Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn1965-1975), cùng với tuổi
trẻ cả nước, tuổi trẻ Thanh Hoá nô nức tòng quân lên đường đánh giặc với
khí thế "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" với lực lượng 227.138 thanh
niên lên đường nhập ngũ, 40.000 thanh niên lên đường tham gia TNXP tập
trung (đảm nhận nhiệm vụ giao thông vận tải ở những nơi khó khăn gian
khổ nhất, đã lập nên những kỳ tích tô thắm lá cờ truyền thống" Thanh
niên Thanh Hóa anh hùng" của thanh niên toàn tỉnh giao cho). Những dũng
sĩ đất Lam Sơn tiếp tục phát huy truyền thống cha anh tung hoành trên
khắp các chiến trường đánh Mỹ, là những người "biết đi tới và làm nên
thắng trận" lập nên những chiến công xuất sắc; nổi bật những tấm gương
chói ngời về chủ nghĩa anh hùng Cách Mạng.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..."
Ở hậu phương, khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, TNTH đã anh
dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ; điển hình như:
TN Hàm Rồng Nam Ngạn; Hoa Lộc (Hậu Lộc); Hoằng Long, Hoằng Trường,
Hoằng Hải (Hoằng Hoá), Thanh Thuỷ (Tĩnh Gia), Phú Lệ (Quan Hoá), Minh
Khôi (Nông Cống), Hà Tiến, Hà Phú (Hà Trung), Đông Hưng (Đông Sơn),
Quảng Xương,… đã chiến đấu giỏi, bắn rơi nhiều máy bay; bắn chìm, bắn
cháy nhiều tàu chiến Mỹ, Ngụy (bắn rơi 376 máy bay, trong có 3 máy bay
B52; bắn cháy 57 tàu biệt kích, khu trục hạm).
Các
trung đội dân quân nữ bắn rơi máy bay Mỹ: Hoa Lộc (Hậu Lộc), Thanh Thuỷ
(Tĩnh Gia), Hoằng Trường (Hoằng Hoá), Hà Tiến, Hà Phú( Hà Trung) được
Quốc hội và chính phủ tặng huân chương, được Bác Hồ gửi thư khen và tặng
huy hiệu của Người.
"Vừa sản xuất, vừa chiến đấu": thanh niên các ngành công nghiệp, nông
nghiệp xung kích duy trì sản xuất, giữ vững mạch máu giao thông, giữ
vững thông tin liên lạc,… và có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khắc
phục khó khăn hoàn thành kế hoạch sản xuất trong điều kiện bị địch đánh
phá ác liệt điển hình như: ĐVTN Nhà máy điện Hàm rồng (qua 170 trận bom,
nhà máy vẫn đảm bảo sản xuất, kiên cường đánh trả địch), Xí nghiệp lò
cao Hàm Rồng, Tập thể Bến phà Ghép anh hùng, Đội cầu 5 Tĩnh Gia, Đội cầu
19/5 đã "Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm" với quyết tâm "Máu
của mình có thể đổ nhưng mạch máu giao thông phải thông suốt" ( trải qua
hơn 200 trận máy bay địch đánh phá ác liệt vẫn tu sửa cầu đảm bảo giao
thông); Đội cầu 9- Công ty cầu đường; Đại đội 26 thuyền nan Tĩnh gia,
Đại đội thuyền nan huyện Triệu Sơn (trên đường vận tải đã bắn rơi máy
bay Mỹ)…Trong chiến đấu đã nổi bật những tấm gương anh hùng như: Lê Thị
Mịch (Xã đội trưởng Tân Trường, Tĩnh Gia), đã tháo 36 quả bom nổ
chậm);Vũ Hồng Út- bến phó Bến phà Ghép (nhiều lần lái ca nô phá thuỷ lôi
địch thả trên sông mở đường)...
Qua hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tuổi trẻ Thanh
Hóa đã lập nhiều thành tích xuất sắc, xứng đáng là lực lượng xung kích
cách mạng trong sản xuất, chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến.
