Cái
gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý.
Thí dụ: Đơn cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi “Cái gì cũ”
mà “tốt” thì phải phát triển thêmThí dụ, ta phải tương thân, tương ái,
tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì mới mà hay
thì ta phải làm. Thí dụ, ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn
nắp”. Năm 1958, khi đồng chí Giang Đức Tuệ, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình
đến gặp Bác tại Văn phòng Chủ tịch ngày 20-10, Bác dặn: Cách mạng chỉ
xóa bỏ cái xấu, cái dở và giữ lại cái tốt, cái hay”.
Khi
toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, rõ ràng, nếu không giao
lưu, không kết nối với thế giới thì chẳng một đất nước nào có thể phát
triển mà ngược lại, ngày càng chìm đắm, tụt hậu. Nhưng cũng cần nhớ
rằng, văn hóa Việt Nam với bề dày nghìn năm lịch sử vẫn mãi là một kho
tàng lớn với những nét đẹp đáng trân trọng và giữ gìn.
Mở cửa
đón gió bốn phương nhất thiết phải sàng lọc để ta mạnh hơn, đẹp hơn.
Nếu không, những cái “cũ” đẹp dần mất đi, cái “mới” chưa tốt lại được o
bế, có môi trường sinh sôi, nảy nở. Điều này rất dễ làm nảy sinh thái
độ cực đoan, muốn trở lại “cũ, cũ hết, mới, mới hết; cũ xấu hết, mới
tốt hết”. Đó là một thái độ không “cách mạng” và sẽ chẳng bao giờ đạt
được mục tiêu: bản sắc Việt Nam tỏa sáng trong cuộc đồng hành cùng thế
giới.
Theo Báo Quân đội nhân dân
Bác đã nghiên cứu, đối chiếu, gạn lọc, loại bỏ tất cả những cái “xấu”
ngay trong lòng xã hội mới hiện đại, văn minh đương thời, đồng thời,
phát hiện và giữ lại tất cả những cái gì hay, tốt, đẹp của lịch sử phát
triển các dân tộc trên thế giới. Khi nói, khi viết đều dùng lời lẽ, chữ
nghĩa giản dị, khi cần thiết cũng đã nêu lên những ý hay của Tổng thống
Mỹ, tính dí dỏm của người Anh, sự sâu sắc của Khổng Tử. Người đã thấy
được cái hay, cái tốt trong Phật giáo, Thiên chúa giáo, trong Khổng học
để vận dụng vào cuộc cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác
– Lê-nin.