Theo bà Tiến, dịch tay chân miệng ở Việt Nam xảy ra năm 2011 có
những đặc điểm như: Bệnh vẫn lưu hành suốt mấy năm nay (từ năm 2003 và
các loại virus gây bệnh đều được cập nhật chủ động); Đối tượng mắc chủ
yếu là trẻ em (không phải tất cả mọi đối tượng trong cộng đồng đều có
nguy cơ mắc); Khu vực có dịch chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long; Đỉnh
dịch đang diễn ra và sắp tới dự báo sẽ đi xuống; Các nước xung quanh
Việt Nam đều có dịch ở mức độ nặng hơn nhưng chưa nước nào công bố dịch
(và cũng chưa có nước nào trên thế giới công bố dịch tay chân miệng).
Căn cứ vào các điều kiện trên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định:
“Nước ta đang có dịch tay chân miệng nhưng chưa đến mức phải công bố
dịch vì tình hình dịch vẫn trong tầm kiếm soát”.
|
“Nước ta đang có dịch tay chân miệng nhưng chưa đến mức phải công bố dịch vì tình hình dịch vẫn trong tầm kiếm soát”. |
Bà Tiến cũng cho rằng đây là lý do khiến các địa phương không công bố
dịch chứ không phải vì bệnh thành tích như một số đánh giá trước đó.
137 trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy tích lũy từ đầu năm đến nay, cả
nước đã có 77.895 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 địa phương,
trong đó có 137 trường hợp tử vong tại 27 tỉnh, thành phố.
Các trường hợp tử vong xảy ra chủ yếu ở trẻ nam (chiếm 70%),
trẻ dưới 3 tuổi chiếm 82%, trẻ tử vong 3-5 tuổi chiếm 16% và trên 5
tuổi chiếm 2%.
|
Tuy nhiên, lý giải việc “vẫn kiểm soát được nhưng số mắc và tử vong
vẫn tăng”(tuần vừa qua số mắc mới là 2.900 bệnh nhân, tăng hơn 400 ca so
với tuần trước), lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết: Con số tăng 400
ca này là tăng trên cả nước (đặc biệt ở các địa phương mới), còn lại các
tỉnh trọng điểm có số mắc lớn thì nay đã giảm hẳn (như TP HCM hoặc Đồng
Nai).
“Như vậy là chúng ta đã kiểm soát tốt dịch và cần đẩy mạnh
truyền thông đến những khu vực dịch mới xuất hiện để giảm thiểu số mắc
mới”, lãnh đạo cục Y tế dự phòng cho biết.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo Bộ Y tế cũng thừa nhận rằng công tác truyền
thông về dịch bệnh là quan trọng (truyền thông phải đi trước cả dự phòng
lẫn điều trị), tuy nhiên thời gian đầu công tác truyền thông làm chưa
tốt khiến dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Cụ thể là truyền thông chưa trúng đích (là những bà mẹ có con dưới 5 tuổi) và thông điệp truyền thông chưa trúng.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết bệnh tay chân miệng đang ở đỉnh và
trong thời gian tới hi vọng dịch sẽ giảm (bằng những biện pháp phòng
chống hiệu quả). Công tác truyền thông tiếp tục được tăng cường để mỗi
người dân chủ động phòng tránh.
Bên cạnh việc giữ gìn môi trường sạch sẽ thì vệ sinh bàn tay là
hết sức quan trọng trong việc phòng chống dịch tay chân miệng. Bàn tay
chưa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, vì thế nếu không rửa tay thường xuyên
(trước và sau khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh) thì nguy cơ mắc bệnh
sẽ cao.
Trẻ ở nhà mắc bệnh nhiều hơn trẻ đi học
Theo báo cáo của Bộ Y tế, điều đáng chú ý là: Trong
số 100 trẻ dương tính với virus tay chân miệng tại 5 tỉnh, thành phố
(TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bến Tre) được nghiên
cứu thì có tới 76,92% trẻ mắc bệnh thuộc nhóm trẻ ở nhà, không đi học có
số mắc cao nhất.
Tỷ lệ trẻ đi nhà trẻ công lập mắc bệnh là 19,66%; trẻ đi nhà
trẻ tư nhân là 1,71%; nhóm trẻ gia đình là 0,85%; nhóm học phổ thông cơ
sở là 0,85%.
Những con số này cho thấy: Việc phòng bệnh ở các trường học tốt hơn ở nhà.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết ngoài ngành y tế
thì trách nhiệm của mỗi cá nhân là quan trọng nhất. “Bộ đã tuyên
truyền, đã cảnh báo nhưng mỗi người không tự giác thay đổi hành vi,
thường xuyên rửa tay với xà bông thì khó có thể hạn chế dịch lây lan”,
bà Tiến nói.
|
Cẩm Quyên
Theo Vietnamnet.vn