HUYỆN ĐOÀN THỌ XUÂN

  Trang chủ
  Cơ cấu tổ chức
  Thông tin hàng tháng
  Tin tức - Sự kiện
  Tin hđ Đoàn - Hội cơ sở
  Tin Đoàn - Đội trường học
  Văn bản mới Đoàn - Hội
  Văn bản mới trường học
  Kỹ năng nghiệp vụ
  Mô hình - Điển hình
  Các Câu lạc bộ
  Kỹ năng sống
  Họctập và làm theo lời Bác
  Cơ quan TT Huyện Đoàn
  Góc giải trí
  Các câu lạc bộ
  Liên hệ
  Quản lý website


thoxuan_files/tdkg_news.png
   


27/10/2024: Lễ ra mắt công trình thanh niên cấp tỉnh ”Số hóa thông tin Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường” xã Thọ Lập, huyện ...
21/10/2024: Báo cáo Tháng 10/2024
04/10/2024: Gặp mặt Đoàn đại biểu Hội LHTN huyện tham dự Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ VII, nhiệm ...
Tuổi trẻ huyện Thọ Xuân hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
26/9/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân đã tổ chức ra mắt Đội TNXK bảo vệ môi trường và trao hỗ trợ mô hình “Thùng rác xanh” tại Thôn 1, ...
Huyện Đoàn Thọ Xuân: Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
Tuổi trẻ Thọ Xuân với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”
20/9/2024: Báo cáo Tháng 9/2024
30/8/2024: Liên ngành Huyện Đoàn - Phòng GD&ĐT - Hội CTĐ huyện Thọ Xuân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Đội - Hội chữ ...
Hưởng ứng “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay XDNTM”
22/8/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân phối hợp tổ chức Chương trình trao tặng học bổng, xe đạp và ba lô cho học sinh có hoàn cảnh đặc ...
20/8/2024: Báo cáo Tháng 8/2024
Đoàn thanh niên thị trấn Sao Vàng tổ chức Hội thi Nghi thức Đội và Liên hoan "Tiếng hát hoa phượng đỏ" năm 2024
18/8/2024: Ngày hội hiến máu tình nguyện "Giọt hồng Lam Sơn" năm 2024 (đợt 2)
18/8/2024: Bế mạc Giải bóng đá nam thanh niên huyện Thọ Xuân tranh cúp Lam Sơn lần thứ II - năm 2024

   
       

 


      01/01/2012: 10 thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất 2011

(MegaFun) - Năm 2011 là năm thế giới phải hứng chịu hàng loạt thảm họa do thiên nhiên gây ra như động đất, sóng thần tại Nhật Bản; siêu bão ở Philippines; trận lụt lịch sử Thái Lan,... đã cướp đi hàng triệu sinh mạng và khiến hàng trăm triệu người lâm vào cảnh khốn cùng.

1. Thảm họa kép ở Nhật Bản (11/3)

Trận động đất dữ dội, có cường độ 9,0 độ richter, đã xảy ra ở duyên hải đông bắc Nhật Bản, kéo theo một trận sóng thần cao 10m cuốn trôi nhiều tàu thuyền, nhà cửa, xe cộ dọc theo bờ biển. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, tổng cộng 15.840 người thiệt mạng, 5.950 người bị thương và 3.642 người mất tích.

Người đàn ông trong ảnh là một trong số ít những người may mắn được đoàn tụ với đứa con bốn tháng tuổi. Cô bé được tìm thấy còn sống dưới đống đổ nát của thành phố Ishinomaki.
Người đàn ông trong ảnh là một trong số ít những người may mắn được đoàn tụ với đứa con bốn tháng tuổi. Cô bé được tìm thấy còn sống dưới đống đổ nát của thành phố Ishinomaki.

Không dừng lại ở đó, nhà máy điện hạt nhân Fukushima I còn chịu ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản và cho tới nay hậu quả của nó vẫn chưa thể giải quyết triệt để.

Chính phủ Nhật Bản uớc tính thiệt hại do đại thảm họa này gây ra có thể lên tới 309 tỉ USD.

