TỈNH ĐOÀN THANH HOÁ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH ĐOÀN HUYỆN THỌ XUÂN
* * * Thọ Xuân, ngày 05 tháng 01 năm 2016
Số: 72-KH/ĐTN
KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN
KHHĐ của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh tỉnh Thanh Hóa
về bình
đẳng giới trong thanh niên giai đoạn 2016 - 2020
Thực hiện Chương trình Công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Huyện Thọ
Xuân năm 2016;
Thực
hiện kế hoạch hành động số 170 KH/ĐTN ngày 24/12/2015 của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa về bình đẳng giới trong thanh niên giai đoạn
2016 - 2020. Ban thường vụ Huyện đoàn xây dựng Kế hoạch thực hiện với
các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn về công tác nữ thanh niên và Bình Đẳng giới, tạo chuyển biến về nhận thức và hành động đối với công tác nữ thanh niên.
- Tăng cường lòng yêu nước, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, lối sống văn hóa, lòng nhân hậu và ý thức công dân; chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nữ thanh niên; tạo điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền và phát huy vai trò của nữ thanh niên trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới và sự
tiến bộ của nữ thanh niên.
- Tổ chức các hoạt động phải được duy trì thường xuyên, mang tính thiết
thực, hiệu quả đến các cơ sở Đoàn, tránh hình thức, gắn với đặc thù và nhu cầu
của địa phương, đơn vị.
-
Vận dụng hiệu quả cơ chế phối hợp, liên tịch, các nguồn lực xã hội trong việc
triển khai hoạt động, quan tâm đầu tư cho công tác truyền thông trực quan.
II. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ
1.
Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ 30% trở lên tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đoàn từ
cấp huyện đến cơ sở.
2. Đảm bảo 40%
nữ thanh niên được tư vấn, tạo điều kiện, hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm trong tổng số thanh niên được tư vấn và hỗ trợ thông qua các chương trình
của Đoàn.
50% tỷ lệ lao động nữ được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm
và các nguồn vốn khác của tổ chức Đoàn; được bảo lãnh vay vốn tín chấp ở các
ngân hàng.
3. Đảm bảo tỷ lệ nữ cán bộ đoàn tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, tay nghề đạt 35%
trở lên trong
tổng số người được đào tạo.
4. Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận
và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như: được kiểm tra sức khỏe định kỳ
hàng năm.
5. Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực
văn hóa, thông tin.
- Đảm bảo các sản phẩm tuyên truyền, giáo
dục về văn hóa, thông tin do các cấp bộ đoàn đảm nhận không mang định kiến
giới.
- Phối hợp tăng số lượng tin bài, chuyên
mục về các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục bình đẳng giới trên các phương tiện
thông tin đại chúng
6. Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống
gia đình, xóa bỏ bạo hành vi bạo lực gia đình.
7. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt
động vì sự tiến bộ của nữ cán bộ, công chức, viên chức.
- 100% nữ cán bộ Đoàn các cấp trong tỉnh
được tập huấn kiến thức về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động
đoàn ít nhất 1 lần.
- 100% cán bộ đoàn chủ chốt được tập huấn
về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong xây dựng các văn bản của đoàn,
trong tham gia xây dựng chính sách pháp luật và trong tổ chức hoạt động oàn.
II. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tăng
cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, bảo đảm
thực hiện bình đẳng giới trong đời sống gia đình, xây dựng gia đình văn hóa
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về
Luật phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng nhóm đối tượng, nâng cao
nhận thức của đoàn viên, thanh niên trong việc vận động người dân tham gia ngăn
chặn ban đầu nguy cơ bạo lực gia đình. Đồng thời, trang bị kiến thức về tiền
hôn nhân cho thanh niên trong độ tuổi kết hôn nhằm nâng cao nhận thức và trách
nhiệm trong việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, tập trung đối tượng
là nữ thanh niên các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, khu vực nông thôn,
miền núi.
- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức
về các vấn đề có liên quan đến phòng chống nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và trang
bị cho nữ thanh niên và trẻ em gái trong độ tuổi vị thành niên các kỹ năng tự
bảo vệ phòng tránh nguy cơ bị bạo hành, xâm hại.
- Đoàn cơ sở và đoàn khối trực thuộc
thường xuyên tổ chức tập huấn, truyền thông, hội thảo nâng cao năng lực về
giới, bình đẳng giới. Đảm bảo 100% cán bộ Đoàn được tập huấn nghiệp vụ ít nhất
01 lần/năm về công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của nữ thanh niên.
- Tăng cường thông tin, truyền thông các
chương trình, chuyên mục, thực hiện và phát hành các ấn phẩm, sản phẩm tuyên
truyền, giáo dục về bình đẳng giới. Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trên các hệ thống thông tin của
Đoàn – Hội.
- Phối hợp với các
đoàn thể khác kịp thời phát hiện và đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và
chính đáng của thanh niên, nhất là đối với nữ thanh niên.
- Tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục lạc hậu,
quan niệm phong kiến, định kiến xã hội về giới.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp với các ban,
ngành, đoàn thể tổ chức các hội thi, tọa đàm tuyên truyền về Luật Hôn nhân Gia
đình, Luật Thanh niên, Luật Bình đẳng giới trong đoàn viên, thanh niên.
- Xây dựng và nhân rộng mô hình các câu
lạc bộ gia đình trẻ hạnh phúc ở các xã, thị trấn. Phấn đấu tại các gia đình trẻ
không xảy ra bạo lực gia đình, tích cực hòa giải, hạn chế tình trạng ly hôn
giữa các cặp vợ chồng trẻ.
- Tích cực tham gia
phong trào xây dựng “Gia đình trẻ văn hóa” trên địa bàn tỉnh, trong đó nhấn
mạnh về tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình. Phát huy vai trò của đoàn viên,
thanh niên tham gia tuyên truyền, vận động các thành viên trong gia đình giảm
bớt thời gian tham gia công việc gia đình của nữ thanh niên.
- BCH Đoàn trường THPT, TTHN tăng cường
tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục định hướng cho thanh thiếu niên về
bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường và xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực.
2. Tăng
cường sự tham gia của nữ cán bộ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo trong hệ thống
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Thọ Xuân:
- Các đơn vị đảm bảo
thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, tăng cường quan tâm, chú ý trong đề bạt, bố
trí cán bộ nữ đảm nhiệm các công việc phù hợp, phát huy năng lực, sở trường,
chuyên môn và phù hợp điều kiện công tác, sức khỏe làm việc.
- Xây dựng kế hoạch chuẩn bị đội ngũ cán
bộ nữ giới thiệu cho Đại hội Đoàn cơ sở tiến tới Đại hội Đoàn toàn huyện lần
thứ XXV. Mạnh dạn phân công, bố trí nữ đoàn viên đảm bảo tiêu chuẩn tham gia
Ban chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt của Đoàn các cấp. Phấn đấu
đến năm 2020, tỉ lệ nữ cán bộ Đoàn tham gia Ban chấp hành tại cơ sở Đoàn ít
nhất là 30%; Đoàn cấp huyện có cán bộ nữ giữ vị trí chủ chốt.
- Đề xuất, giới thiệu với cấp ủy, lãnh
đạo địa phương, đơn vị quan tâm chăm lo, tạo điều kiện cho nữ cán bộ, công
chức, nữ cán bộ trẻ học tập các chuyên ngành phù hợp với công việc, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị; quy hoạch, đề bạt, bố trí, bổ
nhiệm, luân chuyển để tạo điều kiện cho cán bộ nữ phát triển. Đảm bảo đến năm
2020, tỷ lệ nữ cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ,
lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học đạt ít nhất 45% trở lên so với tổng số
cán bộ Đoàn, cán bộ công chức được cử tham gia các chương trình đào tạo. Đặc biệt chú trọng công tác phát triển
Đảng viên mới là nữ.
