1. Truyền tin
Giúp đối tượng chơi có phản xạ nhanh, nhớ chính
xác, bí mật, tạo tinh thần đồng đội.
Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được chia thành các
đội.
Nội dung:
Truyền thông tin của chỉ huy (quản trò) rồi báo
cáo.
Cách chơi:
- Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số
lượng các đội bằng nhau.
- Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng
một kích thước. Mỗi đội cử một người lên nhận lệnh.
- Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội
chạy lên nhận tin của quản trò và về nói cho người thứ 1, người thứ 1
nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm vào tai) cứ như thế cho đến người cuối
cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò "tin" mà quản trò đã
phát ra.
Luật chơi:
- Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng.
- Đội nào để lộ tin coi như thua.
- Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin
vào giấy.
- Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối
cùng, không được truyền tắt.
Chú ý:
- Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các
đội lên nhận, đưa cho người nhận, đọc xong quản trò thu lại.
- Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho
quản trò rồi so sánh hai mẩu giấy ghi tin (Quản trò và các đội).
- Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài.
- Các chữ trong bản tin bằng nhau.
- Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính
hài hước.
- Nghĩ các câu đố các đội phải giải luôn câu đó,
tăng mức độ hấp dẫn của trò chơi.
2. Bắt cá:
Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹ, tạo
không khí vui vẻ trong học tập sinh hoạt.
Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành
vòng tròn.
Nội dung:
Quản trò quy định người bắt cá và cá.
- Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của
hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.
- Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau
tạo thành vòng tròn.
Cách chơi:
- Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một
bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt.
- Khi nghe tiếng còi (hoặc hô chụp) của quản trò,
người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài.
Luật chơi:
- Cá nào bị bắt là thua.
- Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay
người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.
- Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng
tròn.
Chú ý:
Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho
phù hợp, không ít quá, nhiều quá.
3. Đổ nước chai
Trò chơi được tổ chức ở các hội trại, hội thi,
v.v.. Giúp đối tượng chơi có tính kỷ luật, tinh thần tập thể, khéo léo,
nhanh nhẹn, sáng tạo, hoạt bát, v.v... tạo không khí vui vẻ, thoải mái
trong học tập.
Số lượng: Tùy thuộc quy mô tổ chức, không hạn
chế. Được chia thành các đội, số lượng mỗi đội bằng nhau.
Nội dung:
Các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ vào chai sao
cho chai của mình có nhiều nước.
Cách chơi:
- Quản trò chia số lượng người chơi thành các
đội, số lượng người ở các đội bằng nhau.
- Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn.
- Kẻ vạch giữa chậu nước và chai.
- Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các
đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó
chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2
làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3, v.v... trò chơi tiếp tục
cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại.
- So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có
số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó thắng.
Dụng cụ chơi:
- Chai đựng nước giống nhau, số lượng chai bằng
số lượng đội chơi.
- Thìa múc nước.
- Chậu đựng nước.
Luật chơi:
- Phải đưa thìa ở vạch xuất phát.
- Dùng chai và thìa giống nhau.
- Không bóp méo thìa.
- Chỉ dùng một tay đổ vào chai.
Chú ý:
- Vạch xa hay gần tùy theo đối tượng chơi.
- Có thể buộc hai tay vào nhau để tăng mức độ khó
của trò chơi.