TỈNH ĐOÀN THANH HÓA
BCH ĐOÀN HUYỆN THỌ XUÂN
***
Số: 01-HD/ĐTN
|
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Thọ Xuân, ngày 04 tháng 8 năm 2017
|
HƯỚNG DẪN
Về việc tổ chức các hoạt động phòng, chống, khắc
phục
hậu quả thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi trường
-----------
Căn cứ Hướng dẫn số 95-HD/TĐTN-TNNT ngày 28/7/2017 của
BTV Tỉnh Đoàn Thanh Hóa “Về việc tổ chức
các hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi
trường”. Nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên tham
gia các hoạt động tình nguyện nhằm ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch
bệnh và sự cố môi trường. Ban thường vụ Huyện Đoàn hướng dẫn tổ chức hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu
quả thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi trường như sau:
I.
MỤC TIÊU CHUNG
Hoạt động
phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi trường của
các tổ chức, cơ sở Đoàn phải được tiến hành thường xuyên, góp phần nâng cao
năng lực phối hợp với tổ chức hành động làm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại
về người và tài sản do thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường gây ra.
II.
NỘI DUNG CỤ THỂ
1.
Công tác tuyên truyền
- Tuyên truyền các chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước góp phần nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh
niên về công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, phòng
chống cháy rừng; ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ vì cuộc sống cộng đồng.
- Tổ chức ra quân các đội hình thanh
niên tình nguyện tuyên truyền về phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và sự cần
thiết trong tham gia khắc phục hậu quả sự cố môi trường cho thanh thiếu nhi và
nhân dân; trong đó tập trung vào các hoạt động trước, trong và sau mỗi đợt
thiên tai, dịch bệnh, các sự cố môi trường xảy ra.
- Củng cố, thành lập và hướng dẫn tổ,
đội thanh niên xung kích tình nguyện trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu
quả thiên tai, dịch bệnh, các sự cố môi trường và tìm kiếm cứu nạn trong cộng
đồng.
2.
Phối hợp, tổ chức phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và sự cố
môi trường.
2.1.
Đối với Huyện Đoàn.
- Nắm bắt thông tin về tình hình thiên
tai, dịch bệnh, các sự cố môi trường và tình hình chuẩn bị phòng chống của các
địa phương. Thường xuyên rút kinh nghiệm
trong công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy, xử lý tình huống bão, lũ đổ bộ vào các
xã, thị trấn; ngập úng trên diện rộng, sự cố sạt lở đất, sập đổ công trình.
- Kịp thời xuống cơ sở nắm tình hình,
tham gia các hoạt động quyên góp, ủng hộ, thăm hỏi, cứu trợ đồng bào, thanh
thiếu nhi các địa phương có thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi trường xảy ra
theo chủ trương chung và sự chủ động của các cơ sở Đoàn.
-
Thông tin kịp thời diễn biến, tình hình khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh;
tích cực tổ chức quyên góp ủng hộ, tuyên truyền giới thiệu những kinh nghiệm tổ
chức các hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và sự cố
môi trường trên hệ thống loa truyền thanh, trang mạng xã hội facebook: Huyện
Đoàn.
- Các đồng chí UV BTV Huyện Đoàn chủ
động nắm bắt thông tin về tình hình thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường và
khắc phục hậu quả; Kịp thời báo cáo với Thường trực Huyện Đoàn để chỉ đạo và có
biện pháp khắc phục.
- Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát
các hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi
trường ở một số cơ sở Đoàn.
- Ban Thường vụ Huyện Đoàn giao Văn
phòng Huyện Đoàn là đơn vị thường trực, tham mưu các hoạt động tham gia phòng
chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi trường.
2.2.
Đối với Đoàn các xã, thị trấn.
a. Khi có thông tin thiên tai, dịch bệnh và
sự cố môi trường.
Chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến
tình hình thiên tai, dịch bệnh đồng thời tiến hành các hoạt động:
- Nghiêm túc thực hiện phương án của
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về phòng tránh, ứng phó
khi bão đổ bộ trực tiếp; Phương án đảm bảo an toàn cho người; Phương án phòng
chống dịch bệnh, các sự cố môi trường của UBND các xã, thị trấn.
- Vận động nhân dân (trong đó, lấy lực
lượng thanh niên làm nòng cốt) chủ động đối phó với những diễn biến phức tạp
của thiên tai, dịch bệnh và tham gia tích cực các hoạt động khắc phục hậu quả
sự cố môi trường.
- Tham gia bảo vệ, sơ tán nhân dân và
tài sản khỏi vùng bị nguy hiểm của bão lụt, vùng xảy ra dịch bệnh và sự cố môi
trường… khi có dịch bệnh.
- Phát hiện và tham gia khoanh vùng ổ
dịch bệnh, ô nhiễm môi trường do sự cố môi trường gây ra.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự
chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo cấp trên.
b. Khi diễn ra thiên tai, dịch bệnh và sự cố
môi trường.
Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”:
lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ; chỉ huy tại
chỗ; đồng thời Đoàn các xã, thị trấn cần thực hiện các hoạt động cụ thể sau:
- Chủ động thực hiện các phương án, kế
hoạch phòng, chống dịch bệnh, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn của địa phương. Tổ
chức trực ban trong thời gian có dịch bệnh, sự cố môi trường và thiên tai để
nắm chắc diễn biến tình hình, đề phòng tình huống xấu nhất và chuẩn bị phương
án ứng phó thích hợp, hiệu quả; thông tin kịp thời diễn biến tình hình thiên
tai, dịch bệnh và sự cố môi trường cho các địa phương, đơn vị và nhân dân trong
khu vực biết để kịp thời ứng phó.
