ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH HUYỆN THỌ XUÂN
* * *
Số: 54-HD/ĐTN
|
Thọ Xuân, ngày 26 tháng
10 năm 2011
|
HƯỚNG DẪN
Tổ chức Đại hội Đoàn cơ sở, tiến tới Đại
hội
Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyện Thọ
Xuân lần thứ XXIV
Nhiệm kỳ 2012 - 2017
- Căn cứ Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
- Căn cứ Kế hoạch số 70-KH/ĐTN ngày 08/9/2011 của Ban Chấp hành Huyện Đoàn
Thọ Xuân về Tổ chức Đại hội Đoàn cơ sở, tiến tới Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh huyện Thọ Xuân lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2012 - 2017.
- Căn cứ Hướng dẫn số 95 - HD/ĐTN ngày 24 tháng 10 năm 2011 của BCH Tỉnh
Đoàn Thanh Hóa về Tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 - 2017).
Ban chấp hành Huyện Đoàn Thọ Xuân hướng dẫn việc tiến hành tổ chức Đại
hội Đoàn cơ sở như sau:
I. TÊN GỌI CỦA ĐẠI HỘI ĐOÀN
1. Những đơn vị tổ chức Đại hội đại biểu, thống nhất tên gọi là:
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…(ghi
tên địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức Đại hội), lần thứ (nếu có), nhiệm kỳ…, địa danh và
thời gian tổ chức Đại hội.
2. Đoàn cơ sở tổ chức Đại hội đoàn viên, thống nhất gọi tên
là: Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…(ghi tên địa phương, cơ
quan, đơn vị tổ chức Đại hội), lần
thứ
(nếu có), nhiệm kỳ…, địa danh và thời gian tổ chức Đại hội.
3. Đối với chi
đoàn cơ sở, thống nhất tên gọi là: Đại hội chi đoàn…(ghi tên địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức
Đại hội), lần thứ (nếu
có), nhiệm kỳ …, địa danh và thời gian tổ chức Đại hội.
Những đơn vị có nhiệm kỳ 5 năm 2 lần, thống nhất nhiệm kỳ 2012 - 2014
(nhiệm kỳ sau là 2014 - 2017); những đơn vị có nhiệm kỳ 5 năm 1 lần, thống nhất
nhiệm kỳ là 2012 - 2017.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA
BAN CHẤP HÀNH CẤP TRIỆU TẬP ĐẠI HỘI
Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội có các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng Kế
hoạch, phương án tổ chức Đại hội; Đề án nhân sự Ban Chấp hành và các chức danh;
Đề án Đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên và các danh sách trích ngang
nhân sự kèm theo.
2. Xây dựng Báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị quyết
nhiệm kỳ qua, mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ mới và các báo cáo phụ lục có liên quan; Báo cáo kiểm
điểm hoạt động của Ban Chấp hành và dự thảo nghị quyết Đại hội.
3. Phân bổ đại biểu cho các chi đoàn (đối
với các đơn vị tổ chức đại hội đại biểu) và chỉ đạo việc bầu cử đại biểu
bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định.
4. Tiếp nhận hồ
sơ ứng cử vào Ban Chấp hành, Bí thư (đối với những đơn vị bầu Bí thư
trực tiếp tại Đại hội) của đoàn viên không là đại biểu Đại hội.
5. Chuẩn bị và cung cấp báo cáo, tài liệu liên
quan về tình hình đại biểu, kết quả bầu cử đại biểu Đại hội cho Đoàn Chủ tịch
và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.
6. Chuẩn bị tài liệu và các văn bản liên quan đến nội dung phiên họp thứ
nhất của Ban Chấp hành khóa mới.
7. Xây dựng nội dung, chương trình Đại hội và chuẩn bị đầy đủ
tài liệu, các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí… phục vụ Đại
hội.
III. NỘI DUNG ĐẠI HỘI
Đại hội Đoàn các cấp thực hiện 4 nội dung sau:
1. Tổng kết việc thực hiện
nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công
tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ mới.
2. Thảo luận, đóng góp ý kiến
vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đoàn toàn huyện lần thứ XXIV và dự thảo văn kiện
Đại hội Đoàn cấp trên.
3. Bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ
mới (một số Đoàn cơ sở sẽ được chọn
thí điểm bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội).
4. Bầu đoàn đại biểu dự Đại hội
Đoàn cấp trên.
Để
đảm bảo các nội dung của Đại hội BTC Đại hội cần xây dựng kế hoạch, phương án đại hội gồm.
1.1 –Yêu cầu.
1.2 – Thời gian, địa điểm tổ chức đại hội.
1.3 – Nội dung, chương trình đại hội.
1.4 – Đại biểu đại hội.
1.5 – Số lượng đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư
cách đại biểu, ban kiểm phiếu.
1.6 – Dự kiến số lượng, danh sách BCH, BTV, các chức danh
chủ chốt và đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.
1.7 – Tiến độ triển khai công tác chuẩn bị đại hội.
1.8–
Tài liệu, phù hiệu, cơ sở vật chất, tài chính cho đại hội.
IV. XÂY DỰNG VÀ THẢO LUẬN DỰ THẢO
CÁC VĂN KIỆN
1. Xây dựng dự thảo các văn kiện
1.1. Yêu cầu chung
- Báo cáo tổng
kết phải ngắn gọn, có tính khái quát, tập trung vào các vấn đề cốt lõi của
phong trào thanh thiếu nhi và công tác tổ chức xây dựng Đoàn. Đánh giá
đúng những mặt mạnh, kết quả đạt được; thẳng thắn chỉ rõ những yếu kém,
hạn chế; phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan, rút ra được những
bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các
mặt công tác của Đoàn.
- Văn kiện Đại hội cơ sở cần quán triệt quan điểm chỉ đạo, định
hướng chung của Ban Chấp hành Huyện Đoàn.
1.2.
Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua và phương
hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới:
a. Tổng kết công tác Đoàn nhiệm kỳ qua:
- Chú ý đánh giá sâu
các nội dung quan trọng sau:
- Thực trạng
tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, kiểm điểm kết quả thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp và Nghị quyết Đại hội cấp mình.
- Việc thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và Chỉ thị 19 của BTV Tỉnh uỷ Thanh Hóa
về “Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt
động của Đoàn và phong trào thanh niên
trong thời kỳ mới”.
- Kết quả thực hiện 2 phong
trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng
hành với thanh niên lập thân, lập
nghiệp”;
-Việc triển khai và kết quả
thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Thọ
Xuân học tập và làm theo lời Bác” gắn với chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Các chương trình, các cuộc vận động lớn như: “Tháng thanh niên”, “Năm thanh niên”, ”Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè”, “Thanh niên tham gia bảo vệ dòng
sông quê hương” , “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Đoàn tham gia giữ gìn trật
tự an toàn giao thông” , “Thanh niên Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…
- Kết quả các mặt công tác của Đoàn về giáo dục chính trị, tư tưởng, công
tác xây dựng Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; công tác
thiếu nhi…
- Các hoạt động truyền
thông về dân số, sức khỏe, phòng chống các tệ nạn xã hội, các chương trình hành
động của Đoàn trong tham gia phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phòng –
an ninh do Đại hội Đoàn các cấp đề ra. Việc thực hiện đề án số 02ĐA/ĐTN của BCH
Huyện Đoàn Thọ Xuân về “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh huyện Thọ Xuân nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH quê hương, đất nước
giai đoạn 2010 – 2015”.
b. Phương hướng nhiệm vụ
nhiệm kỳ mới:
- Phương hướng nhiệm kỳ mới của Đại
hội Đoàn cơ sở phải đảm bảo quán triệt sâu sắc nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
lần thứ XXV; Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, định hướng của Đoàn cấp trên và
của Ban Chấp hành huyện Đoàn (để đảm bảo tính thống nhất trong các phong trào,
chương trình hành động của tuổi trẻ toàn huyện); các mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp phải trên cơ sở phân tích toàn diện đặc điểm tình hình của địa phương,
đơn vị; đồng thời bám sát nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của đoàn viên, thanh thiếu nhi.