2. Siêu bão Washi ở Philippines (17/12)

Ngày 17/12, siêu bão Washi với sức gió 90km/giờ đã bất ngờ tấn công vào miền nam Philippines, gây ra một trận lũ quét trên diện rộng, gây ra mất điện ở nhiều khu vực và một số chuyến bay nội địa bị hủy bỏ.

Theo thống kê của Ủy ban Quản lý nguy cơ thảm họa quốc gia Philippines, số người chết tính đến ngày 27/12 là 1.500 người và được dự báo còn tiếp tục tăng.

Hầu hết các nạn nhân đều đang ngủ khi những trận lũ quét nghiêm trọng tàn phá khu vực niềm nam nước này. Những trận mưa lớn kéo dài suốt 12 giờ sau khi bão nhiệt đới đổ bộ đã khiến đất đá trên những ngọn núi cao trong khu vực lở xuống, quét sạch tất cả trên đường đi của chúng. Khu vực bị nạn được xác định là phía nam Mindanao, nơi hứng chịu những cơn bão nhiệt đới nhiều nhất trên toàn thế giới.

Quân đội Philippines đã huy động 20.000 binh sĩ đến làm công tác cứu hộ trên đảo Mindanao.

Theo các chuyên gia, lũ lụt lần này gây hậu quả nghiêm trọng một phần do nạn phá rừng và tình trạng xói mòn đất gây ra. Hiện Tổng thống Benigno Aquino III đã yêu cầu mở cuộc điều tra.

3. Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ (23/10)

Trận động đất mạnh 7,2 độ richter xảy ra tại miền đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23/10 khiến 644 người thiệt mạng, 2.000 tòa nhà bị phá hủy, và hàng nghìn người mất nhà cửa.

Hai ngày sau trận động đất xảy ra tại thị trấn Ercis, Van, Thổ Nhĩ Kỳ, đội cứu hộ đang bế một bé gái tên Azra Karaduma sau khi cứu cô bé thoát khỏi đống đổ nát của một tòa nhà.
Bé 2 tuần tuổi được cứu sống từ đống đổ nát.

Chịu thiệt hại nặng nhất là thành phố Ercis, gần biên giới với Iran. Một tòa nhà cao 8 tầng bị san phẳng. Nhiều người đứng la khóc kêu cứu thân nhân của họ ở bên dưới đống đổ nát. Những người sống sót tuyệt vọng đào bới bằng tay với hy vọng tìm được người nhà.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Idris Naim Sahin cho biết, đã có 117 người chết tại các quận của thành phố Ercis và 100 người khác thiệt mạng tại thành phố Van; trong khi 740 người bị thương và hàng trăm người khác bị chôn vùi dưới đống đổ nát.

Nhiều tổ chức từ thiện đã có mặt để giúp đỡ người dân trong khục vực bị ảnh hưởng bởi động đất. Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Thổ Nhĩ Kỳ - cơ quan nhân đạo lớn nhất của quốc gia này đã gửi đến thành phố Van 1.000 lều trại và 500 suất ăn hỗ trợ cho những người bị mất nhà cửa.

4. Lũ lụt Thái Lan (tháng 7 - tháng 11)

Trận lũ lịch sử kéo dài từ đầu tháng 7 tới tháng 11 tại các tỉnh miền bắc Thái Lan đã cướp đi sinh mạng của 606 người, và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 10 triệu người khác. Lũ lụt đã nhấn chìm nhiều khu vực ở Thái Lan.

Gần 1.000 thuyền lớn đã được huy động để làm tăng tốc dòng chảy của nước lũ xuống vùng hạ lưu để ra biển.

Lính thủy đánh bộ Mỹ đã hỗ trợ bằng việc gửi đếnBangkok các bao tải cát để ngăn nước và một số mặt hàng thiết yếu khác.

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính tổng thiệt hại do lũ lụt gây ra lên đến 1.360 tỉ baht (khoảng 43 tỉ USD).

