HUYỆN ĐOÀN THỌ XUÂN

  Trang chủ
  Cơ cấu tổ chức
  Thông tin hàng tháng
  Tin tức - Sự kiện
  Tin hđ Đoàn - Hội cơ sở
  Tin Đoàn - Đội trường học
  Văn bản mới Đoàn - Hội
  Văn bản mới trường học
  Kỹ năng nghiệp vụ
  Mô hình - Điển hình
  Các Câu lạc bộ
  Kỹ năng sống
  Họctập và làm theo lời Bác
  Cơ quan TT Huyện Đoàn
  Góc giải trí
  Các câu lạc bộ
  Liên hệ
  Quản lý website


thoxuan_files/tdkg_news.png
   


27/10/2024: Lễ ra mắt công trình thanh niên cấp tỉnh ”Số hóa thông tin Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường” xã Thọ Lập, huyện ...
21/10/2024: Báo cáo Tháng 10/2024
04/10/2024: Gặp mặt Đoàn đại biểu Hội LHTN huyện tham dự Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ VII, nhiệm ...
Tuổi trẻ huyện Thọ Xuân hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
26/9/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân đã tổ chức ra mắt Đội TNXK bảo vệ môi trường và trao hỗ trợ mô hình “Thùng rác xanh” tại Thôn 1, ...
Huyện Đoàn Thọ Xuân: Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
Tuổi trẻ Thọ Xuân với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”
20/9/2024: Báo cáo Tháng 9/2024
30/8/2024: Liên ngành Huyện Đoàn - Phòng GD&ĐT - Hội CTĐ huyện Thọ Xuân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Đội - Hội chữ ...
Hưởng ứng “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay XDNTM”
22/8/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân phối hợp tổ chức Chương trình trao tặng học bổng, xe đạp và ba lô cho học sinh có hoàn cảnh đặc ...
20/8/2024: Báo cáo Tháng 8/2024
Đoàn thanh niên thị trấn Sao Vàng tổ chức Hội thi Nghi thức Đội và Liên hoan "Tiếng hát hoa phượng đỏ" năm 2024
18/8/2024: Ngày hội hiến máu tình nguyện "Giọt hồng Lam Sơn" năm 2024 (đợt 2)
18/8/2024: Bế mạc Giải bóng đá nam thanh niên huyện Thọ Xuân tranh cúp Lam Sơn lần thứ II - năm 2024

   
       

 


      1/2/2012: Ông chủ nông dân thời @
(THO) - Con đường bê tông dài gần cây số chỉ để vào có một địa điểm là trang trại của ông chủ Nguyễn Trí Tám, cũng đủ cho thấy con mắt nhìn xa trông rộng của người chủ của trang trại này.
    Nghe nói khi mới bắt đầu xây dựng trang trại, anh Tám đã cho đổ bê tông ngay con đường để tiếp cận với cách làm ăn mới theo công nghệ hiện đại. Điều đó là rất sáng suốt và hợp quy luật, bởi bất cứ một công trình kinh tế nào thì vấn đề giao thông cũng phải đặt lên hàng đầu.
 
    Khi chiếc xe máy tiến vào cổng trang trại thì phải lội qua một vũng nước, tôi hơi ngạc nhiên vì mấy hôm nay trời khá khô ráo. Nhưng người bạn đi cùng đã cho tôi biết đó là vũng nước khử trùng trước khi vào trang trại. Tôi bật cười cho cái sự ấu trĩ của mình, té ra những trang trại quy mô hiện nay không thể không có những biện pháp phòng vệ như thế này.
 
