NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG
CỦA NGHI LỄ ĐỘI
Những nguyên tắc cơ bản về việc tổ chức thực hiện nghi lễ của Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh được giới thiệu trong tài liệu Nghi lễ Đội
được biên soạn xây dựng trên cơ sở lý luận , phân tích vận dụng theo tỷ
lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh và Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh nhằm giúp cho
BCH Đội , phụ trách Đội quán triệt những vấn đề chung nhất .
I/ NGHI LỄ CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
1. Khái niệm :
Nghi
lễ của Đội là những hình thức hoạt động tổng hợp của Nghi thức Đội bởi
trong phần thực hiện nghi lễ có sự vận dụng các động tác nghi thức cơ
bản của đội viên hoặc đội ngũ – đội hình … Thí dụ Chào cờ có các động
tác nghi thức để tập hợp đội hình , chỉnh đốn hàng ngũ , đánh trống ,
chào , hát Đội ca , hô đáp khẩu hiệu Đội , cầm cờ , …
2. Vai trò :
Việc
thực hiện tốt , nghiêm túc các nghi lễ Đội có tác dụng quan trọng trong
việc rèn luyện giáo dục đội viên về lý tưởng và thẩm mỹ , tinh thần tự
quản , ý thức kỷ luật … Tất cả những đức tính ấy góp phần không nhỏ vào
việc xây dựng tổ chức Đội :
- Trong
buổi lễ kết nạp đội viên : nếu làm tốt các phần nghi lễ sẽ khắc họa ấn
tượng sâu sắc cho đội viên mới , tạo nên tình cảm của đội viên đó với tổ
chức Đội , hình thành động cơ tốt cho việc phấn đấu rèn luyện bản thân
cũng như việc góp công sức cho tổ chức Đội.
- Trong
buổi lễ chào cờ các em đội viên thể hiện ý thức kỷ luật , niềm tự hào
và tình cảm đối với Tổ quốc , với Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua sự biểu
hiện thái độ như có nghiêm túc , có tuân theo khẩu lệnh của chỉ huy hay
không .
3. Các hình thức nghi lễ Đội TNTP Hồ Chí Minh :
1- Lễ chào cờ
2- Lễ duyệt Đội
3- Lễ diễu hành
4- Lễ kết nạp đội viên
5- Lễ công nhận cấp Đội
6- Lễ trưởng thành Đội
7- Đại hội Đội
8- Liên hoan Cháu ngoan Bác Hồ
II/ NHỮNG YÊU CẦU CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC NGHI LỄ ĐỘI
Việc tổ chức , thực hiện nghi lễ Đội đều dực vào nguyên tắc hoạt động
và tổ chức của Đội trong “ Điều lệ Đội “(điều 5,6,7,8,9) .
1. Đội
là tổ chức của thiếu nhi , vậy nghi lễ Đội là nghi lễ của đội viên , do
đội viên tổ chức thực hiện , từ việc trang trí , đón khách , phát biểu
cho đến việc viết văn bản và chương trình chi tiết các nghi lễ với sự
hướng dẫn giúp đỡ của phụ trách .
2. Việc
thực hiện các nghi lễ thể hiện trình độ tổ chức và tự quản của các cấp
Đội , do đó BCH Đội cần được hướng dẫn , tập huấn trước . Phụ trách phải
hết sức kiên nhẫn , gợi ý và tập cho đội viên quen dần vói từng công
việc .
3. Ngôn
ngữ sử dụng trong nghi lễ phải ngắn gọn , chính xác , tránh những kiểu
khẩu lệnh thừa . Nội dung lễ cần nghiêm túc nhưng vui vẻ thoải mái để
đảm bảo tính Đội (khác với các đoàn thể người lớn ).
4. Bố
trí khách mời nên đối diện với đội viên (chữ U) hoặc vào một dãy (hàng
dọc) , tránh ngồi che chắn hết đội viên tạo tâm lý không thuận lợi cho
cả 2 phía .
Để
có thể thực hiện tốt các yêu cầu , phụ trách cần biết rằng : Sự tự quản
của Đội là thể hiện tính giáo dục Đội . Đối với đội viên là tự giáo dục
, nhưng cần có sự hướng dẫn của phụ trách vì đội viên vẫn là trẻ em ,
một đối tượng giáo dục mà sự giáo dục của Đội đều thông qua các hoạt
động Đội . Đây là đặc trưng cơ bản nhất của tổ chức Đội với tư cách là
một lực lượng giáo dục .
