Hiện nay gần như học sinh
đã kín lịch học trên lớp, khi rời khỏi trường cũng quá bận rộn với những hoạt
động khác. Vì vậy, “Giờ vàng” được lựa chọn là buổi chào cờ đầu tuần.
Giờ chào cờ hay sinh hoạt không phải là
giờ để giáo viên kiểm điểm, nhắc nhở học sinh, hay thu tiền. Mà chúng ta phải
đổi mới làm thế nào để “Giờ chào cờ” không trở thành một giờ chào cờ cứng nhắc
mà cần làm cho “Giờ chào cờ” trở thành giờ sinh hoạt của Đội.
1. Thực trạng
Nghe nói đến sinh
hoạt dưới cờ có lẽ nhiều đồng chí sẽ cho rằng: Chẳng có gì mới mẻ, trường nào
mà không tổ chức, tuần nào mà không tổ chức. Nhưng thực tế để tiết sinh hoạt
dưới cờ trở thành một hoạt động thiết thực của Đội có lẽ chưa nhiều Liên đội
làm được.
2. Mục đích – tác
dụng của mô hình
Thông qua các giờ sinh hoạt Liên đội dưới cờ nhằm giáo
dục truyền thống, mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết cho thiếu nhi thông qua
các chủ đề, chủ điểm sinh hoạt của từng tuần, từng tháng; tạo điều kiện để các
em nói lên tiếng nói của mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh để các em
thể hiện tài năng, năng khiếu của mình, giúp các em tham gia tích cực và mạnh
dạn hơn trong các hoạt động tập thể; giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội.
Các hoạt động phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả,
đáp ứng được yêu cầu giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức trong sáng, tính
tích cực xã hội, khả năng giao tiếp, ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật cho thiếu
nhi.
Nói vậy có lẽ nhiều đồng chí chưa tin có đồng chí còn e
ngại tổ chức nhiều hoạt động như vậy thì lấy
đâu thời gian, kinh phí …. Qua thực tế thực hiện ở Liên
đội trường THCS Xuân Thắng mô hình ”Sinh hoạt dưới cờ” là một trong những mô hình hoạt động
mang lại hiệu quả mà lại không mất nhiều thời gian, kinh phí. Điều quan trong là
TPT có muốn làm hay không. Bởi chào cờ đầu tuần thì tuần nào cũng có,
nhưng tổ chức sinh hoạt dưới cờ thì
không nhất thiết tuần nào cũng phải tổ chức, mà chúng ta nên dựa vào chủ điểm
và kế hoạch của hội đồng đội các cấp, kế hoạch nhà trường.
3. Cách Thức tổ
chức
Ví Dụ: Tháng 9: Chủ điểm “Truyền thống nhà trường” tổ chức hoạt động giới thiệu truyền thống nhà
trường. Do đôi phát thanh măng non đảm nhiệm. Tháng 9 còn là tháng cao điểm phòng
chống tội phạm Ma Tuý HIV/AIDS và ATGT nên Liên đội tổ chức 2 buổi sinh hoạt
dưới cờ với 2 nội dung trên.
SHDC tuyên truyền phòng
chống tội phạm Ma Tuý HIV/AIDS và ATGT
Tháng 10: Chủ điểm “Chăm ngoan học giỏi”. Tổ chức sinh hoạt kí giao ước thi đua giữa các chi đội
với Liên đội, giữa Liên đội với nhà trường.
Sinh hoạt dưới cờ Chủ điểm “Chăm ngoan học giỏi”
Tháng 11: Chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”, trong tháng 11 còn
có ngày Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên Liên đội đã tổ
chức cho các em 2 buổi sinh hoạt dưới cờ.
Buổi 1: “Tri ân Thầy cô”.
Buổi 2: Mít tinh, giáo dục, tìm hiểu, về Hiến Pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sinh hoạt dưới cờ Chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”
SHDC tìm hiểu về Hiến Pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tháng 1 và 2: Chủ điểm “Mừng Đảng – Mừng Xuân”, Liên đội tổ chức sinh hoạt dưới cờ 3 buổi .
Buổi 1: Tìm hiểu về Đảng Quang Vinh.
Buổi 2: Quyên góp ủng hộ và trao quà cho các đội viên
nghèo.
Buổi 3: Chúng em tiến bước
dưới cờ Đảng. Lễ trưởng thành đội viên cho đội viên lớp 9.
Tháng 3: Chủ điểm “Tiến bước lên Đoàn".
Tháng 4: Chủ điểm “Hòa bình và hữu nghị Mừng ngày đại
thắng"
Tháng 5: Sinh hoạt với chủ điểm “Bác Hồ kính yêu”. Tổ
chức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, tình yêu thương của Bác Đối với Thiếu niên, Nhi đồng.
Để tổ chức tốt các
hoạt động của mô hình “Sinh hoạt dưới cờ” khâu quan trọng nhất là giáo viên TPT phải dựa
vào thực tế nhà trường, nội dung chủ điểm của tuần, tháng để lên kế hoạch thật
chu đáo, chi tiết, phân công công việc thật rõ ràng, tranh thủ mọi sự ủng hộ
của cấp ủy, BGH, Hội đồng giáo dục và các tổ chức trong nhà trường như: Chi
đoàn thanh niên, tổ chuyên môn, đặc biệt là sự ủng hộ của hội phụ huynh.
Để mỗi chương trình sinh hoạt
dưới cờ được thành công. Phải kể đến thành phần BCH Liên Đội – các em là những
người tiếp thu các ý tưởng và chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức các ý tưởng
của TPT (sau khi đã được thông qua các tổ chức trong nhà trường). Vì vậy GV TPT
phải thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ BCH Liên đội.
Lê Thị Hiếu – GV TPT Đội Trường THCS Xuân
Thắng