Phương pháp tổ chức Sinh hoạt Chi
Đoàn
I. KHÁI NIỆM:
1. Những quy định về sinh
hoạt chi đoàn:
- Khái niệm:
- Các loại hình sinh hoạt
chi đoàn: Sinh hoạt thường kỳ, Sinh hoạt theo chủ điểm, Sinh hoạt theo chuyên
đề, Sinh hoạt bất thường:
- Như thế nào là buổi sinh
hoạt Đoàn có chất lượng?
2. Một số điểm ban chấp hành
chi đoàn cần chú ý khi tiến hành tổ chức sinh hoạt chi đoàn:
- Tập hợp tối đa những điều
kiện làm tăng thêm xúc cảm tốt cho Đoàn viên trong buổi sinh hoạt:
- Yêu cầu về nội dung sinh
hoạt:
- Cần khích lệ để phát huy
tất cả đoàn viên được nói lên chính kiến của mình, được tham gia điều hành
trong sinh hoạt và hoạt động.
3. Công tác chuẩn bị và tiến
hành sinh hoạt chi đoàn:
- Công tác chuẩn bị:
- Tiến hành sinh hoạt:
II. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ SINH HOẠT CHI ĐOÀN:
1. Khái niệm:
Sinh hoạt chi đoàn (hình
thức sinh hoạt tập thể) là hoạt động cơ bản của hoạt động Đoàn, nhằm thông báo
hoặc thảo luận những vấn đề có liên quan đến toàn thể Đoàn viên (chính trị,
thời sự văn hóa, khoa học kỹ thuật, ngiệp vụ chuyên môn,…)
Sinh hoạt chi Đoàn để phát
huy tinh thần dân chủ, chủ động sáng tạo của mỗi đoàn viên trong việc tham gia
bàn bạc, quyết định mọi công tác của chi Đoàn.
Vì vậy, muốn cho Đoàn viên hứng thú trong buổi
sinh hoạt Đoàn thi vai trò của Ban chấp hành chi đoàn rất quan trọng, Ban chấp
hành là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng của buổi sinh hoạt.
2. Các loại hình sinh hoạt
chi đoàn:
a. Sinh hoạt thường kỳ: Là
sinh hoạt chi đoàn được quy định trong một thời gian nhất định trong tháng của
chi đoàn.
b. Sinh hoạt theo chủ điểm:
Trong năm có các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước. Dựa vào những sự kiện đó
để xây dựng nội dung sinh hoạt giúp cho Đoàn viên hiểu biết và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, niềm tự hào vinh dự và trách nhiệm của mình.
c. Sinh hoạt theo chuyên đề:
Là buổi sinh hoạt được quy định trong kế hoạch tháng hoặc năm của chi đoàn.
Nhằm giải quyết một số vấn đề lớn được toàn thể đoàn viên quan tâm như: Vấn đề
đạo đức lối sống, nếp sống, giúp và bồi dưỡng cho Đoàn viên ưu tú trưởng thành
đứng vào hàng ngũ của tổ chức Đảng.
d. Sinh hoạt bất
thường: Là buổi sinh hoạt nhằm giải
quyết những công việc đột xuất của Đoàn không nằm trong kế hoạch.
+ Ví dụ: Cần triển khai kế
hoạch hoạt động giao lưu, kết nghĩa với đơn vị bạn; ủng hộ đồng bào bị lũ lụt,…
3. Buổi sinh hoạt Đoàn có
chất lượng?
- Có nhiều đoàn viên, thanh
niên tham gia phát biểu, tham gia vui chơi và làm việc một cách hào hứng.
- Đoàn viên thanh niên có
thêm những hiểu biết mới và thể hiện được khả năng của mình trong mọi hoạt
động.
- Đoàn viên thoải mái yêu
thích và có thêm tình thân ái đoàn kết.
III. MỘT SỐ ĐIỂM BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN CẦN CHÚ Ý KHI
TIẾN HÀNH TỔ CHỨC SINH HOẠT CHI ĐOÀN:
1. Tập hợp tối đa những điều
kiện làm tăng thêm xúc cảm tốt cho Đoàn viên trong buổi sinh hoạt:
a. Cần vận dụng ý nghĩa của
thời điểm sinh hoạt nếu gần những ngày kỷ niệm lịch sử, ngày truyền thống của
Đoàn thì nên đưa phần ý nghĩa đó vào phần mở đầu buổi sinh hoạt.
b. Tận dụng không gian nếu
tổ chức ngoài trời, dã ngoại.
c. Tận dụng tác động của
những nhân vật khác như các chiến sỹ, người lao động giỏi, nhà khoa học, … bằng
cách sáng tạo ra sự giao lưu văn hóa, trân trọng không cách biệt.
d. Cần tạo ra tình huống bất
ngờ có thể mở đầu bằng chúc sinh nhật bạn trong một chi đoàn (do Ban chấp hành
bí mật chuẩn bị) hoặc chào mừng một sự kiện nổi bật nào đó của chi đoàn.