- Xác định rõ nội dung và biện pháp chính để thực hiện
các mặt công tác chủ yếu của Đoàn như: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng;
các phong trào hành động cách mạng; công tác xây dựng Đoàn và mở rộng mặt trận
đoàn kết, tập hợp thanh niên; công tác thiếu nhi... Chú trọng các mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, củng cố tổ chức
cơ sở Đoàn, nâng cao chất lượng đoàn viên; phát huy vai trò xung kích, sáng
tạo, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc thời kỳ mới.
1.3. Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành
Trên tinh thần tự phê bình, phê bình nghiêm túc,
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm tập thể của Ban
Chấp hành, Ban Thường vụ và các Ủy viên Ban Chấp hành; chỉ ra những
mặt được và những hạn chế yếu kém, rút ra nguyên nhân, bài học kinh
nghiệm để xây dựng và phân công nhiệm vụ Ban Chấp hành khóa mới hoạt
động hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết Đại
hội đã đề ra.
1.4. Dự thảo nghị quyết Đại hội
Trên cơ sở các văn kiện của Đại hội, Ban Chấp hành cấp
triệu tập Đại hội xây dựng dự thảo nghị quyết Đại hội. Nội dung nghị quyết
cần ngắn gọn, súc tích, đảm bảo được tinh thần chỉ đạo của cấp ủy
cùng cấp, của Đoàn cấp trên trực tiếp và của Đại hội, cụ thể:
- Đánh giá khái quát những kết quả trọng tâm;
mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng, cơ bản đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.
-
Thống nhất những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản; phương hướng,
mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình, dự án chủ yếu thực hiện trong nhiệm
kỳ tới.
-
Nêu rõ các nội dung được thông qua tại Đại hội, gồm: Báo cáo kiểm điểm
của Ban Chấp hành; tổng hợp ý kiến góp ý vào văn kiện Đại hội Đoàn
cấp trên và những nội dung đề nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh; kết quả bầu Ban Chấp hành khoá mới và đại biểu đi dự Đại
hội Đoàn cấp trên.
2. Thảo luận, góp ý các văn kiện Đại hội
Văn kiện Đại hội Đoàn các cấp
bao gồm: Báo cáo tổng kết công
tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua và phương hướng, nhiệm
vụ trong nhiệm kỳ mới; Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành; dự thảo
và báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý vào các văn kiện của Đại hội
Đoàn cấp trên; nghị quyết Đại hội.
- Đối với các văn kiện cấp tổ chức Đại hội: Ban Chấp hành
cấp triệu tập Đại hội xây dựng dự thảo văn kiện Đại hội, tổ chức lấy ý kiến
rộng rãi trong cán bộ, đoàn viên thanh niên, các đồng chí cựu cán bộ Đoàn, các
đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền về văn kiện của Đại hội.
- Đối với văn kiện cấp trên: Các cơ sở Đoàn tổ chức cho
đoàn viên thanh niên nghiên cứu và góp ý vào văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên
trước khi tổ chức Đại hội và tổng hợp báo cáo tại Đại hội cấp mình.
- Việc thảo luận, lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện của Đoàn cấp
trên cần phát huy dân chủ trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên và đại biểu Đại
hội; thảo luận thẳng thắn, nghiêm túc,
đi vào những vấn đề trọng tâm, trình bày ngắn gọn (tránh tham luận dài dòng,
chung chung, liệt kê thành tích); đồng thời qua thảo luận các cấp bộ Đoàn lĩnh
hội tư tưởng chỉ đạo của Đoàn cấp trên để cụ thể hóa vào văn kiện và Nghị quyết
Đại hội của cấp mình. Phần thảo luận dự thảo văn kiện tại Đại hội cần khuyến
khích trao đổi, tranh luận, tránh khuynh hướng báo cáo thành tích hoặc trình
bày chiếu lệ, hình thức...
3)
Quy trình xây dựng văn kiện:
Ban Chấp hành, Ban
Thường vụ Đoàn thành lập các tiểu ban phục vụ Đại hội và giao nhiệm vụ cụ thể
cho từng tiểu ban, trong đó Tiểu ban nội dung phải chủ động chuẩn bị những văn
bản, tài liệu cần thiết để tiến hành xây dựng văn kiện của Đại hội cấp mình, cụ
thể như sau:
- Tập hợp các tư liệu cần thiết, xây
dựng đề cương Báo cáo chính trị. Sau khi thông qua Ban Thường vụ, tiến hành soạn
thảo Báo cáo chính trị lần 1.
- Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia,
cán bộ, đoàn viên, thanh niên bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa và thông
qua Ban Thường vụ, Ban Chấp hành.
- Trình cấp ủy Đảng, Đoàn cấp trên
trực tiếp duyệt. Tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa lần cuối trình Đại hội.
V. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
NHÂN SỰ VÀ QUY TRÌNH BẦU CỬ BAN CHẤP HÀNH, BÍ THƯ KHÓA MỚI
1. Tiêu chuẩn Ủy
viên Ban Chấp hành
Nhân sự Ban Chấp hành phải bảo đảm
các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Quy chế cán bộ
Đoàn, đặc biệt nhấn mạnh những điểm sau:
- Có đạo đức và năng lực thực tiễn, kinh nghiệm trong công tác, có khả
năng hoàn thành tốt nhiệm vụ do Ban Chấp hành phân công; am hiểu và gắn bó
với thanh niên, có khả năng đối thoại và định hướng cho thanh niên.
- Có khả năng cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, nghị quyết
của Đại hội Đoàn toàn quốc, nghị quyết Đại hội cấp trên và cấp mình, gắn với
thực tiễn công tác Đoàn và tình hình thanh niên ở địa phương, đơn vị.
-
Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân và dám chịu trách nhiệm.
- Có kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, có năng lực
công tác xã hội và khả năng vận động thanh thiếu nhi, am hiểu về tình hình địa
phương, đơn vị.
- Có uy tín và khả năng quy tụ, biết vận động, huy động
các nguồn lực của địa phương, đơn vị và xã hội phục vụ cho các hoạt động của tổ
chức Đoàn.
Đối với nhân sự dự kiến bầu
giữ các chức danh trong Ban Chấp hành, thực hiện theo tiêu chuẩn cụ
thể đối với từng chức danh theo Quy chế cán bộ Đoàn.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung, các cấp bộ Đoàn cần
cụ thể hóa để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị
mình.
2. Phương pháp, quy
trình chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành
- Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội đánh giá kết
quả hoạt động của Ban Chấp hành nhiệm kỳ vừa qua, từ đó rút ra những kinh
nghiệm, những cơ sở để cụ thể hoá tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu của Ban Chấp
hành khoá mới (Đề án xây dựng Ban Chấp hành khóa mới).
- Hướng dẫn để Đoàn cấp dưới thảo
luận và giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành khóa mới cấp mình. Văn
bản giới thiệu của Đoàn cấp dưới phải có ý kiến của cấp uỷ Đảng cùng cấp.
-
Tổng hợp danh sách nhân sự giới thiệu tham gia Ban Chấp hành khóa mới
(kể cả nhân sự do cấp triệu tập Đại hội dự kiến, nhân sự ứng cử và nhân sự
do Đoàn cấp dưới giới thiệu), lập hồ sơ và tiến hành xác minh đối với những
trường hợp cần thiết.
- Báo cáo xin ý kiến của cấp uỷ cùng
cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp về dự kiến nhân sự.
- Hoàn chỉnh danh sách dự kiến bầu vào
Ban Chấp hành khoá mới để Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu hoặc cung cấp khi
Đại hội yêu cầu.
Đối với các trường hợp tự ứng
cử, hồ sơ ứng cử phải gửi cho Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội
chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc Đại hội; trường hợp đề cử nhân sự
không phải là đại biểu Đại hội, người đề cử phải gửi hồ sơ nhân sự
đó cho Đoàn Chủ tịch để Đoàn Chủ tịch báo cáo trước Đại hội.
* Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành
các cấp thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Mục II, Phần
thứ Hai, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn và Kế hoạch số 70-KH/ĐTN.
Tham khảo: Quy trình chuẩn bị nhân sự ban chấp hành, ban
thường vụ.