LỄ CHÀO CỜ
I/ Ý NGHĨA – YÊU CẦU :
1.Ý nghĩa :
- Lễ chào cờ được cử hành nghiêm trang để mở đầu các buổi lễ lớn của
Đội và nhà trường (Lễ khai giảng , bế giảng năm học , lễ phát động chủ
đề , lễ khai mạc đại hội Đội , đại hội cháu ngoan Bác Hồ , lễ kết nạp
đội viên , lễ trưởng thành .) . Thái độ của đội viên lúc chào cờ biểu
hiện ý thức kỷ luật , niềm tự hào và tình cảm đối với Tổ quốc , với Đội
TNTP Hồ Chí Minh .
2. Yêu cầu :
Dù tổ chức trong phòng hay ngoài trời , lễ chào cờ đều phải trang
nghiêm trân trọng . Tùy tính chất loại hình hoạt động và địa điểm diễn
ra các hoạt động đó mà lựa chọn hình thức chào cờ cho phù hợp .
II/ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CHÀO CỜ VÀ BỐ TRÍ SÂN LỄ :
1. Các hình thức tổ chức lễ chào cờ :
a. Cờ treo trên lễ đài hoặc trên cột cờ :
- Vật dụng : cờ nước , cờ Đội , di ảnh Bác Hồ .
- Cách
treo cờ : cờ nước đính bên phải phông lễ , bên cạnh cờ nước , về phía
trái cờ Đội được đặt thấp hơn một chút . Dưới cờ nước , cờ Đội thường có
bục gỗ tượng Bác Hồ .
- Diễn tiến lễ chào cờ được tiến hành như quy định
b. Cờ được đội viên cầm , đứng trước đơn vị :
- Chào
cờ ở chi đội : Cờ chi đội do một đội viên cầm ở tư thế giương cờ , đứng
trước chi đội quay mặt về đơn vị . Diễn tiến lễ chào cờ như quy định
- Chào
cờ ở liên đội : đội cờ liên đội gồm 1 em cầm cờ và 2 em hộ
cờ đứng cách đội hình ít nhất 3m , đội trống đứng sau đội cờ , tất cả
đều quay mặt về đơn vị . Cờ chi đội do một viên cầm ở tư thế giương cờ
đứng trước đơn vị , cách 3 bước cùng hướng với đơn vị . Diễn tiến lễ
chào cờ như quy định .
Lưu ý :
Có một hình thức chào cờ thường sử dụng trong các hoạt động lớn , sân
lễ rộng đó là nâng và giúp đỡ : Đội cờ gồm cờ Nước , cờ Đội hộ cờ . Khi
diễu cờ ,4 đội viên cầm 4 góc cờ Nước đi theo nhịp trống hành tiến từ
ngoài vào , cờ Đội theo sau , ngang lễ đài bước đều tại chỗ và dừng lại ,
2 đội viên đứng sau nâng cờ lên ngang vai . Đội cờ hướng về các
bạn , chào cờ xong hành tiến ra khỏi lễ đài .
c. Kéo cờ :
Đội
viên về vị trí tập kết , 4 em cầm 4 góc cờ nước và 4 em cầm 4 góc cờ
Đội thành một mặt phẳng , đi nghiêm từ dưới và giữa hàng đội viên đi lên
hoặc từ ngoài vào (cờ nước đi trước cờ Đội đi sau) đi theo nhịp trống
hành tiến . Đến chân cột cờ , các đội viên cầm cờ hạ 2 lá cờ nước và cờ
Đội ngang thắt lưng . Mỗi lá cờ có Đội viên buộc cờ vào dây kéo , 2 Đội
viên đứng sau nâng cờ . Khi có lệnh chào cờ một Đội viên cầm dây để kéo
cờ lên , một Đội viên cầm dây thả dần ra , hai Đội viên còn lại tiến lên thành hàng ngang với người kéo cờ và quay mặt xuống đơn vị đứng nghiêm không giơ tay chào
. Khi cờ lên đến đỉnh cột , hai Đội viên kéo cờ buộc dây vào cột rồi
quay mặt xuống đơn vị , đứng nghiêm (cờ được kéo lên khi trống nổi , hết
bài trống cờ lên đến đỉnh cột .)
Lưu ý :
- Nếu cột cờ 3 nhánh thì cờ Nước treo ở giữa , cờ Đội treo ở nhánh trái nhánh phải là cờ Đoàn
- Cột cờ chỉ có 1 nhánh , chỉ treo cờ Nước
- Cờ nước và cờ Đội đều treo tận đỉnh (nếu là cờ treo sẵn)
- Khi kéo cờ , nhịp kéo đều 2 đường dây lên xuống thẳng song song .
- Kéo
cờ chính xác , đẹp là vừa hết 3 hồi trống thì cờ lên đến đỉnh cột .
Tiếp đến là buộc dây cờ cho kỹ , sau đó các thành viên đội cờ cùng lui
cách xa trên đội cờ 1 bước dài đứng nghiêm , tiến hành tiếp các nghi
thức chào cờ .
2. Bố trí sân lễ chào cờ :
- Tùy theo địa thế nơi tổ chức lễ mà điều động tập hợp đội hình hàng dọc , chữ U hay hàng ngang
- Đội cờ thường ở vị trí trực diện với đội hình của các đội viên tập hợp dự lễ . Đội trống đứng phía sau và bên trái đội cờ .
III/ DIỄN TIẾN LỄ CHÀO CỜ :
- Người chỉ huy tập hợp và ổn định đơn vị
- Chỉ huy hô : “Đội trống , đội cờ về vị trí ” (Đội trống đeo trống , đội cờ liên đội và cờ các chi đội được vác đi về vị trí qui định , đưa cờ về vị trí nghỉ )
- Chỉ huy hô : “Mời các đại biểu và các bạn chuẩn bị làm lễ chào cờ !” (Mọi người đứng lên , cất nón mũ , chỉnh trang tư thế , trang phục)
- Chỉ huy hô :“Nghiêm ! Chào cờ ! Chào !”
(lúc này cờ giương , nếu rước cờ thì đánh trống hành tiến , nếu không
rước cờ thì đánh trống chào cờ – khi trống nổi bài chào cờ thì đội viên
giơ tay chào . Dứt tiếng trống chào cờ , chỉ huy hô “Thôi ” đội viên bỏ
tay xuống , đứng tư thế nghiêm )
- Chỉ huy hô : “Quốc ca !” (Đội viên hát hết có thể đệm đàn hoặc đánh trống đệm bài Quốc ca )
- Chỉ huy hô : “Đội ca !” (đội viên hát hết có thể đệm đàn hoặc đánh trống bài Đội ca )
- Phụ trách hoặc một em trong BCH bước ra đứng dưới cờ quay mặt về phía đơn vị hô : “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa , vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng !” (Tất cả đội viên đáp lại : “Sẵn sàng !”)
- Chỉ huy hô : “Đội trống , cờ về vị trí – mời các vị đại biểu và các bạn nghỉ ”. (Đi cờ ra khỏi sân lễ – Mọi người ngồi xuống ghế )
IV/ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý :
- Trong
lễ chào cờ có quy mô tổ chức lớn , sau phần chào cờ hát Quốc ca thì
diễn ra phút mặc niệm hoặc sinh hoạt truyền thống . Vì vậy :
+ Lễ chào cờ có phút niệm thì sau khi hát Đội ca là sẽ diễn ra phút mặc niệm rồi đến phần hô đáp khẩu hiệu Đội .
+ Lễ chào cờ có sinh hoạt truyền thống thì sau khi hát Đội ca hô đáp khẩu hiệu Đội , chỉ huy hô “Phút sinh hoạt truyền thống ”.
- Khi mặc niệm , đội viên vẫn ở tư thế nghiêm , mặt hơi nhìn xuống . Lời mặc niệm có thể nói ngắn gọn như : “Phút
mặc niệm tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu và các anh hùng đã hy sinh góp bao
công sức xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam ngày nay ” – “Phút mặc niệm bắt
đầu!”
- Không dùng các khẩu lệnh thừa như : “Tất cả chú ý hướng về ảnh Bác – chỉnh trang y phục ”
- Người
điều khiển phải là chỉ huy giỏi , có tác phong chững chạc , giọng nói
rõ ràng , dứt khoát . Đội viên cần được thay phiên nhau cầm cờ , diễu cờ
hoặc kéo cờ ; Chỉ huy thay phiên nhau điều khiển . Các đội viên này
phải được tập dợt trước cho thành thạo .
- Trong các hoạt động có chào cờ khai mạc thì phải có chào cờ bế mạc , chào cờ bế mạc không mặc niệm hoặc sinh hoạt truyền thống .
- Khi tiến hành chào cờ nghi thức Đội phải có cờ Nước , cờ Đội
- Lễ
chào cờ của trường , không hát Đội ca , không hô khẩu hiệu Đội (trừ các
buổi lễ do Đội tổ chức và các buổi lễ lớn do yêu cầu của hiệu trưởng ,
Đội tham gia ). Đội chỉ đảm nhận phần nghi lễ chào cờ của nhà trường
(giữ cờ sạch , ủi thẳng , cử bạn mặc đồng phục cầm và kéo cờ ).
LỄ DUYỆT ĐỘI
I/ Ý NGHĨA :
Lễ duyệt Đội được tổ chức để tỏ sự quan tâm của các tổ chức đối với tổ
chức Đội và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em với tổ chức mình .
Giáo dục và chăm sóc lứa tuổi thiếu nhi là nhiệm vụ của toàn Đảng ,
toàn dân ta . Để thể hiện sự quan tâm đến tổ chức , lớp người kế cận này
đồng thời nhằm động viên tinh thần tự hào và ý thức trách nhiệm của Đội
viên TNTP Hồ Chí Minh ; phối hợp với những hoạt động lớn của Đội ,
chúng ta nên tổ chức cho đại biểu của Đảng , Chính quyền , đoàn thể tham
gia duyệt Đội .
II/ CHUẨN BỊ :
Đội hình tham gia lễ duyệt Đội cần phải chuẩn bị :
- Đồng phục cho Đội viên (áo quần (váy) giầy …)
- Cờ Đội , trống , găng tay , nón ca lô , băng nghi thức …
- Đội hình trong lễ duyệt Đội : cầm cờ , hộ cờ
- Phổ biến một số yêu cầu trước với đoàn đại biểu tham gia trong duyệt Đội
III/ DIỄN TIẾN :
- Sau khi BTC tuyên bố khai mạc , chỉ huy hô to : “Nghiêm” và chạy đến lễ đài báo cáo : “Báo cáo anh (chị) phụ trách các đơn vị đã sẵn sàng , xin mời đại biểu đi duyệt đội ”
- Phụ trách đáp : “Đồng ý !”. Sau đó chỉ huy hướng dẫn đại biểu đến đầu đơn vị …
- Khi
có lệnh duyệt đội : kèn nổi , trống đánh bài Hành tiến , đoàn đại biểu
đi từ đầu đơn vị đến cuối đơn vị . Cờ các đơn vị giương lên . Khi đoàn
đại biểu đi đến đơn vị nào thì người chỉ huy đơn vị đó hô “Chào” tất
cả Đội viên giơ tay chào và đồng thanh hố : “Chúc đại biểu khỏe” cho
đến khi đại biểu đi qua hết đơn vị của mình , người chỉ huy hô : “Thôi ” , tất cả Đội viên của đơn vị bỏ tay xuống , cờ trở về tư thế nghiêm ,đại biểu trở về lễ đài và duyệt đội kết thúc .
IV/ LƯU Ý :
- Lễ duyệt Đội thường được thực hiện sau phần ổn định tổ chức , giới thiệu đại biểu .
- Số lượng đại biểu duyệt đội thường có từ 5 đến 7 người ( BTC chuẩn bị cho đại biểu đeo khăn quàng khi tham gia duyệt Đội ) .
- Khi
đại biểu đã duyệt qua đơn vị nào thì chỉ huy đơn vị đó cho đội viên
đứng ở tư thế nghỉ , tránh nói chuyện , gây mất trật tự trong đơn vị .
- Thông
thường lễ duyệt Đội và lễ diễu hành được kết hợp với nhau (lễ duyệt Đội
chấm dứt cho tiến hành ngay lễ diễu hành sau lời tuyên bố của người
điều khiển chương trình ) .
LỄ DIỄU HÀNH
I/ Ý NGHĨA :
Lễ diễu hành được tổ chức để biểu dương lực lượng và để giới thiệu
thành tích của Đội TNTP Hồ Chí Minh . Lễ diễu hành thường được tổ chức
nhân dịp sinh hoạt lớn của Đội phát động hay tổng kết chủ đề … nhằm giới
thiệu những thành quả hoạt động mà đơn vị mình đạt được đồng thời cũng
để biểu dương lực lượng , báo cáo về sự lớn mạnh và trưởng thành của đội
ngũ .
II/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ ĐỘI HÌNH KHI DIỄU HÀNH :
1. Công tác chuẩn bị :
- Trang trí lễ đài : Phông lễ có biểu trưng của Đội và thể hiện nội dung buổi lễ , ngày kỷ niệm .
- Báo cáo tóm tắt về thành tích của các đơn vị tham gia diễu hành
- Vẽ
sơ đồ vị trí của từng đơn vị trước và sau khi lễ diễu hành , đường đi
khi diễu hành (vị trí đội hình tĩnh tại , di động : đi thẳng , đi vòng
, vạch chào khi đi ngang lễ
đài … đều phải làm dấu bằng vôi , phấn hoặc sơn trắng ).
- Cơ
sở vật chất phục vụ lễ : sân bãi , angcil , băng roll tuyên truyền ,
đồng phục , cấp hiệu , cờ , trống , âm thanh , nhạc nền …
2. Đội hình của lễ diễu hành :
- Đi
đầu là cờ Liên đội (Nếu đội cờ có 3 em thì một em cầm cờ , hai em hộ cờ
. Nếu đội cờ có 5 em thì đi giữa là cờ Tổ quốc , bên trái là cờ Đoàn ,
bên phải là cờ Đội , 2 hộ cờ ở 2 bên ) cách đội cờ 2m là đại diện Ban
chỉ huy Liên đội , sau BCH Liên đội 3m là đội trống ( đội trống có thể
đứng cố định ở khu vực lễ đài , cạnh micro tuỳ thuộc vào hành trình diễu
hành ) , sau đội trống 5m là cờ chi đội , ngay sau cờ là 3 em Ban chỉ
huy Chi đội ( cờ Chi đội cách đơn vị mình 2m ), Chi đội nọ cách Chi đội
kia 5m . Phụ trách đi bên cạnhphân đội trưởng phân đội 1 .
- Sơ đồ vị trí diễu hành của Liên đội như sau :
III. DIỄN BIẾN :
Sau khi BTC tuyên bố khai mạc , chỉ huy hô : “Nghiêm ! “
và chạy đến trước lễ đài báo với anh (chị) phụ trách : “ Báo cáo anh
(chị) phụ trách các đơn vị đã sẵn sàng , cho phép lễ diễu hành được bắt
đầu !”
- Người phụ trách đáp : “Đồng ý ”.
- Chỉ huy quay về đơn vị hô : “Dậm chân tại chỗ - Dậm”
Lúc
này kèn (nếu có )được thổi lên , trống đánh bài Hành tiến (đội viên dậm
chân trái theo tiếng trống con ). Khi toàn liên đội đã bước đều theo
nhịp trống , chỉ huy hô :“Đi đều – Bước” Các đơn vị hành tiến từ trái
qua phải của lễ đài (theo hướng lễ đài ), cờ được vác lên vai . Khi qua
lễ đài đến vạch chào , toàn Liên đội chào bằng cách : Cờ được giương lên
, chỉ huy giơ tay chào , các đội viên đi đều , mắt nhìn thẳng (Đội viên
có thể chào tay , thả bong bóng , vẫy tay , thả bong bóng , vẫy hoa ,
cờ …). Khi đội viên cuối cùng qua lễ đài , chuyển cờ về tư thế vác cờ ,
chỉ huy thôi chào , đội viên tiếp tục đi đều .
IV/ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý :
1. Từng đơn vị khi qua lễ đài được giới thiệu tóm tắt các thành tích , các đại biểu vẫy tay chào động viên các đơn vị .
2. Khi
vòng ở các góc sân chú ý đảm bảo vuông góc . Khi diễu hành ở các đường
lớn chú ý giữ cự ly giữa các đơn vị , đội hình nghiêm túc và đi đúg
đường tránh làm mất trật trự giao thông . Diễu hành xong , các đơn vị
trở về vị trí tập kết , tuyên bố bế mạc .
3. Chỉ tổ chức lễ diễu hành vào những diệp cần thiết , với điều kiện tất cả Đội viên phải nắm vững và thành thạo nghi thức Đội .
4. Tuỳ
theo nội dung lễ mà thuyết minh cho hợp lý : Đội hình cần tập trước để
nắm được hướng điều hành ( vạch vôi , sơn , phấn …) và ráp nối với
thuyết minh cho vừa khớp với khoảng cách của các đơn vị .
5. Tổ
thuyết minh nên có nam , nữ để thay phiên nhau giới thiệu ( giọng phải
rõ ràng , ấm , khoẻ ) . Đội trống đánh vừa phải để giữ nhịp chung cho
các đơn vị khi diễu hành , nhạc nền chọn những bài có chất hào hùng ,
khí thế (Hành khúc Đội , Đội ca …) .
6. Khi
diễu hành có thể hoá trang thành các phong trào ( Chi đội làm tốt phong
trào nào thì thể hiện phong trào đó ) Sau lễ diệu hành có thể tổ chức
thêm những hoạt động văn nghệ , thể dục thể thao , trò chơi tập thể …để
thể hiện khả năng tự quản của đội viên .