- Phát huy vai trò của cấp ủy, công đoàn
và Đoàn thanh niên tại cơ quan chuyên trách và các đơn vị doanh nghiệp, sự
nghiệp trong việc phối hợp, tham mưu lãnh đạo đơn vị đảm bảo chế độ, các điều
kiện chăm lo đội ngũ nữ cán bộ công chức, viên chức và người lao động.
3. Tăng
cường các hoạt động chăm lo, hỗ trợ về vốn, tay nghề, việc làm, kỹ năng thực
hành xã hội cho nữ thanh niên; chú trọng hỗ trợ nữ thanh niên, nữ cán bộ có
hoàn cảnh khó khăn:
- Tham
mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu liên quan
đến công
tác nữ thanh niên và trẻ em gái lồng ghép vào kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, và trong chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh
thiếu nhi tại từng địa phương, đơn vị. Chủ động đẩy mạnh công tác phối hợp các
ngành, đặc biệt trong việc lồng ghép tuyên truyền các nội dung về bình đẳng
giới trong các nội dung hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của địa
phương, đơn vị.
- BCH Đoàn các xã, thị trấn phối hợp với
các ban ngành, đoàn thể và cơ quan truyền thông tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng về các cơ hội việc làm cho lao động nữ, tổ chức các
hoạt động định hướng nghề nghiệp cho nữ thanh niên trên địa bàn. Phấn đấu 100% Đoàn
cơ sở tổ chức thực hiện định kỳ thường xuyên các hoạt động này.
- Tăng cường phổ biến các chính sách
khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp đô thị
nằm giúp nữ thanh niên vùng nông thôn, vùng ven được vay vốn ưu đãi, được hỗ
trợ học nghề và tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập. Tạo điều kiện giới thiệu
vay vốn, giới thiệu việc làm, học nghề; hỗ trợ các hộ nghèo do nữ thanh có nhu
cầu được vay vốn ưu đãi từ các nguồn quỹ tín dụng.
- Phổ biến, thông tin các chính sách ưu
tiên về đào tạo nghề riêng cho lao động nữ.
- Phát huy các nguồn
lực xã hội chăm lo, hỗ trợ cho nữ thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn
vượt khó, vươn lên trong cuộc sống, tạo điều kiện giới thiệu vay vốn, giới
thiệu việc làm, học nghề; hỗ trợ các hộ nghèo do nữ thanh niên làm chủ hộ có
nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các nguồn quỹ tín dụng của Đoàn – Hội.
- Tăng cường tổ chức các chương trình,
hoạt động, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn, trang bị, huấn luyện các kỹ
năng làm kinh tế nhằm giúp nữ thanh niên vươn lên tăng thu nhập, làm giàu chính
đáng.
4. Tăng
cường các hoạt động đồng hành chăm lo cho nữ thanh niên, nữ cán bộ công nhân
viên chức, người lao động trong học tập nâng cao trình độ, hỗ trợ tham gia
nghiên cứu khoa học
- Tăng cường đề xuất và cử cán bộ nữ trẻ
có trình độ, năng lực tham gia học tập lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ,
đưa vào diện quy hoạch dài hạn, quan tâm đào tạo theo chương trình quy hoạch,
tạo điều kiện cử nữ cán bộ đoàn, đoàn viên, nữ thanh niên tham gia các hội
thảo, chương trình đào tạo, giao lưu, học tập kinh nghiệm.
- Tăng cường hỗ trợ nữ cán bộ công chức
tham gia nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là đội ngũ nữ chuyên gia, nữ giảng viên,
giáo viên trẻ, nữ cán bộ, công chức, nữ y, bác sỹ…
- Phối hợp các ban ngành, đoàn thể xây
dựng phong trào xã hội học tập; vận động đoàn viên, thanh niên nữ tích cực tự
học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, tham gia nghiên cứu khoa học, các cuộc
thi sáng tạo...