Trên cơ sở Đề án nhân sự do Ban thường vụ, Ban
chấp hành thảo luận, thống nhất, báo cáo và được sự nhất trí của cấp ủy đảng
cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp, Tiểu ban nhân sự tiến hành qui trình chuẩn
bị nhân như sau:
- Lấy ý kiến giới thiệu
(bằng phiếu kín, ký tên hoặc không ký tên) của các đồng chí ủy viên ban chấp
hành, của các đơn vị trực thuộc (gửi kèm đề án nhân sự hoặc tổ chức hội nghị
phổ biến đề án, nêu yêu cầu cách thức giới thiệu). Tổng
hợp danh sách nhân sự được giới thiệu.
- Ban thường vụ, ban chấp hành bỏ phiểu để lấy tín nhiệm
các đồng chí trong danh sách được giới thiệu nêu trên. Lấu những đồng chí có số
phiếu tín nhiệm quá bán với số lượng theo đề án nhân sự (cộng số dư) theo
nguyên tắc từ người có số phiếu tín nhiệm cao nhất trở xuống.
- Ban Thường vụ, ban chấp hành họp chốt danh sách dự kiến
để báo cáo với cấp ủy đảng và đoàn cấp trên.
- Với các chức danh chủ chốt của cấp bộ đoàn, cần lấy ý
kiến nhận xét, đánh giá của nơi cư trú về bản thân và gia đình đồng chí cán bộ
dự kiến bố trí làm chủ chốt của cấp bộ đoàn.
Chuẩn bị nhân sự Ban Chấp
hành khóa mới là nội dung quan trọng, quá trình chuẩn bị nhân sự phải thực hiện
dân chủ, công khai, đúng quy chế, quy định, trên cơ sở quy hoạch cán bộ đã được
phê duyệt; ưu tiên lựa chọn giới thiệu các đồng chí có đức, có tài, bảo đảm các
tiêu chuẩn theo quy định; chú trọng cán bộ nữ, đoàn viên thanh niên có thành
tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong các tầng lớp thanh niên ở các địa
phương, đơn vị (doanh nhân trẻ, nhà khoa học trẻ, văn nghệ sỹ trẻ tài năng, vận
động viên trẻ …)
3. Quy trình bầu
cử Ban Chấp hành khóa mới
3.1- Đoàn chủ tịch trình bày với đại hội
đề án xây dựng ban chấp hành mới ( đề án này đã được ban chấp hành, ban thường
vụ, cấp ủy Đảng và Đoàn cấp trên thống nhất). Trong đề án cần nêu rõ căn cứ,
yêu cầu, tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu ủy viên ban chấp hành đoàn khóa mới.
3.2. Đại hội
thảo luận và biểu quyết về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành
khóa mới.
3.3. Ứng cử,
đề cử trực tiếp tại đại hội hoặc chia tổ để thực hiện việc ứng cử, đề cử, các
tổ hoặc đoàn đại biểu họp thảo luận để tiến hành ứng cử, đề cử tại tổ hoặc tại
đoàn đại biểu.
Trưởng đoàn
hoặc tổ trưởng có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo đoàn , tổ thảo luận về
dự kiến cơ cấu nhân sự đã được cấp ủy đảng và đoàn cấp trên cho ý kiến. Vì vậy
trước khi thảo luận tổ, Đoàn chủ tịch, hoặc đồng chí bí thư đương nhiệm cần bố
trí thời gian để họp riêng với các trưởng đoàn, tổ trưởng, nói rõ, nhấn mạnh
thêm về ý định cơ cấu để các trưởng đoàn, tổ trưởng nắm vững và thông suốt để giới
thiệu đảm bảo tập trung. Hội nghị này cần đến sự thống nhất.
Dưới sự định
hướng của các trưởng đoàn (hoặc tổ trưởng), đại biểu thảo luận góp ý xây dựng
đề án ban chấp hành mới. Hội nghị cần dành thời gian thích đáng để thảo luận kỹ
và thống nhất cao cơ cấu ban chấp hành. Sau đó bám sát cơ cấu để tiến hành ứng
cử, đề cử. Không nhất thiết đề cử đủ số lượng, mà biết ai, hiểu ai, tín nhiệm
ai thì đề cử người đó. Khi đề cử người giới thiệu cần cung cấp về trích ngang
lý lịch của đồng chí mà mình giới thiệu. Khi biết ý kiến ứng cử, đề cử tổ
trưởng tổng hợp danh sách để báo cáo đoàn chủ tịch.