    Hai dãy nhà dài rộng, cửa sắt mái tôn đóng kín, mới trông cứ tưởng như một nhà máy sản xuất hóa chất, hay phòng thí nghiệm. Nhưng đó chỉ là hai khu nhà nuôi lợn, nói đúng ra là chuồng lợn, nhưng chuồng lợn của thời hiện đại. Tất cả các cửa sổ, cửa chính đều đóng chặt, không ai được vào ngoại trừ những người công nhân chăn nuôi. Tất cả cũng chỉ để bảo đảm cho việc phòng dịch bệnh. Ấy thế mà mới cách đây 2 năm, cái con bệnh lở mồm, long móng cũng đã mò vào được và tấn công đàn lợn của trang trại, làm thiệt hại cho ông chủ gần tỉ đồng. Nhưng đó là vì chưa biết thôi, theo như lời anh quản lý của trang trại, vì mới bước đầu vào chăn nuôi, chưa có kinh nghiệm, nên mới thế, chứ bây giờ thì các con dịch có mà khóc. Nể lời tôi muốn được tham quan đàn lợn, ông chủ mở cửa và còn dặn “Chỉ được đứng bên ngoài nhìn vào thôi nhé”. Tôi bước vào chuồng lợn mà cứ ngỡ như bước vào một phòng làm việc nào đó của công nhân viên. Phòng mát rượi, đèn compac sáng trắng. Đàn lợn sạch sẽ, ăn no, nằm ngủ thiu thiu trong không gian thoáng mát và yên tĩnh. Tuyệt không có một mùi hôi thối gì, vì công nhân dọn dẹp liên tục. Có lẽ người chăn nuôi lợn theo công nghệ mới bây giờ chỉ còn mỗi việc là dọn dẹp phân và tắm rửa cho lợn, chứ không phải cho lợn ăn và nấu cám như ngày xưa, vì lợn đã được ăn thức ăn tổng hợp và tự uống nước ở những chiếc vòi được lắp sẵn trong chuồng. Hiện trang trại có hơn 700 con lợn thịt và hàng trăm lợn nái mà chỉ có hơn chục công nhân, nếu không thế thì làm sao chăm nổi. Tính riêng doanh thu từ chăn nuôi lợn mỗi năm trang trại cũng thu về hàng vài trăm triệu đồng.
 
    Nhưng trang trại của ông chủ Nguyễn Trí Tám đâu phải chỉ có chăn nuôi lợn mà còn nổi tiếng ở việc trồng cam. Với 3 ha đất của trang trại thì có đến 2 ha dành cho việc trồng cam.
 
    Giống cam mật lấy từ Hưng Yên, được đem về cấy ghép vào gốc bưởi, và xử lý qua một số biện pháp khoa học - kỹ thuật, tạo nên được giống cam vừa to khỏe chịu được mọi loại khí hậu khắc nghiệt lại vừa cho quả to và ngọt. Ngoài cam, trang trại còn trồng cả bưởi, giống lấy từ bưởi Diễn Hà Nội, hiện cả cam và bưởi có khoảng 4 ngàn cây. Riêng cam được các chủ thầu ở Hà Nội đánh xe vào tận trang trại thu mua khi vào mùa vụ với giá từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg, mỗi năm trung bình trang trại cũng xuất đi được từ 20- 25 tấn cam. Ngoài ra, ông chủ trang trại còn đầu tư cho trồng cam cảnh phục vụ dịp Tết. Anh Tám cho biết, anh đã từng xuất đi những cây cam trị giá tới vài triệu đồng.
 
    Mới tròn 40 tuổi, nhưng Nguyễn Trí Tám đã có cái vẻ già dặn của một ông chủ từng trải. Dáng  người thấp đậm, làn da nâu nắng gió, ánh mắt nhanh nhẹn, nói năng và phong cách chững chạc, đúng là hình ảnh của một ông chủ nông dân thời @. Theo lời anh kể, anh sinh ra và lớn lên ở  xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Từ bé anh đã có cái máu làm một ông chủ nông dân, nên anh rất gắn bó với đồng ruộng. Lớn lên mặc bạn bè lo học hành thi cử để thoát khỏi cuộc sống chân lấm tay bùn, mộng kiếm một nghề công chức trên thành phố, riêng anh lại không, học xong PTTH là anh đi nghĩa vụ quân sự, rồi trở về anh đã muốn bắt tay ngay vào làm trang trại. Song trong những năm 90 của thế kỷ trước, phong trào làm trang trại ở Thanh Hóa chưa phát triển là mấy, nên anh đã vào Đắc Lắc để học tập kinh nghiệm và thành lập trang trại cà phê từ năm 1998. Sau khi đã thành một ông chủ trang trại có của ăn của để, anh trở về quê hương và tiến hành xây dựng trang trại. Lúc này các vùng nông thôn Thanh Hóa đã nở rộ phong trào làm trang trại. Anh Tám đã cùng chung tay và hỗ trợ cho một số hộ nông dân làm trang trại. Một số trang trại lớn trong huyện đã được anh bàn giao khi guồng máy đã đi vào hoạt động trơn chu. Cũng như khu trang trại này, lúc đầu anh cũng làm chung với một người quê Hưng Yên, nhưng người này không làm đúng theo nguyên tắc của anh, nên những năm đầu hầu như bị thất bại. Khu đất 3ha này thuộc vùng giáp ranh giữa 2 xã Xuân Thành và Bắc Lương, trước kia chỉ là một vùng đất cằn khô, chỉ trồng khoai lang mà cũng không thu hoạch được bao nhiêu, sau đó có người xin đấu thầu trồng cam và lúa nhưng cũng bị vỡ nợ, vì cam không bảo đảm chất lượng. Khu đất bỗng trở nên ế ẩm bởi có đến bốn đời chủ tiếp quản mà vẫn không làm cho trang trại khởi sắc lên được. Anh quyết định mua lại toàn bộ khu đất này với giá 2 trăm triệu đồng năm 2008. Việc mua khu đất này của anh lúc đầu được cho là một việc làm mạo hiểm vì không nhìn thấy tương lai. Ngay cả vợ anh là một cán bộ kế toán của huyện cũng phản đối kịch liệt, nói chung anh không được ai ủng hộ. Nhưng bằng con mắt kinh nghiệm và ý chí quyết tâm của một con người biết nhìn xa trông rộng anh đã thấy được tiềm năng ở khu đất cằn cỗi này.
 