- Tổ chức lực lượng tham gia ứng trực,
hỗ trợ trên các tuyến đê xung yếu, các khu vực hay xảy ra ngập lụt và chịu ảnh
hưởng của thiên tai.
- Tổ chức hoạt động khắc phục sự cố
môi trường để không xảy ra tình trạng thoái hóa môi trường.
- Tham gia bao vây, dập tắt, ngăn chặn
không để dịch bệnh lây lan, thực hiện đúng theo quy trình phòng dịch, dập dịch
theo quy định.
- Tham mưu với chính quyền địa phương
vận động, bố trí nơi ăn, chỗ nghỉ tạm thời cho người dân khi lánh nạn.
- Tổng hợp thiệt hại, đánh giá, xác
định nhu cầu cứu trợ của các hộ dân trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi thiên tai
dịch bệnh và sự cố môi trường, kịp thời đề xuất hỗ trợ về lương thực, nước uống
và các nhu yếu phẩm khác trong thời gian diễn ra thiên tại, dịch bệnh và sự cố
môi trường.
- Tham gia các hoạt động cứu trợ nhân
đạo và tìm kiếm cứu nạn.
c. Sau thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi
trường.
- Tham gia hỗ trợ giúp đỡ nhân dân trở
về nơi sinh sống.
- Tham gia kiểm soát vận chuyển gia
cầm, vật nuôi, sản phẩm gia cầm, vật nuôi ở các địa phương phát dịch.
- Phối hợp tổ chức, kêu gọi quyên góp
ủng hộ, giúp đỡ nhân dân sớm ổn định cuộc sống, tham gia các hoạt động khám
chữa bệnh, cấp phát thuốc, phân phát nhu yếu phẩm, hàng cứu trợ cho nhân dân.
- Tham gia các hoạt động giúp nhân dân
khắc phục hậu quả của thiên tại như: sửa chữa nhà cửa, đường xá, ruộng vườn, hỗ
trợ các mô hình kinh tế thanh niên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai…
-
Phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại chỗ,
khắc phục các sự cố môi trường, tránh bùng phát lại dịch bệnh tại các địa
phương.
2.3. Đối với Đoàn, Chi đoàn trực thuộc.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên về công tác
phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi trường; ý thức
trách nhiệm của tuổi trẻ vì cuộc sống cộng đồng.
-
Tham gia vận động, tổ chức kêu gọi đoàn thể, các doanh nghiệp, đoàn viên, thanh
niên và cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang quyên góp ủng hộ các
địa phương, các gia đình chịu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi
trường gây ra, giúp đỡ nhân dân sớm ổn định cuộc sống, tham gia các hoạt động
khám chữa bệnh, cấp phát thuốc, phân phát hàng cứu trợ cho nhân dân.
- Chủ động đề xuất với lãnh đạo cấp
trên tạo cơ chế huy động nguồn lực, tổ chức các hoạt động phòng, chồng, khắc
phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi trường tại các địa phương, cơ
sở.
- Phối hợp, hỗ trợ các địa phương
thường xuyên bị thiệt hại do thiên tai gây ra như trang thiết bị ứng cứu; tập
huấn thực địa cứu nạn, cứu hộ; xây dựng cơ sở vật chất, nơi trú ẩn…
- Điều động, sắp xếp lực lượng tại chỗ
trên địa bàn có thông tin về thiên tai, dịch bệnh ứng trực, tham gia giúp đỡ
nhân dân sơ tán, chằng chống nhà cửa, giúp đỡ nhân dân trở về nơi sinh sống…
- Tham gia ứng cứu, kịp thời giúp nhân
dân sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm, bao vây, dập tắt, ngăn chặn không để dịch
bệnh lây lan, thực hiện đúng theo quy trình phòng dịch, vệ sinh, tiêu độc khử
trùng nơi có dịch và thiên tai.
-
Tham gia các hoạt động cứu trợ nhân đạo và hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
-
Tham gia các hoạt động giúp nhân dân khắc phục hậu quả của thiên tai như: sửa
chữa nhà cửa, đường xã, ruộng vườn, cải tạo nguồn nước.
III.
CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
1. Báo cáo định kỳ
- Báo cáo sơ kế 6 tháng đầu năm gửi trước
ngày 10/7 hằng năm;
- Báo cáo tổng
kết công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi
trường hằng năm gửi trước ngày 15/11
hàng năm. Thông tin báo cáo gửi về BTV Huyện
Đoàn qua Văn phòng Huyện Đoàn, Email: huyendoanthoxuan@gmail.com.
2.
Báo cáo đột xuất
Đối với tình hình khẩn cấp khi có dịch
bệnh, thiên tai (lũ, bão, lốc xoáy, ngập úng, sạt lở bờ sông,…), sự cố môi
trường, thực hiện báo cáo ngay bằng điện thoại, điện tử và sau đó báo cáo chính
thức bằng văn bản tình hình thiệt hại, biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai,
dịch bệnh và sự cố môi trường gây ra và kiến nghị cách giải quyết.
Trên đây là Hướng dẫn của Ban Thường
vụ Huyện Đoàn về việc tổ chức các hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi trường. Đề nghị Đoàn các xã, thị trấn và đoàn
trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh Đoàn (b/c);
- Thường trực Huyện ủy (b/c);
- Ban TNNT, Ban TC, VP Tỉnh Đoàn (b/c);
- Ban DV, VP Huyện ủy (b/c);
- Các cơ sở Đoàn (t/h);
- Lưu VP.
|
TM. BTV HUYỆN ĐOÀN
PHÓ BÍ THƯ
(Đã
ký)
Nguyễn Thị Bích Phương
|