5. Lũ lụt, lở đất ở Brazil (12/1)

Lũ lụt, lở đất tàn phá nhiều thị trấn vùng sâu vùng xa gần Rio de Janeiro, Brazil rạng sáng 12/1 khiến ít nhất 370 người chết vì bị nước lũ và bùn cuốn trôi khi đang ngủ.

Trong đó, thị trấn Teresopolis, cách Rio khoảng 100km về phía bắc, có ít nhất 130 người đã thiệt mạng, Nova Friburgo có 107 người và Petropolis là 18 người.

Hàng nghìn người dân lội nước để tới những khu vực cao hơn cùng đồ đạc mà họ có thể mang theo. Các nhân viên cứu hộ dùng các loại máy hạng nặng, xẻng và tay để tìm kiếm nạn nhân của vụ lở đất.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff quyết định dành 780 triệu reais (460 triệu USD) để tái thiết các vùng bị phá hủy sau khi đến thị sát vùng lũ hôm 13/1.

Hàng năm, mưa lớn và lở đất đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người trên khắp Brazil, đặc biệt là những người nghèo sống trong những ngôi nhà không an toàn, không được cấp phép và thường xây dựng bấp bênh trên những sườn đồi.

6. Bão lớn ở Mỹ (27/4)

Mưa to, gió lớn, lốc xoáy kéo dài từ đêm 27 - 29/4 đã tàn phá nặng nề 6 bang phía Nam của nước Mỹ và khiến ít nhất 305 người thiệt mạng. Đây là trận bão kinh hoàng nhất trong gần 40 năm qua ở Mỹ, có thể còn khủng khiếp hơn bão Katrina.

Các chuyên Cơ quan Khí tượng quốc gia Mỹ cho biết trận lốc xoáy tàn phá thành phố Tuscaloosa tối 27/4 như một thiên tai "tồi tệ nhất trong lịch sử của bang". Thành phố này gần như bị san phẳng bởi cơn lốc xoáy và có ít nhất 20 người chết và hơn 100 người bị thương. Toàn bộ thành phố bị mất điện và dịch vụ viễn thông ngừng hoạt động.

Cơ quan tình trạng khẩn cấp bang Alabama xác nhận có 131 người thiệt mạng ở bang này. Trong khi số người chết ở các bang Mississippi là 32, Tennesseelà 29, Georgia là 13, Virginia là 8 và Kentucky là 1 người.

7. Động đất ở New Zealand (22/2)

Trận động đất mạnh 6,3 độ richter xảy ra vào trưa 22/2 ở Redcliffs, gần thành phố ChristchurchNew Zealand đã khiến ít nhất 200 người thiệt mạng, 300 người mất tích, hàng chục tòa nhà đổ sập, xe cộ bị nghiền nát.

1/3 diện tích của khu vực xảy ra động đất nghiêm trọng nhất sẽ phải san bằng và tái xây dựng.
1/3 diện tích của khu vực xảy ra động đất nghiêm trọng nhất sẽ phải san bằng và tái xây dựng.

Cơn địa chấn này được đánh giá là trận động đất kinh hoàng, gây chết người nhiều nhất trong vòng 80 năm qua tại New Zealand.

Đây có thể là thảm họa thiên nhiên gây tốn kém nhất cho các hãng bảo hiểm kể từ năm 1970 trở lại đây - Viện Thông tin bảo hiểm Mỹ nhận định.

8. Lốc xoáy ở Mỹ (24/5)

Cơn lốc xoáy kinh hoàng vào ngày 24/5 tại thành phố Joplin, bang Missouricủa Mỹ đã khiến 116 người thiệt mạng. Trận lốc xoáy với sức mạnh khủng khiếp đã phá hủy các tòa nhà, lật tung nhiều ô tô, thậm chí là san phẳng toàn bộ một khu dân cư tại thành phố này.

Cảnh đổ nát tại Joplin sau cơn lốc xoáy.
Cảnh đổ nát tại Joplin sau cơn lốc xoáy.

Khoảng 1.150 người bị thương phải chữa trị tại các bệnh viện trong điều kiện khó khăn, khoảng 2.000 ngôi nhà, tức là một phần ba số công trình của thành phố 50.000 dân này, đã bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn. Người dân sống cách Joplin khoảng 70km cho hay, họ nhặt được cả những mảnh vụn được cơn lốc xoáy đưa tới.

