HUYỆN ĐOÀN THỌ XUÂN

  Trang chủ
  Cơ cấu tổ chức
  Thông tin hàng tháng
  Tin tức - Sự kiện
  Tin hđ Đoàn - Hội cơ sở
  Tin Đoàn - Đội trường học
  Văn bản mới Đoàn - Hội
  Văn bản mới trường học
  Kỹ năng nghiệp vụ
  Mô hình - Điển hình
  Các Câu lạc bộ
  Kỹ năng sống
  Họctập và làm theo lời Bác
  Cơ quan TT Huyện Đoàn
  Góc giải trí
  Các câu lạc bộ
  Liên hệ
  Quản lý website


thoxuan_files/tdkg_news.png
   


27/10/2024: Lễ ra mắt công trình thanh niên cấp tỉnh ”Số hóa thông tin Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường” xã Thọ Lập, huyện ...
21/10/2024: Báo cáo Tháng 10/2024
04/10/2024: Gặp mặt Đoàn đại biểu Hội LHTN huyện tham dự Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ VII, nhiệm ...
Tuổi trẻ huyện Thọ Xuân hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
26/9/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân đã tổ chức ra mắt Đội TNXK bảo vệ môi trường và trao hỗ trợ mô hình “Thùng rác xanh” tại Thôn 1, ...
Huyện Đoàn Thọ Xuân: Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
Tuổi trẻ Thọ Xuân với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”
20/9/2024: Báo cáo Tháng 9/2024
30/8/2024: Liên ngành Huyện Đoàn - Phòng GD&ĐT - Hội CTĐ huyện Thọ Xuân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Đội - Hội chữ ...
Hưởng ứng “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay XDNTM”
22/8/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân phối hợp tổ chức Chương trình trao tặng học bổng, xe đạp và ba lô cho học sinh có hoàn cảnh đặc ...
20/8/2024: Báo cáo Tháng 8/2024
Đoàn thanh niên thị trấn Sao Vàng tổ chức Hội thi Nghi thức Đội và Liên hoan "Tiếng hát hoa phượng đỏ" năm 2024
18/8/2024: Ngày hội hiến máu tình nguyện "Giọt hồng Lam Sơn" năm 2024 (đợt 2)
18/8/2024: Bế mạc Giải bóng đá nam thanh niên huyện Thọ Xuân tranh cúp Lam Sơn lần thứ II - năm 2024

   
       

 


      Lê Hữu Lập - Người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa
Lê Hữu Lập lúc nhỏ tên là Độ (ngoài ra còn một số tên gọi khác như: “Cậu Ấm”, Hoàng tức Thoại, tức Hoàng Lùn), sinh năm 1897 ở thôn Hữu Nghĩa, tổng Xuân Trường, huyện Hậu Lộc (nay là xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), là con một gia đình nho học có khí tiết.

Bia tưởng niệm đ/c Lê Hữu Lập tại xã Xuân Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa

* Lê Hữu Lập - Người thanh niên yêu nước chân chính:

Lúc còn nhỏ tuổi, Lê Hữu Lập được cha, chú mang theo trọ học ở nhiều nơi trong tỉnh. Anh có điều kiện tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân từ thành thị đến nông thôn. Tầm hiểu biết ở một thiếu niên ham hiểu biết ngày được mở rộng.

Năm 1918, sau khi tốt nghiệp trường Pháp Việt, được thêm một số kiến thức cả về nho học và tân học, anh càng say sưa suy nghĩ về con đường hoạt động tìm chí hướng. Thông thường ở thời kỳ đó, với cái bằng tiểu học, anh có thể được bổ dụng đi làm trợ giáo hoặc thư ký cho các công sở Pháp hoặc Nam triều để kiếm một cuộc sống sung túc. Nhưng anh coi cái bả vinh hoa phú quý do bọn Tây, bọn vua quan đem lại là một sự đê hèn, nhục nhã. Bởi lẽ đó, mặc dù có một tấm bằng trong tay và được phong hai tiếng “Ấm sinh” (tên gọi đương thời thường được dùng cho các con quan lại từ ngũ phẩm trở lên. Lê Hữu Lập tuy không phải con quan nhưng do kính trọng cụ Lê Cơ và lại là cháu nội của quan án nên được phong là “Ấm sinh”), song anh vẫn cùng bà con dân làng tham gia lao động, hòa mình với quần chúng trong các công việc đồng áng, phu phen tạp dịch ở vùng nông thôn đồng chua nước mặn. Cuộc sống lầm than khổ cực của nông dân, cảnh tô cao, tức nặng của giai cấp địa chủ phong kiến, cảnh bị đánh đập, cùm kẹp… càng khắc sâu hận mất nước của người thanh niên yêu nước Lê Hữu Lập.