2. Yêu cầu về nội dung sinh
hoạt:
a. BCH chi đoàn Phải biết
chọn đề tài gắn với vấn đề thời sự nóng bỏng của cuộc sống và gắn với nhu cầu
cần thiết của đoàn viên thanh niên (đề tài gần gũi, phù hợp trình độ đoàn viên
thanh niên và thường xuyên thay đổi).
b. Sinh hoạt chi đoàn để xây
dựng chương trình công tác: BCH chi đoàn phải nắm được thông tin trên nhiều mặt
(Kinh tế, chính trị, xã hội,…) để đề ra phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm cho
thời gian tới.
c. Ban Chấp hành đoàn phải
đánh giá được những nhiệm vụ đã thực hiện được trong thời gian qua, có phân
tích cụ thể những thành công và hạn chế, rút kinh nghiệm cho hoạt động sau.
d. Sinh hoạt chi đoàn để
nâng cao tính chiến đấu của tổ chức Đoàn :
+ Góp ý xây dựng Đảng: Góp ý
kiến cho cán bộ, đảng viên và cán bộ lãnh đạo. Tham mưu cho Đảng về công tác
thanh niên, góp ý cho nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nhận xét, giới thiệu đoàn viên cho Đảng xem xét.
+ Xây dựng Đoàn: Xét và tổ
chức kết nạp đoàn viên, Bình bầu phân loại đoàn viên 6 tháng 1 lần.Góp ý cho
lãnh đạo của Ban chấp hành đoàn các cấp.
3. Cần khích lệ để phát huy
tất cả đoàn viên được nói lên chính kiến của mình, được tham gia điều hành
trong sinh hoạt và hoạt động.
a. Mặc dù đã chuẩn bị kỹ nội
dung, biện pháp cho buổi sinh hoạt nhưng Bí thư chi đoàn và Ban chấp hành hãy
nên bắt đầu bằng những câu hỏi hoặc bằng những yêu cầu để Đoàn viên xung phong
làm thử, sau đó Bí thư chi đoàn hoặc Ban chấp hành tóm tắt lại. Hoặc đặt ra
những ý kiến, tình huống ngược lại từ.
b. Trong các hoạt động, thi
vui trong buổi sinh hoạt không nhất thiết BCH phải điều hành mà có thể phân
công nhiều nhóm nhỏ và mỗi nhóm cử người ra điều hành.
c. Trong quá trình đánh giá
kết quả hoạt động có thể nên bắt đầu từ những các nhân có thành tích thấp nhất
đến cao nhất và nên tìm ra được những điểm tốt để khuyến khích.
d. Dù hình thức sinh hoạt
nào, thường kỳ, chủ điểm, chủ đề, bất thường, cũng nên dành thời gian cho sinh
hoạt vui chơi bổ ích dưới nhiều hình thức văn nghệ, thi vui,… có nội dung gắn
với chủ đề. Đó là con đường để phát huy tốt nhất khả năng của đoàn viên thanh
niên trong việc xây dựng tổ chức Đoàn tại đơn vị.
IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ TIẾN HÀNH SINH HOẠT CHI ĐOÀN:
1. Công tác chuẩn bị:
- Họp Ban Chấp hành chi
đoàn, phân công người chuẩn bị nội dung và điều khiển chương trình sinh hoạt.
- Xin ý kiến lãnh đạo (Những
hoạt động mới).
- Thông báo cho đoàn viên
thời gian, địa điểm và nội dung sinh hoạt.
2. Tiến hành sinh hoạt :
Trong sinh hoạt chi đoàn
phải đảm bảo tính giáo dục, tính dân chủ và tính chiến đấu. Các bước tiến hành
như sau :
- Ổn định tổ chức bằng một
số tiết mục văn nghệ, trò chơi,…
- Điểm danh đoàn viên.
- Giới thiệu chủ tọa và thư
ký.
- Đại diện BCH chi đoàn
(hoặc đoàn viên được phân công phụ trách chuyên đề) trình bày nội dung sinh
hoạt .
Ví dụ: Đánh giá hoạt động
của chi đoàn thời gian vừa qua và triển khai hoạt động thời gian tới
- Đoàn viên thảo luận.
- Đại biểu phát biểu.
- Chủ tọa tổng hợp ý kiến và kết luận.
- Thư ký thông qua biên bản, biểu quyết.
- Bế mạc.