- Tăng cường vận động các nguồn lực hỗ
trợ học bổng học tập, học nghề, kinh phí nghiên cứu thực hiện các đề tài,
nghiên cứu khoa học dành riêng cho nữ thanh niên.
5. Tăng
cường các hoạt động đồng hành, chăm sóc sức khỏe thể chất cho nữ thanh niên:
- Tăng cường các hoạt động truyền thông,
tư vấn nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, tránh
thai an toàn cho nam thanh niên, nữ thanh niên, đặc biệt là đối tượng vị thành
niên. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, tư vấn tâm lý,
giáo dục sức khỏe sinh sản, phòng chống nạn bạo hành, lạm dụng tình dục thông
qua các hội thi, diễn đàn, sân chơi, các khóa tập huấn…
- Phối hợp với các cơ quan y tế tăng
cường công tác chăm lo sức khỏe sinh sản và điều kiện khám chữa bệnh cho nữ
thanh niên, đặc biệt là nữ thanh niên công nhân, nữ sinh viên. Tăng cường các
hoạt động tư vấn sức khỏe sinh sản, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tư vấn
dinh dưỡng, chăm sóc thai nhi và trẻ em…
- Đoàn các xã, thị trấn tích cực phối hợp
với Hội Liên hiệp Phụ nữ phát triển các mô hình tập hợp nữ thanh niên trên địa
bàn dân cư như: CLB gia đình trẻ, CLB tiền hôn nhân…Tổ chức sinh hoạt chuyên
đề, tọa đàm, trang bị kỹ năng sống khỏe, kỹ năng tiền hôn nhân, giáo dục giới
tính, trang bị kỹ năng sau hôn nhân, xây dựng gia đình hạnh phúc.
6. Tăng
cường tổ chức các hoạt động nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
của nữ thanh niên:
Tổ chức phong phú và đa dạng các hoạt
động văn hóa tinh thần, thể dục thể thao cho nữ thanh niên. Phối hợp với Hội
Liên hiệp Phụ nữ, các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày
quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Vận động và hướng dẫn
đoàn viên, thanh niên tham gia các hội thi do Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp
tổ chức.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN:
1. Huyện đoàn
- Xây dựng kế
hoạch thực hiện chỉ đạo các các cơ sở Đoàn tổ chức thực hiện.
-
Thực hiện các văn bản, chế độ thông tin báo cáo theo quy định; kiểm tra, giám
sát hoạt động của cơ sở về nội dung được phân công.
Hằng năm, Ban Thường vụ Huyện đoàn có đánh giá kết quả thực hiện chương trình
hành động nhằm rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung các nội dung, giải pháp cho
phù hợp.
- Giao cho UBKT Huyện Đoàn, VP Huyện đoàn tham mưu,
theo dõi việc thực hiện Kế hoạch.
2. BCH Đoàn cơ sở, các Chi đoàn trực thuộc
- Xây dựng kế hoạch tổ
chức thực hiện, kết hợp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra phù hợp với tình
hình địa phương, đơn vị.
- Chủ động tham mưu
cấp ủy, chính quyền, các lực lượng xã hội khác tăng cường quan tâm chỉ đạo, hỗ
trợ cho công tác thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tại địa
phương, đơn vị.
- Báo cáo định kỳ 06
tháng, 01 năm về kết quả thực hiện việc triển khai chương trình hành động này
gắn với báo cáo công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của địa phương, đơn
vị.
Nơi nhận: TM. BCH HUYỆN ĐOÀN
- VP, Ban TG Tỉnh Đoàn (b/c); BÍ THƯ
- VP, Ban DV Huyện uỷ (b/c);
- 67 Cơ sở Đoàn (t/h) Đã ký
- Lưu VP.
Phan Thanh Dũng