    Anh kể anh vẫn mơ ước có một trang trại liên hoàn cả cây và con khép kín, chứ không phải chỉ có chăn nuôi như một số trang trại trong huyện. Với khu đất rộng rãi thoáng đãng này anh có thể thả sức tung hoành thực hiện mơ ước của mình. Vậy là như chim được thả về trời anh  bắt tay vào xây dựng trang trại. Theo anh, muốn trồng hay nuôi một con gì thì cũng phải bỏ vốn cho mạnh tay, và biết vận dụng khoa học - kỹ thuật một cách có hiệu quả nhất. Anh đã từng phải bỏ tiền đi du lịch sang các nước châu Âu để học tập cách chăn nuôi theo công nghệ hiện đại, mời những chuyên gia đầu ngành về trồng trọt chăn nuôi ngoài Hà Nội, trong TP Hồ Chí Minh về tư vấn cho mình. Khi đã có một kiến thức kha khá trong tay anh mới bước vào thực hiện. Anh quyết định cho xây chuồng trại theo kiểu hiện đại, nhưng phải khép kín, lợn được nuôi trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ. Nguyên tiền điện hàng tháng chi dùng cho chăn nuôi đã lên tới 6-7 triệu đồng. Nhưng bù lại lợn nhanh chóng tăng cân, tránh được dịch bệnh, mỗi tháng trung bình trang trại cũng cho xuất chuồng khoảng 200 con lợn thịt. Chính vì cái sự tiêu hao điện như thế nên anh Tám đã cho tiến hành xây hầm chứa khí biôga do một chuyên gia người Hà Lan đến giúp đỡ. Công nghệ này đã đi vào hoạt động, mỗi năm có thể tiết kiệm được khoảng 10 triệu đồng tiền điện. Chỉ tính riêng doanh thu từ lợn và cam, hiện nay trang trại cũng đã thu về gần một tỷ đồng tiền lãi. Để mở rộng hoạt động của trang trại, anh Tám đã bắt tay vào nuôi gà siêu trứng. Anh chỉ cho chúng tôi một dãy nhà cũng khép kín y như dãy nhà nuôi lợn, đó là trại gà đang đi vào hoạt động. Không biết anh còn những dự định gì nữa trong tương lai, nhưng một trang trại đủ cây và con đang khởi sắc như thế này cũng đủ thấy anh là người biết biến những ước mơ của mình thành sự thật.
.Nguyễn Cẩm Hương
Theo báo điện tử Thanh Hóa

 
 
 

  • Các tin tức đăng trước:

  •   Khối trường THPT và HN
      7/10/2011: Đại hội đoàn trường TX5
      Thông tin Đại hội đoàn xã, thị trấn
      Lịch Đại Hội
      5/1/2012: Đại hội Xuân Châu

  • Các tin tức đăng sau:

  •   6-7/1/2012; Đại hội điểm Đoàn TT Sao Vàng
      Người chồng bất hạnh
      Truyện cười Vova 1
      Truyện cười Vova 2
      Truyện cười Vova 3

    

    Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

    Gởi các bạn Thanh niên1 (17/8/1947)


    

      Tiêu điểm - Sự kiện

    + Hướng dẫn khôi phục sổ đoàn viên
    + Định hướng chủ đề sinh hoạt Chi đoàn
    + Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
    + Quy chế cán bộ đoàn
    + 6 bài học lý luận
    + Địa chỉ liên hệ của Bí thư Đoàn cơ sở


    

      Liên kết













    Chịu trách nhiệm nội dung và thiết kế: Phan Thanh Dũng - Bí thư Huyện đoàn
    Website sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt FireFox có thể download tại
    Mozilla Firefox