Sau khi khởi nghĩa Ba Đình thất bại, phong trào cách mạng trong nước bị bọn thực dân, phong kiến đàn áp dã man. Hàng trăm, ngàn gia đình có người thân tham gia nghĩa quân đã từng chịu cảnh đầu rơi máu chảy. Khắp đó đây nỗi uất hận tràn ngập trong lòng quần chúng. Ngay tại Làng Hữu Nghĩa, nơi chôn rau cắt rốn của đồng chí Lê Hữu Lập, đã có hàng chục gia đình bị tàn sát dã man, hàng trăm nóc nhà bị triệt hạ. Thực tế lịch sử ấy càng hun đúc thêm lòng yêu nước, căm thù giặc trong tâm khảm người thanh niên trẻ tuổi Lê Hữu Lập.

Một ngày hè năm 1922, Lê Hữu Lập đã trực tiếp gặp đồng chí Đinh Chương Dương, một thanh niên lớn tuổi đương thời đã từng nhiều phen bị thực dân Pháp kết tội vì có lòng yêu nước. Đồng chí Đinh Chương Dương đã đem những hiểu biết của mình truyền lại cho Lê Hữu Lập, kể cho anh nghe về các tổ chức cách mạng trong nước, ngoài nước; về các nhà ái quốc Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, về chính sách áp bức bóc lột của bọn thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Những ngày tiếp xúc với Đinh Chương Dương tình cảm và lý trí của Lê Hữu lập càng lớn lên. Anh nhận ra một hướng đi mới và luôn suy nghĩ đến điều căn dặn của Đinh Chương Dương: “Muốn làm cách mạng phải đi học cách mạng và muốn đi học cách mạng phải thoát ly gia đình. Tuổi trẻ lúc này phải vươn cánh tay đập mạnh vào đầu giặc, đền nợ nước, trả thù nhà”.

Đầu năm 1923, Lê Hữu Lập tạm biệt mẹ già, người vợ hiền và đứa con thơ mới ba tháng tuổi, bước vào con đường thoát ly hoạt động.

Giữa năm 1924, Lê Hữu Lập được Đinh Chương Dương đưa sang Quảng Châu tham gia vào “Tâm Tâm xã”. Tổ chức này ra đời từ năm 1923 do các đồng chí Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu và một số thanh niên có tư tưởng tiến bộ thành lập tại Quảng Châu, một thành phố ở miền nam Trung Quốc.

* Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa cộng sản:

Trong lúc Tâm Tâm xã đang mò mẫm đi tìm đường lối cách mạng thì tháng 12 năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Trung Quốc.

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã liên hệ được với nhóm Tâm Tâm xã và nhóm cách mạng của cụ Phan Bội Châu. Các đồng chí Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hữu Lập… trong Tâm Tâm xã và một số người khác từ trong nước ra đã được đồng chí Nguyễn Ái Quốc huấn luyện chính trị để đào tạo thành những cán bộ cách mạng.

Đầu năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội”, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 6 năm 1925, đồng chí Lê Hữu Lập được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội.

Đồng chí Lê Hữu Lập có vinh dự được sống gần gũi bên cạnh đồng chí Nguyễn Ái Quốc, một người thầy lỗi lạc, một nhà cách mạng thiên tài, trực tiếp được Người bồi dưỡng về lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng, chính điều này đã đưa Lê Hữu Lập đi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa cộng sản, con đường đi đúng đắn do Bác Hồ vạch ra cho thanh niên nước ta.

Cuối năm 1925, đồng chí Lê Hữu Lập cùng một số anh em khác trực tiếp được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ rời Quảng Châu về nước tuyên truyền giác ngộ cách mạng và lựa chọn những thanh niên yêu nước ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Trị đưa sang Quảng Châu huấn luyện.