Mưa lớn, sấm chớp và những cơn gió mạnh cản trở các nỗ lực khắc phục hậu quả trận gió lốc. Hàng trăm nhân viên cứu hộ cùng với những chú chó nghiệp vụ tìm kiếm những người còn mắc kẹt trong những đống đổ nát.

Cơn lốc xoáy ở Joplin được cho là gây thiệt hại về người lớn nhất tại Mỹ trong vòng 6 thập kỷ.

Từ 21 - 24/5, khu vực miền Trung và Tây nước Mỹ đã phải đón nhận gần 50 trận lốc xoáy.

9. Núi lửa Chile (5/6)

3.500 người đã phải đi sơ tán do ngọn núi lửa Puyehue ở miền nam Chilebỗng dưng thức giấc lần đầu tiên sau 50 năm. Mây tro bụi từ núi lửa đã bay tới quốc gia láng giềng Argentina.

Những cột khói lớn bốc lên từ núi lửa Puyehue, cách thủ đô Santiago 800km về phía nam. Trước đó, hơn 10 trận động đất được ghi nhận tại khu vực này.

Chile là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi núi lửa nhiều thứ 2 thế giới, sau Indonesia.

10. Nạn đói hoành hành ở Sừng châu Phi (25/6)

Theo thông tin từ Liên Hợp Quốc có ít nhất 11,5 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng lương thực tại vùng Sừng châu Phi, với tỷ lệ người suy dinh dưỡng và tỷ lệ trẻ em tử vong cao đáng kinh ngạc.

Trẻ em thiếu đói và bệnh tật.
Trẻ em thiếu đói và bệnh tật.

Somalia là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Mỗi ngày có khoảng 4.000 người buộc phải di dời khỏi đất nước này và trở thành người tị nạn ở Kenyavà Ethiopia.

Lượng mưa đã giảm mạnh trong 2 năm qua đã khiến mùa màng thất bát và vật nuôi bị chết, làm người dân bị thiếu lương thực trầm trọng.

Khu vực Sừng Châu Phi bao gồm các nước như Somalia, Kenya, Ethiopia,Djibouti… Theo thông tin từ Liên Hợp Quốc, thảm họa hạn hán ở Sừng châu Phi hiện tại là kinh khủng nhất trong vòng 60 năm qua, khiến hàng nghìn người dân ở khu vực Bắc Kenya, Ethiopia, Somalia, Eritrea và miền nam Sudan chịu ảnh hưởng nặng nề.
Nguyễn Hương
( Theo http://megafun.vn)

 
 
 

  • Các tin tức đăng trước:

  •   23 / 12 / 2011:Trí thức trẻ "chạy đua" để làm phó chủ tịch xã
      Gợi ý trả lời cuộc Thi Bác Hồ với Thanh Hóa
      Câu chuyện về bà lão bán rau
      14/12/2011:Tuổi trẻ Thanh Hóa với các hoạt động bảo vệ rừng và PCCCR ...
      CLB Thanh niên Thọ Minh với nghề mộc

  • Các tin tức đăng sau:

  •   6 bài học lý luận
      7/1/2012:Phải lo việc học, việc làm cho thanh niên
      10 sự kiện nổi bật của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
      Đảm bảo cho nhân dân đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm
      Công văn v/v tổ chức đón tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012

    

    Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

    Gởi các bạn Thanh niên1 (17/8/1947)


    

      Tiêu điểm - Sự kiện

    + Hướng dẫn khôi phục sổ đoàn viên
    + Định hướng chủ đề sinh hoạt Chi đoàn
    + Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
    + Quy chế cán bộ đoàn
    + 6 bài học lý luận
    + Địa chỉ liên hệ của Bí thư Đoàn cơ sở


    

      Liên kết













    Chịu trách nhiệm nội dung và thiết kế: Phan Thanh Dũng - Bí thư Huyện đoàn
    Website sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt FireFox có thể download tại
    Mozilla Firefox