Trên
mặt trận sản xuất, công tác và học tập; toàn tỉnh có 4 ĐVTN được nhà
nước tặng danh hiệu anh hùng lao động, được thưởng 148 huân chương lao
động (trong đó có 2 Huân chương cho phong trào chung của tỉnh - Huân
chương lao động hạng ba năm 1966, hạng nhì năm 1972; 46 Huân chương cho
Đoàn cơ sở, 100 huân chương cho ĐV). Trong 8 năm (1965-1973), ĐVTN ở các
cơ sở còn được tặng 500 bằng khen của chính phủ. 685 bằng khen của TƯ
Đoàn, 68 cờ Nguyễn Văn Trỗi.
Trên
mặt trận chiến đấu và phục vụ chiến đấu tính riêng từ 1965- 1973 có 26
ĐVTN tỉnh ta được tặng danh hiệu anh hùng, 302 cá nhân và đơn vị được
tặng thưởng Huân chương (trong đó có 25 Huân chương quân công, 476 Huân
chương chiến công) , 5 lần được Bác Hồ gửi thư khen, 52 TN đuợc thưởng
huy hiệu của Bác, 15 đơn vị được tặng danh hiệu đơn vị anh hùng.
Thời chống Mỹ đáng khâm phục biết bao những chiến sỹ TNXP khu vực Hàm
Rồng Nam Ngạn, Hoằng Long là nơi địch tập trung đánh phá với 421 lần tốp
máy bay và 2.924 lần chiếc. Tổng số 241 trận chúng đã dội xuống những
nơi này 71.500 tấn bom (Trong đó có 425 quả bom nổ chậm), bắn xuống cầu
Hàm Rồng 500 quả tên lửa nhằm phá cầu, phá đê trong mùa mưa lũ. trong
mưa bom bảo đạn, trong lúc đê bị phá mực nước lũ tràn ngập, TNXP Thanh
Hoá vẫn trụ vững 24/24 giờ mỗi ngày đến từng quả bom san lấp đường bị
bom đào xới, ngăn nước lũ dưới làn bom đạn.
Trong trận đánh ác liệt vào tháng 5/1966, cánh đồng Nam Ngạn nhuộm đỏ
máu của 100 thanh niên xung phong cảm tử, đồng thời TNXP khu vực này đã
phối hợp với dân quân tự vệ vận chuyển hàng trăm tấn đạn phục vụ chiến
đấu giải quyết kịp thời việc cứu thương, nhiều đội viên TNXP đã thay
thế cho những pháo thủ bị thương cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ trận
địa, bảo vệ tuyến đường.
Rồi “bến phà Ghép – một” toạ độ lửa quyết liệt, dốc “Bò Lăn”, những nơi
quân thù dội mưa bom, bão đạn hòng chặn đường tiếp tế cho miền nam.
Trên đất lửa Quảng Bình, Quảng Trị biết bao người con thân yêu của quê
hương đã ngã xuống cho mạch máu giao thông đưa hàng ra tiền tuyến
được nối liền. Dẫu phải đổ máu hy sinh nhưng bom đạn quân thù đâu
khuất phục được ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, tinh thần
quả cảm vô song của TNXP Thanh Hoá đã anh dũng vươn lên lập nên nhiều
chiến công góp phần quan trọng làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
Với
những chiến công đó trong phục vụ chiến đấu, TNXP Thanh Hoá đã được
tặng những phần thưởng cao quý, tiêu biểu là: Đội 263 được nhà nước
tặng thưởng 04 huân chương chiến thắng, 165 cán bộ chiến sỹ đạt danh
hiệu chiến sỹ thi đua. Đội TNXP thuyền nan được tặng 06 huân chương
lao động hạng ba, 792 đồng chí được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua,
1.076 đồng chí được kết nạp vào Đảng (1966 đại đội 26 TNXP thuyền nan
được tỉnh tặng bằng khen, được TW Đoàn tặng cờ Nguyễn Văn Trỗi, được
Nhà nước thưởng huân chương lao động hạng ba), đội N43 TNXP Thanh Hoá
được Nhà nước CHDCND Lào tặng thưởng 09 huân chương Ichxada, 01 huân
chương hữu nghị.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước có 227.138 TN lên đường bảo vệ tổ
quốc; 40.000 TN tham gia lực lượng TNXP; hai lần được BCH TW Đảng tặng
cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; được Chính phủ tặng
148 huân chương lao động, 500 bằng khen, 53 huy hiệu Bác Hồ, 54 anh
hùng LLVT, 4 anh hùng lao động và 302 huân chương các loại; được BCH TW
Đoàn tặng 14 lá cờ mang chân dung Bác Hồ, 410 cờ “3 xung kích làm chủ
tập thể”, hàng chục cờ “tập thể GV và tập thể học sinh XHCN”,...được BCH
Đảng bộ tỉnh tặng cờ thưởng luân mang dòng chữ “Mãi mãi là lực lượng
tiên phong của cách mạng”.
