Mô hình: THI VIẾT GƯƠNG “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Giáo dục thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, thi đua làm “Nghìn việc tốt” để trở
thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
- Rèn luyện kỹ năng viết
văn cho thiếu nhi, nhân rộng các guơng điển hình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. Xây dựng kế hoạch, thể lệ cuộc thi:
Gồm các nội dung sau:
- Chủ đề : Gương người tốt việc tốt.
- Nội dung: Phản ánh những tấm gương
thiếu nhi hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, biết vượt khó
vươn lên; giúp bạn đến trường, dũng cảm cứu bạn, nhặt được của rơi trả lại cho
người mất, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ, bảo vệ môi trường, phòng
chống tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an toàn giao thông; những tấm gương cán bộ Đội chăm ngoan, năng
động, có nhiều sáng kiến…
- Hình thức: Thi viết, phản ánh trung thực, chính xác, cách viết truyền cảm, hấp dẫn, có tình tiết lý thú, xúc động; văn phong
giản dị, dễ hiểu.
2. Tổ chức hoạt động và triểm khai cuộc thi tới các liên chi đội, vận động các em thiếu nhi tích cực tham
gia.
3. Hướng dẫn cho các em thiếu nhi tham gia cuộc thi:
Gồm các bước:
- Phương pháp khai thác tài liệu:
+ Khai thác trực tiếp: Phỏng vấn
nhân vật.
+ Khai thác gián tiếp: Thông qua
bạn bè, thầy cô, cha mẹ và những người xung quanh…
+ Quan sát qua thực tế.
- Xử lý tài liệu:
+ Xác định chủ đề bài viết.
+ Chän lọc chi tiết
+ Kiểm tra lại thông tin nếu còn nghi ngờ.
+ Viết bài.
- Kết cấu bài viết:
+ Đầu đề: (tên bài): Nếu khái quát
sự kiện, nhân vật; thể hiện được chủ đề hoặc tóm tắt cốt lõi của câu chuyện; cô
đúc, ngắn gọn, có hình ảnh, hợp
với bài.
+ Mở bài: Đi thẳng vào chuyện, đưa
ra một hình ảnh, một chi tiết
hay để hấp dẫn người đọc. Nên để nhân vật chính xuất hiện ngay từ đầu
+ Thân bài: Kể lại sự kiện bằng chi tiết cụ thể một hành động hay, một
chi tiết có ý nghĩa hoặc lời nhận xét của người khác, một hình ảnh đẹp; bối cảnh nảy sinh sự
kiện, miêu tả nhân vật...
+ Kết luận: Nêu vấn đề để người đọc tiếp tục suy nghĩ hoặc chốt lại vấn
đề, có thể trích một câu nói hoặc đưa ra một nhận xét.
- MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT:
+ Luôn lấy người tốt, nhân vật tốt làm trung tâm
+ Bút pháp: thuật, tả, đối thoại
+ Tránh chi tiết thừa, không có mục đích rõ ràng, sai sự thật, tản mạn,
công thức, cầu kỳ, khó hiểu về ngôn ngữ
4. Thường xuyên tuyên
truyền gương người tốt việc tổt
trên cơ sơ các bài dự thi gửi về
thông qua các buổi sinh hoạt, Đội tuyên truyền măng non, Phát thanh măng non,
bảng tin hoạt động Đội, trên các phương tiện thông tin đại chúng...
5. Ban giám khảo tiến hành chấm bài thi, phân loại các bài viết
đạt chất lượng cao để biên tập và xây dựng tập san “Người tốt việc tốt”
6. Tổng kết công bố và trao giải thưởng cho các bài dự thi đạt giải