* Những tháng năm sôi động

Lê Hữu Lập về tỉnh nhà vào giữa lúc phong trào yêu nước của nhân dân ta trở nên sôi động, tạo thuận lợi cho đồng chí có điều kiện hoạt động. Anh khẩn trương đi vào nhiệm vụ tuyên truyền con đường cách mạng mới của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 5 năm 1926, tại số nhà 26 phố Hàng Than, Thị xã Thanh Hóa, đồng chí Lê Hữu Lập đã tổ chức Hội đọc sách báo cách mạng. Đồng chí Lê Hữu Lập đã tìm đến những thanh niên yêu nước. Các anh Nguyễn Văn Đắc, Nguyễn Chí Hiền, Mai Xuân Diễn, Lê Văn Thanh, Hoàng Khắc Trung… được anh tổ chức tham gia và trở thành hạt nhân của Hội đọc sách báo cách mạng bí mật.

Sau khi Hội đọc sách báo cách mạng ra đời, lớp thanh niên tiến bộ và những nhà thơ yêu nước bắt đầu được nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, về chủ trương của cách mạng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, đồng chí Lê Hữu Lập đã tiến hành cuộc vận động xuất dương để học tập con đường cứu nước của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Anh Nguyễn Văn Đắc ở Thị xã Thanh Hóa được Lê Hữu Lập tổ chức chuyến xuất dương đầu tiên (Nguyễn Văn Đắc tức Cao Hoài Nghĩa, sau khi dự xong lớp huấn luyện tại Quảng Châu được cử sang Thái Lan hoạt động trong tổ chức cách mạng của Việt Kiều). Đoàn xuất dương lần đầu thuộc các tỉnh miền Trung gồm có mười người, trong đó có đồng chí Trần Phú, sau này là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương.

Sau khi hoàn thành chuyến xuất dương thứ nhất, đồng chí Lê Hữu Lập trở về tiếp tục vận động xuất dương ở Thanh Hóa, Nam Định và Thái Bình. Các đồng chí Nguyễn Mậu Sung (Thọ Xuân) và Võ Danh Thùy (Nông Cống) là hai người được đồng chí Lê Hữu Lập vận động xuất dương lần hai. Ngày 20 tháng 02 năm 1926, đoàn xuất dương lần hai gồm mười người được lệnh lên đường.

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thứ nhất: Vận động thanh niên đi sang nước ngoài học tập lý luận cách mạng, đồng chí Lê Hữu Lập bắt tay vào nhiệm vụ thứ hai: Xây dựng tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tỉnh nhà.

* Lê Hữu Lập - Người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa

Đầu năm 1927, trên cơ sở Hội đọc sách báo cách mạng phát triển, đồng chí Lê Hữu Lập kịp thời chỉ đạo việc thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tỉnh Thanh Hóa.

Tháng 4 năm 1927, Ban chấp hành Tỉnh bộ lâm thời Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội được thành lập gồm ba ủy viên: Lê Hữu Lập, Lê Văn Thanh, Nguyễn Chí Hiền. Đồng chí Lê Hữu Lập được cử làm Bí thư Tỉnh bộ lâm thời.

Một ngày đầu tháng 4 năm 1928, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Hữu Lập, hội nghị đại biểu Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tỉnh Thanh Hóa đã làm việc trong ba buổi và bầu ra Ban chấp hành Tỉnh bộ chính thức gồm bảy ủy viên. Đồng chí Lê Hữu Lập được cử làm Bí thư và sau đó được bầu vào Ban Chấp hành Kỳ bộ Thanh niên Trung Kỳ.

Năm 1929, đồng chí được cử sang Thái Lan hoạt động.

Tháng 11 năm 1929, đồng chí Lê Hữu Lập bị tòa án Nam Triều Thanh Hóa kết án tử hình vắng mặt.

Tháng 3 năm 1930, tại Hội nghị đại biểu Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở U-Đôn (Thái Lan) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã quyết định chuyển tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội thành tổ chức cộng sản. Do công lao đóng góp tích cực cho việc thành lập Đảng cộng sản, đồng chí Lê Hữu Lập đã trở thành đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa.

Cuối tháng 8 năm 1930, đồng chí lê Hữu Lập bí mật về nước. Cuối tháng 9 năm 1930, đồng chí thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hoằng Hóa tại thôn Cự Đà (nay là xã Hoằng Minh huyện Hoằng Hóa).

Cuối năm 1930, đồng chí quay lại Thái Lan hoạt động.

Từ năm 1932 đến năm 1933, đồng chí công tác ban viện trợ cách mạng Đông Dương ở vùng Đông Bắc Thái Lan.

Đầu năm 1934, đồng chí lại được ban viện trợ cách mạng Đông Dương cử về hoạt động tại Nghệ An và được tổ chức bố trí hoạt động tại một cơ sở tại huyện Nghi Lộc. Tại đây đồng chí lâm bệnh nặng.

Hoàn thành được hai lớp huấn luyện ở Nghi Lộc, tạo được cơ sở tư tưởng và tổ chức cho việc khôi phục phong trào thì bệnh tình của đồng chí Lê Hữu Lập đã quá trầm trọng. Các đồng chí ở Nghệ An và quần chúng nhân dân hết lòng chạy chữa nhưng vì điều kiện hoạt động bí mật, thuốc thang khó khăn nên bệnh của anh cứ ngày một nặng.

Vào một ngày cuối tháng 6 năm 1934, Lê Hữu Lập đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà thương Vinh. Vô vàn thương thương tiếc người đồng chí kiên cường, tận tụy vì nghĩa lớn, các đồng chí ở Nghệ An đã đem mai táng anh ở nghĩa địa Tập Phúc, làm mộ chí mang tên Nguyễn Thụ.

Lê Hữu Lập, người chiến sỹ cộng sản lớp trước, người con thân yêu của nhân dân Thanh Hóa đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp của Đảng, của nhân dân. Từ buổi mở đầu, tuổi trẻ Lê Hữu Lập đã chọn được con đường đi đúng đắn do Bác Hồ vạch ra cho thanh niên nước ta. Bằng sự nỗ lực của bản thân, của tổ chức, Lê Hữu Lập đã vận dụng một cách nghiêm túc, sáng tạo và hoạt động ngoan cường với tinh thần xung kích cách mạng theo con đường cứu nước của Bác Hồ.

Ba mươi bảy tuổi đời, độ tuổi tràn đầy nghị lực, Lê Hữu Lập là một trong những người chiến sỹ cộng sản lớp trước của tỉnh nhà đã cống hiến xuất sắc cuộc đời của tuổi trẻ cho sự nghiệp vinh quang của Đảng và đã hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động và sự cống hiến của đồng chí Lê Hữu Lập đã góp phần viết nên những trang sử mở đầu rực rỡ trong lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa.

Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Thanh Hóa

 
 
 

  • Các tin tức đăng trước:

  •   28/10/2014: Liên đội trường THCS Thọ Xương tổ chức các hoạt động ...
      27/10/2014: Đoàn xã Xuân Trường tổ chức dọn VSMT tuyến Kênh C1b và các ...
      27/10/2014: Trường tiểu học Thọ Hải với các hoạt động hưởng ứng ...
      21-24/10/2014: Đoàn trường THPT Lê Lợi tổ chức chấm sơ khảo các tiết ...
      16/10/2014: Hướng dẫn Bình xét các danh hiệu thi đua công tác Đoàn và ...

  • Các tin tức đăng sau:

  •   Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Thanh Hóa lần thứ V, nhiệm ...
      Hướng dẫn sinh hoạt chi đoàn tháng 10 năm 2014
      27/10/2014: Liên đội trường TH Xuân Trường tổ chức cho đội xung kích ...
      25/10/2014: Liên đội trường THCS Xuân Lai tổ chức làm vệ sinh khu vực ...
      28/10/2014: Thể lệ Cuộc thi "Người đẹp xứ Thanh năm 2014"

    

    Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

    Gởi các bạn Thanh niên1 (17/8/1947)


    

      Tiêu điểm - Sự kiện

    + Hướng dẫn khôi phục sổ đoàn viên
    + Định hướng chủ đề sinh hoạt Chi đoàn
    + Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
    + Quy chế cán bộ đoàn
    + 6 bài học lý luận
    + Địa chỉ liên hệ của Bí thư Đoàn cơ sở


    

      Liên kết













    Chịu trách nhiệm nội dung và thiết kế: Phan Thanh Dũng - Bí thư Huyện đoàn
    Website sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt FireFox có thể download tại
    Mozilla Firefox