1.Vị Trí Địa Lý
Nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá, Thọ Xuân là vùng đất
"địa linh nhân kiệt" có vị thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp
đấu tranh dựng nước và giữ nước. Huyện lỵ Thọ Xuân - trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hoá - cách thành phố Thanh Hoá (đi theo quốc lộ 47) 36km về phía tây
và nằm ngay bên hữu ngạn sông Chu - con sông lớn thứ hai của Thanh Hoá, hàm
chứa nhiều huyền thoại đẹp về lịch sử, văn hoá...
Ðặc biệt, khu đô thị công
nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, một trong bốn khu kinh tế động lực của tỉnh Thanh
Hoá và khu di tích lịch sử Lam Kinh đang trở thành vùng đất đầy tiềm năng, mở
ra triển vọng lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp và du lịch. Không chỉ
vậy, huyện còn được cấu tạo bởi hai dạng địa hình: bán sơn địa (trung du) rất thích
hợp với trồng cây công nghiệp và đồng bằng châu thổ phì nhiêu, cùng với hệ
thống sông Chu, sông Cầu Chày, sông Nhà Lê, hệ thống nông giang, Ðập Bái Thượng
đã khẳng định thế mạnh của Thọ Xuân trong phát triển nền nông nghiệp toàn diện.
2.Diện tích và các đơn vị hành chính
Diện tích tự nhiên: 303,22 km2 - Dân số: 233.255
người - Ðơn vị hành chính: 38 xã và 3 thị trấn - Tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân: 11,1%/năm - Thu nhập bình quân đầu người: 371,5 USD/năm - Bình quân
lương thực: 495 kg/người/năm. Thực hiện công cuộc đổi mới do Ðảng khởi xướng và
lãnh đạo, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân đã đạt nhiều thành
tựu quan trọng và tương đối toàn diện từ kinh tế - xã hội đến quốc phòng - an
ninh. Thành tựu đó được thể hiện rõ nét ở mức tăng trưởng kinh tế hàng năm gắn
với kết quả giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Những tiến bộ về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; những công trình kiến trúc hạ tầng cơ sở
được xây dựng mới và nâng cấp; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày
càng được nâng cao. Những thành quả đó đã tạo tiền đề để Thọ Xuân vững tiến vào
tương lai
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, phủ Thọ Xuân đổi thành
huyện Thọ Xuân.
Từ
thời tiền sử, vùng đất Thọ Xuân đã có người cư trú. Dấu ấn về thời kỳ dựng nước
còn lại khá đậm nét. Ở vùng tả ngạn sông Chu,
các nhà khảo cổ học tìm thấy nhiều trống đồng, thạp đồng và công cụ sản xuất.
Thời
thuộc Hán (năm 111 trước công nguyên đến năm 210 sau công nguyên), vùng đất Thọ
Xuân thuộc huyện Tư Phố; từ năm 581 đến năm 905 thuộc huyện Di Phong, và sau đó
thuộc huyện Trường Lâm.
Thời Trần, Thọ Xuân thuộc huyện Cổ Lôi. Từ năm 1466, Thọ Xuân có tên là Lôi
Dương. Ðến thế kỷ XV, Thọ Xuân là căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn. Thọ Xuân là
nơi sinh dưỡng nhiều vị vua sáng tôi hiền như: Lê Ðại Hành, Lê Thái Tổ, Lê Thái
Tông; Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn Linh, Trịnh Khắc Phục,... Thời
Nguyễn năm 1826, huyện Lôi Dương hợp với huyện Thụy Nguyên thành phủ Thọ Xuân.
Lỵ sở phủ Thọ Xuân trước năm 1895 đóng ở Thịnh Mỹ (nay thuộc xã Thọ Diên), sau
dời về Xuân Phố (Xuân Trường ngày nay). Thọ Xuân cũng là căn cứ chống Pháp vào
thời kỳ phong trào Cần Vương .
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, phủ Thọ Xuân đổi thành huyện Thọ Xuân.
3. Lịch sử hình thành
Ngay
từ thời tiền sử, vùng đất Thọ Xuân ngày nay đã có người cư trú. Dấu ấn về thời
kỳ dựng nước còn lại khá đậm nét. ở vùng tả ngạn sông Chu,
các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều trống đồng, thạp đồng và công cụ sản
xuất.
Từ thế kỷ thứ X, Thọ Xuân đã là
vùng đất phát triển. Ðến thế kỷ XV, Thọ Xuân là căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn.
Là huyện có truyền thống yêu nước, cách mạng, Thọ Xuân là nơi sinh dưỡng nhiều
vị vua sáng, tôi hiền như: Lê Ðại Hành, Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông; Nguyễn Trãi,
Trần Nguyên Hãn, Lê Văn Linh, Trịnh Khắc Phục,... đã làm rạng danh quê hương.
Truyền thống ấy đã được hun đúc phong trào Cần Vương (Thọ Xuân là căn cứ chống
Pháp). Ði theo tiếng gọi của Ðảng, người dân Thọ Xuân đã đóng góp sức người,
sức của cho các cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc.
Trong thời kỳ đổi mới, với
truyền thống hiếu học, thượng võ, cần cù, nhẫn nại, trọng nghĩa khí, đùm bọc
san sẻ khi gặp khó khăn, hoạn nạn, người dân Thọ Xuân - lớp cha trước, lớp con
sau đã và đang giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên các lĩnh vực phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng quê hương ngày
càng giàu đẹp, văn minh
4.Di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng quốc gia
1)
Di tích lịch sử kiến trúc Lê Hoàn tại xã Xuân Lập, gồm: đền thờ, lăng Hoàng
Khảo, lăng Quốc Mẫu, lăng bố nuôi Lê Ðột và đền sinh thánh.
2) Khu di tích lịch sử Lam Kinh
(xã Xuân Lam và thị trấn Lam Sơn) gồm: đền thờ Lê Thái Tổ, cung điện, lăng bia
các vua và hoàng hậu nhà Lê.
3) Ðền thờ và lăng mộ Thứ quốc
công Nguyễn Nhữ Lãm (tại xã Thọ Diên và Xuân Lập).
4) Quần thể di tích cách mạng
xã Xuân Hoà, Thọ Xuân.
5) Quần thể di tích lịch sử
cách mạng xã Xuân Minh huyện Thọ Xuân
6) Chùa Tạu ở xã Xuân Trường - huyện Thọ Xuân
Ngoài ra, Thọ Xuân còn nhiều di
tích được xếp hạng cấp tỉnh như: đền thờ khắc Quốc công Lê Văn An (làng Diên
Hào - xã Thọ Lâm), đền thờ Quốc Mẫu (làng Thịnh Mỹ - xã Thọ Diên).