HUYỆN ĐOÀN THỌ XUÂN

  Trang chủ
  Cơ cấu tổ chức
  Thông tin hàng tháng
  Tin tức - Sự kiện
  Tin hđ Đoàn - Hội cơ sở
  Tin Đoàn - Đội trường học
  Văn bản mới Đoàn - Hội
  Văn bản mới trường học
  Kỹ năng nghiệp vụ
  Mô hình - Điển hình
  Các Câu lạc bộ
  Kỹ năng sống
  Họctập và làm theo lời Bác
  Cơ quan TT Huyện Đoàn
  Góc giải trí
  Các câu lạc bộ
  Liên hệ
  Quản lý website


thoxuan_files/tdkg_news.png
   


25/11/2024: BTV Huyện Đoàn - Hội LHTN huyện Thọ Xuân tổ chức Chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025”
20/11/2024: Báo cáo Tháng 11/2024
27/10/2024: Lễ ra mắt công trình thanh niên cấp tỉnh ”Số hóa thông tin Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường” xã Thọ Lập, huyện ...
21/10/2024: Báo cáo Tháng 10/2024
04/10/2024: Gặp mặt Đoàn đại biểu Hội LHTN huyện tham dự Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ VII, nhiệm ...
Tuổi trẻ huyện Thọ Xuân hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
26/9/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân đã tổ chức ra mắt Đội TNXK bảo vệ môi trường và trao hỗ trợ mô hình “Thùng rác xanh” tại Thôn 1, ...
Huyện Đoàn Thọ Xuân: Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
Tuổi trẻ Thọ Xuân với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”
20/9/2024: Báo cáo Tháng 9/2024
30/8/2024: Liên ngành Huyện Đoàn - Phòng GD&ĐT - Hội CTĐ huyện Thọ Xuân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Đội - Hội chữ ...
Hưởng ứng “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay XDNTM”
22/8/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân phối hợp tổ chức Chương trình trao tặng học bổng, xe đạp và ba lô cho học sinh có hoàn cảnh đặc ...
20/8/2024: Báo cáo Tháng 8/2024
Đoàn thanh niên thị trấn Sao Vàng tổ chức Hội thi Nghi thức Đội và Liên hoan "Tiếng hát hoa phượng đỏ" năm 2024

   
       

 


      Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi - Ông tổ Trung Hưng quốc gia Đại Việt
Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi - Ông tổ Trung Hưng quốc gia Đại Việt

Cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống lại 80 vạn quân xâm lược nhà Minh hung bạo, thiện chiến vào cuối năm 1406 nhanh chóng thất bại bởi lòng dân không theo.

Cha con Hồ Quý Ly bị bắt và giải về Kim Lăng (Trung Quốc). Giặc Minh thực hiện chính sách cai trị rất tàn bạo, hà khắc nhằm hủy diệt, đồng hóa nước ta. Tội ác của giặc đầy rẫy. Chúng đào mồ mả của ta, bắt bớ dân ta, chém giết người trung lương, ngược đãi kẻ cô đơn, góa bụa, nhân dân trong nước không thể sống nổi. Pháp luật và hình phạt của chúng thì hà khắc và càn rỡ, chẳng gì là chúng không làm, nào cấm mắm muối khiến cho dân ta khốn đốn về việc ăn uống, nào phu phen, thuế má nặng nề làm cho của cải trong dân cạn kiệt. Bất kể là thứ gì ta có là chúng cố hết sức vơ vét không bỏ sót tí nào để lấp cái lòng ham muốn sâu như hang hốc.

Còn người dân nước ta thì chúng lại bảo là bọn phản trắc khó trị. Chúng xảo quyệt đặt dinh này, ấp nọ, xếp đặt nào quan, nào tước, bắt bớ sĩ phu ta đem về triều rồi đem họ đi an trí ở đất Bắc. Trước nỗi thống khổ của dân ta đã có trên 200 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ của các vương hầu, quí tộc, sỹ phu ở khắp các vùng miền chống giặc Minh xâm lược nhưng đều nhanh chóng thất bại do không qui tụ được lòng dân, chỉ ra đường hướng rõ ràng cứu nước, cứu dân.