3.4. Đoàn
chủ tịch tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử, nếu thấy số lượng ứng cử, đề cử quá
nhiều so với số lượng ban chấp hành mới (vượt quá nhiều so với quy định số dư
bầu cử từ 15%), có thể gây khó khăn cho việc bầu ban chấp hành mới thì đoàn chủ
tịch cần họp lại với tổ trưởng hoặc trưởng đoàn để thảo luận thống nhất cách
chỉ đạo và hướng giải quyết. Nếu cần, đoàn chủ tịch có thể đề nghị các tổ hoặc
một số tổ có liên quan thảo luận tiếp theo hướng chỉ đạo chung. Sau khi các
đoàn, các tổ phản ánh kết quả việc thảo luận lần thứ 2 với đoàn chủ tịch về
những trường hợp xin rút hoặc để lại trong danh sách bầu. Đoàn chủ tịch tập hợp
lại danh sách những người ứng cử và được đề cử.
3.5. Đoàn
chủ tịch công bố danh sách ứng cử, đề cử do các đoàn, các tổ thảo luận giới
thiệu với đại hội.
- Công bố
những trường hợp xin rút tên của người ứng cử, được đề cử và những ý kiến xin
rút của tập thể hoặc cá nhân người đề cử.
- Công bố
những trường hợp được đoàn chủ tịch đồng ý hay không đồng ý cho rút tên.
- Công bố
danh sách ứng cử, đề cử chính thức để đại hội biểu quyết thông qua, sau đó tiến
hành in phiếu bầu.
3.6. Đại hội
bầu ban kiểm phiếu, ban kiểm phiếu báo cáo nguyên tắc, thủ tục bầu cử hướng dẫn
cách bỏ phiếu, kiểm tra số lượng phiếu, thùng phiếu và phát phiếu cho các
trưởng đoàn hoặc tổ trưởng (nên ghi chép số lượng phiếu và ký nhận của tổ
trưởng).
3.7. Tiến
hành bầu cử
- Lưu ý khi
đại hội yêu cầu hoặc khi xét thấy thật cần thiết, không làm mất dân chủ trong
bầu cử thì đoàn chủ tịch có thể công bố danh sách dự kiến ban chấp hành mới do
ban chấp hành khóa cũ giới thiệu.
- Nếu có
điều kiện nên in trích ngang ngắn gọn danh sách bầu cử, theo thứ tự phiếu bầu
để đại biểu tham khảo theo dõi.
Phiếu bầu in
theo thứ tự vần chữ cái A, B, C tên những người được bầu; có thể in danh sách
phiếu bầu theo cơ cấu khu vực của đề án (xếp theo vần chữ cái A, B, C ở mỗi cơ
cấu khu vực) để thuận tiện cho bầu cử.
- Trước khi
bầu cử, ban kiểm phiếu có thể nhắc nhở lại cơ cấu, số lượng mà đại hội đã biểu
quyết thông qua để đại biểu nhớ và sẵn sàng đổi phiếu cho những đại biểu cần
đổi phiếu do nhầm lẫn trong lúc bầu cử.
- Khi đại
biểu đã ghi phiếu bầu xong, ban kiểm phiếu hướng dẫn đại biểu lần lượt bỏ phiếu
theo một trật tự nhất định.
3.8. Ban
kiểm phiếu làm việc và công bố kết quả bầu cử (đọc biên bản).
Việc bầu cử
đại biểu đi dự Đại hội đoàn cấp trên tiến hành như bầu ban chấp hành.
Căn cứ tiêu
chuẩn, số lượng, yêu cầu cơ cấu do đoàn cấp trên quy định, đoàn chủ tịch có thể
dự kiến danh sách giới thiệu để đại hội tham khảo (lưu ý chỉ những đại biểu
chính thức của đại hội cấp dưới mới được ứng cử, đề cử để bầu làm đại biểu đi
dự đại hội đoàn cấp trên).
Về tiêu chuẩn Quy
chế cán bộ Đoàn quy định: