tự của từng buổi, từng đêm, từng ngày... Công bố công khai để mọi người theo dõi và chuẩn bị tốt.
10. Tổng kiểm tra lần chót:
Trước khi hội diễn chính thức diễn ra nên có phân công nhân sự theo dõi quá trình tổng dợt của các nơi, các đơn vị... từ đó có hướng tạo điều kiện giúp đỡ để hội diễn có chất lượng hơn.
III. TIẾN HÀNH HỘI DIỄN VĂN NGHỆ:
Lễ khai mạc:
Là bộ mặt của cả chương trình hội diễn văn nghệ, cần tập trung công sức nhiều hơn để tạo ấn tượng tốt, tránh làm qua loa, đại khái. Nội dung lễ khai mạc gồm các phần:
- Nghi thức khai mạc (chào cờ nếu có).
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu đại biểu, các đoàn tham gia.
- Diễn văn hoặc phát biểu khai mạc hội diễn của Ban tổ chức.
- Công bố thành phần Ban tổ chức, Ban giám khảo.
- Phát biểu của đại biểu.
- Phát biểu đại diện các đoàn (nếu có).
- Văn nghệ khai mạc (nếu có).
IV. CÁC ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG TỔ CHỨC HỘI DIỄN VĂN NGHỆ:
1. Trang trí sân khấu:
Hình thức trang trí sân khấu nên gắn chặt chủ đề, đề tài hội diễn, từ phông màu, logo, tránh quá cầu kỳ nhưng cũng không nên sơ sài cẩu thả.
2. Hóa trang, trang phục:
Cần qui định cụ thể trong điều lệ (diễn viên phải đẹp, trang nhã, lịch sự...).
3. Người giới thiệu, lời giới thiệu:
Nếu Ban tổ chức đảm trách thì cần chọn người am hiểu công việc, có đủ khả năng phẩm chất điều hành, nếu là công việc của các đoàn thì phải thông báo trước để các đoàn có chuẩn bị tập luyện.
4. Sắp xếp chương trình:
Có nhiều cách diễn như theo thể loại tiết mục, diễn chương trình, diễn theo thời gian được phân bổ… Để tránh khiếu nại, Ban tổ chức nên công khai để các đoàn, các đơn vị bốc thăm thứ tự biểu diễn của đơn vị mình, thông báo rõ qui định lúc diễn: thời gian cho chuẩn bị, thời gian được lố. Các bộ phận cần liên hệ trước như âm thanh, ánh sáng…
5. Cơ cấu giải thưởng:
Có nhiều dạng cơ cấu giải thưởng, nếu là hội diễn để tuyển chọn nhân tài.. nên cơ cấu theo huy chương vàng, bạc, đồng, khuyến khích ; nếu là hội diễn phong trào nên cơ cấu giải thưởng theo dạng giải A, B, C, khuyến khích; ngoài ra nên thêm các giải đặc biệt cho phong cách, chất giọng, bài hát, tự biên, tự dàn dựng, giải diễn viên tuổi cao nhất, trẻ nhất, trang phục… Giải A, B, C có thể chọn từ điểm cao nhất trở xuống, hoặc đủ chuẩn điểm. Tuy nhiên cũng cần tránh hiện tượng chất luợng hội diễn không cao nhưng giải thưởng lại quá nhiều.
6. Cách chấm điểm:
Tùy theo tính chất và qui mô của mỗi hội diễn mà cách chấm điểm của Ban giám khảo khác nhau: nếu là hội diễn phong trào thì không nên chấm điểm công khai để sau khi có kết quả cần hội ý với Ban tổ chức để phân bố giải thưởng, ngược lại sẽ chấm công khai cho từng tiết mục sau khi diễn xong, cơ cấu điểm nên có các nội dung:
- Nội dung bài hát - chất giọng - nhịp điệu - hóa trang (nếu có) - (căn cứ chủ đề) - phong cách biểu diễn (tổng số điểm nên là 10, cơ cấu từng nội dung do Ban tổ chức qui định).
7. Ban giám khảo:
Nên chọn người am hiểu, có chuyên môn, đủ uy tín (tránh hiện tượng ai làm cũng được) sẽ không chính xác vừa kém hiệu quả cho công việc nhận xét góp ý rút kinh nghiệm.
8. Rút kinh nghiệm:
Để lần sau tổ chức tốt hơn, động tác sau mỗi hội diễn là phải rút kinh nghiệm. Nên mời đủ đại diện lực lượng tham gia, nhân sự Ban tổ chức ở các bộ phận. Nội dung rút kinh nghiệm cần tập trung:
- Chuyên môn (biểu diễn, phục vụ biểu diễn, điều hành, kết quả…)
- Phục vụ: ăn ở, đi lại (diễn viên, đại biểu, khán giá…)
- Tuyên truyền, cổ động, trang trí…
- Thời gian: có phù hợp?
Cá nhân, tập thể làm tốt, chưa tốt… Bài học kinh nghiệm cần phát huy và khắc phục.
9. Thu hồi vật dụng:
Kiểm tra thu hồi lại toàn bộ vật dụng, nghiệm thu công việc, kinh phí Ban tổ chức, quyết toán kinh phí kết thúc hội diễn. Làm thư cảm ơn, thông báo, báo cáo kết quả đạt được.
 
 
 

  • Các tin tức đăng trước:

  •   Một số trò chơi trong sinh hoạt cộng đồng
      Một số trò chơi rèn sức khỏe, nhanh nhẹn
      Một số trò chơi rèn sức khỏe, nhanh nhẹn
      Một số trò chơi vừa nhanh vừa khéo
      Một số trò chơi được tổ chức trong lớp học, hội trường, trên xe ...

  • Các tin tức đăng sau:

  •   Tổ chức hội trại
      Tư vẫn hỗ trợ sinh viên
      Tổ chức Dạ hội hóa trang
      Sinh hoạt tập thể
      phương pháp tổ chức giáo dục truyền thống

    

    Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

    Gởi các bạn Thanh niên1 (17/8/1947)


    

      Tiêu điểm - Sự kiện

    + Hướng dẫn khôi phục sổ đoàn viên
    + Định hướng chủ đề sinh hoạt Chi đoàn
    + Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
    + Quy chế cán bộ đoàn
    + 6 bài học lý luận
    + Địa chỉ liên hệ của Bí thư Đoàn cơ sở


    

      Liên kết













    Chịu trách nhiệm nội dung và thiết kế: Phan Thanh Dũng - Bí thư Huyện đoàn
    Website sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt FireFox có thể download tại
    Mozilla Firefox