Sinh ra, lớn lên từ một gia đình mà ông tổ bốn đời, ông nội, cha đẻ đều làm quân trưởng ở đất Khả Lam, là những người hay làm việc thiện, sẵn lòng cưu mang giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn nên Lê Lợi đã tiếp thu, phát huy truyền thống gia đình. Làm phụ đạo đất Khả Lam ông nổi tiếng là người có đức độ, giàu lòng nhân nghĩa chăm lo làm ăn gây dựng sản nghiệp.

Được chứng kiến nỗi khổ cực, cảnh đàn áp, chém giết dã man của giặc ông đã dùng lời lẽ nhún nhường, dùng nhiều vàng bạc, châu báu hối lộ lũ tướng giặc nhưng cũng chẳng được yên. Với lòng yêu nước thương nòi ông thề không đội trời chung với lũ giặc, song thế và lực còn yếu nên đành phải náu mình nơi quê hương hoang dã chờ thời cơ. Lê Lợi ngày đêm miệt mài đọc sách thao lược, nghĩ suy về lẽ hưng phế. Ông dốc sạch của cải trong nhà đãi khách rất hậu, đón mời người trốn tránh, thu nạp kẻ chống đối nhà Minh, ngấm ngầm nuôi giấu những kẻ mưu trí. Ông đạo Cham luôn đôn đốc mọi người trong nhà, gia nhân chăm lo việc cày cấy, tích trữ lương thảo, rèn sắm vũ khí để khi có thời cơ là phất cao cờ đại nghĩa đánh đuổi giặc Minh xâm lược cứu nước, cứu dân.

Mùa xuân năm Bính Thân (1416) ông cùng 18 người bạn thân tín tổ chức hội thề tại Lũng Nhai (Ngọc Phụng, Thường Xuân) thề cùng trời, đất, núi, sông… nguyện đồng lòng đánh đuổi giặc Minh xâm lược để giành lại cõi bờ. Sau hội thề Lũng Nhai, Lê Lợi khẩn trương chuẩn bị lực lượng và chính thức phất cao cờ đại nghĩa vào mùa xuân năm Mậu Tuất (1418) ngay tại đất Lam Sơn. Ông xưng là Bình Định Vương và được tướng sỹ tin tưởng tôn là chủ soái tối cao, người tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân đánh giặc.

 Le Loi va Nguyen Trai 1292016.JPG

Lê Lợi nghe Nguyễn Trãi đọc Bình Ngô đại cáo

(tranh sơn dầu của Hoàng Hoa Mai)

Dõi theo quá trình hình thành và phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chúng ta ngày càng khâm phục và tự hào về tài năng kiệt xuất của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Từ lực lượng ban đầu chỉ có 35 quan văn, quan võ, 200 quân thiết đột, 200 nghĩa sỹ, 200 dũng sỹ và số người tham gia khởi nghĩa chỉ khoảng 2.000 người. Trong khi đó số quân Minh đông tới 450.700 tên quả là quá chênh lệch. Nhưng với ý chí: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không cùng sống” ông vẫn giữ vững lòng tin vào đội ngũ tướng sỹ. Đặc biệt ông hoàn toàn tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân những người “manh lệ” có thân phận bình thường nhưng sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn.

Chính nhờ nhãn quan chính trị sáng suốt đó đã giúp ông tập hợp, qui tụ, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân quanh cờ đại nghĩa tạo thành sức mạnh vô địch đè bẹp kẻ thù. Sự đức độ, lòng nhân nghĩa, khoan dung cùng lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng được vợ con, gia đình và những người thân đồng lòng ủng hộ ngay từ những ngày đầu.

Các cháu gọi ông là chú ruột như Lê Thạch, Lê Khang, Lê Khôi, gọi ông là cậu ruột như Đinh Lễ, Đinh Liệt… hoặc những người bạn như gia đình Lê Lai ở Kiên Thọ, Ngọc Lặc, Lê Sao, Lê Văn Linh ở Thọ Hải, Phạm Vấn, Lê Bôi ở Nguyên Xá, Nguyễn Thận ở Mục Sơn, Thọ Xuân hay Lê Cố ở Nhân Trầm, Thường Xuân Lê Tông Kiều ở Quảng Xương, Trịnh Khả, Võ Uy ở Vĩnh Lộc, Trịnh Đồ, Đồ Bí, Hà Mộng, Lê Khương, Hà Độ ở Nông Cống đều kéo về Lam Sơn tụ nghĩa. Nhiều hào kiệt các nơi nghe tin cũng tìm về đất Lam Sơn như Trần Nguyên Hãn ở Vĩnh Phúc, Nguyễn Trãi, Bùi Quốc Hưng ở Hà Nội, Nguyễn Xí ở Nghệ An, Lưu Trung ở Thái Nguyên… Mỗi người đều có thân phận địa vị xã hội khác nhau nhưng họ đều gửi gắm đặt niềm tin ở vị chúa Lam Sơn con người đức độ, nhân nghĩa, khoan dung mà họ đã cảm nhận được qua lời nói, việc làm của ông.

Đội quân “phụ tử” đó trên dưới cùng một lòng giữ vững niềm tin son sắt vào vị chủ soái tối cao của mình trong những năm tháng đầu chống giặc tại vùng núi rừng miền Tây Thanh Hóa. Nghĩa quân đã phải trải qua bao gian nan thử thách tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng với lòng tin tuyệt đối vào vị chủ soái của các tướng sỹ, sự chở che đùm bọc, cưu mang hết lòng của nhân dân các dân tộc Kinh, Mường, Thái, nơi nghĩa quân trú quân hoặc đi qua nên Lê Lợi đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt hiểm nghèo nhất như: “Khi Linh Sơn lương cạn mấy tuần/ Lúc Khôi huyện quân không một lữ”.

Sau một thời gian tạm hòa hoãn để bổ sung củng cố lực lượng, lương thảo, vũ khí, theo kế của Nguyễn Chích ông đã tiến quân vào Nghệ An… Các trận đánh lẫy lừng ở Trà Long, Bồ Ải vào năm Giáp Thìn (1424) rồi đánh chiếm Tân Bình, Thuận Hóa năm Ất Tỵ (1425) tiến đại quân ra Thanh Hóa và đất Bắc vào mùa thu Bính Ngọ (1426) bao vây thành Tây Đô, Đông Quan, Cổ Lộng, Chí Linh. Với tư tưởng: “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo” ông ngày càng thu phục nhân tâm, củng cố lòng tin trong nhân dân nên càng đánh càng mạnh. Lúc bao vây thành Đông Quan đội quân của Lê Lợi đã có tới 30 vạn người là một sự phát triển thần kỳ so với buổi ban đầu.

Những trận đánh diệt viện vây thành lừng lẫy ở Ninh Kiều, Tốt Động, Chúc Động đưa giặc vào thế bị động khiến tướng giặc phải cố thủ trong thành Đông Quan. Tiếp đó quân ta đánh tan 15 vạn viện binh giặc do các tướng đầu sỏ của giặc là Liễu Thăng, Mộc Thạnh cầm đầu ở các trận Chi Lăng, Xương Giang, Lãnh Câu, Đan Xá buộc tổng binh giặc là Vương Thông phải ký hội thề Đông Quan. Với khát vọng yêu hòa bình, ghét chiến tranh cũng là để dứt mối chiến tranh muôn thuở, Lê Lợi đã mở đường hiếu sinh cấp ngựa, thuyền, lương thảo cho bọn Vương Thông dẫn toàn bộ tàn quân hơn 30 vạn người theo hai đường thủy bộ rút về nước vào ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi (1427).

Sau 10 năm trải qua bao nỗi gian lao vất vả, sau hơn 20 năm chịu ách đô hộ, thống trị tàn bạo, hà khắc của giặc Minh, nghĩa quân Lam Sơn dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Lê Lợi đã giành lại giang sơn, đất nước. Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, thuận theo lẽ trời, hợp với lòng người ông lên ngôi Hoàng đế vào ngày 15 tháng 4 năm 1428 đặt niên hiệu Thuận Thiên, quốc hiệu là Đại Việt, mở ra vương triều Hậu Lê kéo dài hơn 360 năm, là triều đại dài nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

Với tấm lòng yêu nước, thương dân trong gần 6 năm trị vì nhà vua luôn thức khuya, dậy sớm, giữ nếp sống kiệm cần, chăm lo việc triều chính. Vua thi hành chính sự thực rất khả quan như ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học…

Nhờ đó chỉ trong một thời gian ngắn đời sống người dân được no ấm, yên vui. Cuối đời ông có phạm một số sai lầm nghe lời xiểm nịnh mà giết hại một số công thần. Nhưng nhận ra lỗi lầm đó nên trước khi qua đời ông dặn con cháu tuyệt đối không sử dụng những kẻ ấy. Với những công lao, sự nghiệp lẫy lừng đó ông xứng đáng là anh hùng giải phóng dân tộc kiệt xuất.

Đánh giá, khẳng định những đóng góp lớn lao, vĩ đại của ông với nước, với dân các sử gia như Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú dùng nhiều lời lẽ hết mực ca tụng công đức của một vị vua khai sáng vương triều. Nhà yêu nước Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX đã lập một bảng vàng các anh hùng dân tộc đã gọi các vua Hùng  là “Tổ mở nước” gọi Ngô Quyền là “Tổ Trung hưng thứ nhất”, Lê Lợi là “Tổ Trung hưng thứ hai”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa khi nhắc đến những anh hùng cứu nước tiêu biểu nhất của dân tộc ta đã nhắc đến những Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung… Những sự ghi nhận, khẳng định trên hoàn toàn xứng đáng với những đóng góp lớn lao của Lê Lợi với nước, với dân trong giai đoạn lịch sử bi tráng của dân tộc đầu thế kỷ XV.

Nguồn: vanhoadoisong.vn

 
 
 

  • Các tin tức đăng trước:

  •   Náo nức trẩy hội Lam Kinh 2016
      19/9/2016: Báo cáo sơ kết công tác Đoàn và phong trào TTN 9 tháng đầu năm ...
      18/9/2016: Báo cáo Tháng 9/2016
      23/9/2016: Liên đội trường Tiểu học Tây Hồ, Tiểu học Xuân Hòa, THCS ...
      12/9/2016: Đoàn trường THPT Thọ Xuân 4, THPT Lê Hoàn tổ chức Lễ phát ...

  • Các tin tức đăng sau:

  •   23/9/2016: Công văn v/v "Định hướng Chủ đề sinh hoạt Đoàn - Đội ...
      23/9/2016: Công văn v/v "Triển khai giúp đỡ nhân dân thu hoạch vụ Hè ...
      15/9/2016: Đoàn trường THPT Lam Kinh phối hợp tổ chức vui Tết Trung thu ...
      19/9/2016: Đoàn trường THPT Lê Hoàn tổ chức ra mắt Đội TNXK đảm bảo ...
      22/9/2016: Đoàn các xã, thị trấn tham gia các hoạt động tại Lễ hội ...

    

    Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

    Gởi các bạn Thanh niên1 (17/8/1947)


    

      Tiêu điểm - Sự kiện

    + Hướng dẫn khôi phục sổ đoàn viên
    + Định hướng chủ đề sinh hoạt Chi đoàn
    + Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
    + Quy chế cán bộ đoàn
    + 6 bài học lý luận
    + Địa chỉ liên hệ của Bí thư Đoàn cơ sở


    

      Liên kết













    Chịu trách nhiệm nội dung và thiết kế: Phan Thanh Dũng - Bí thư Huyện đoàn
    Website sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt FireFox có thể download tại
    Mozilla Firefox