21
năm chống Mỹ cứu nước, với các phong trào thi đua “TN ba sẵn sàng”,
“phụ nữ ba đảm đang”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một
người”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”…..thế hệ trẻ tỉnh Thanh “Vừa sản
xuất, vừa chiến đấu”, vừa học tập và lập nên những thành tích vẻ vang.
250.000 ĐVTN ưu tú đã tự nguyện tham gia bộ đội, TNXP công tác, chiến
đấu trên các chiến trường lập công xuất sắc. Hàng vạn chiến sĩ ưu tú đã
dũng cảm hy sinh thân mình vì độc lập, tự do của dân tộc.Hàng vạn ĐVTN
được tặng thưởng huân chương các loại (trong đó có 25 huân chương quân
công, 475 huân chương chiến công).Hàng chục vạn đoàn viên được kết nạp
vào Đảng. Riêng đợt kết nạp đảng viên “Lớp Hồ Chí Minh” toàn tỉnh đã có
813 đoàn viên ưu tú vinh dự được đứng vào hàng ngũ chiến đấu của Đảng.
Tuổi trẻ tỉnh Thanh đã phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ
vang của quê hương, noi gương các anh hùng LLVT thời chống Pháp: Tô
Vĩnh Diện (Triệu Sơn), Trương Công Man (Cẩm Thuỷ), Lò Văn Bường
(Thường Xuân), Lê Công Khai (Hoằng Hoá), Trần Đức (Tĩnh Gia),…Đặc biệt
là anh hùng thời đại chống Mỹ Lê Mã Lương với câu nói nổi tiếng đã trở
thành lẽ sống của lớp TN ngày ấy “Cuộc đời đẹp nhất là cuộc đời trên
trận tuyến đánh quân thù”. Từ năm 1969 đến 1972, ở nhiều cơ quan,
trường học, địa phương,….TN đã đến trụ sở Uỷ ban, đến ban chỉ huy quân
sự huyện tình nguyện xin đi bộ đội bằng được để vào Nam trực tiếp cầm
súng chiến đấu với đế quốc Mỹ (có người đã viết đơn gia nhập quân đội
bằng cả máu của mình). Với ý chí “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”,
trong 4 năm đó đã có hơn 52.000 TN Thanh Hóa lên đường chiến đấu bảo vệ
tổ quốc, qua chiến đấu họ đã trở thành những anh hùng, dũng sĩ,….lập
nên nhiều chiến công xuất sắc góp phần quan trọng làm nên Đại thắng mùa
xuân 4/1975.
Tuổi trẻ Thanh Hóa đã cùng nhân dân toàn tỉnh vinh dự hai lần được BCH
Trung ương Đảng tặng cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược”, có 84 người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang,
trong đó hơn 70% là TN (59 đ/c); tiêu biểu là các anh hùng, dũng sĩ: Lê
Mã Lương (Nông Cống), Lê Xuân Sinh (Triệu Sơn), Vũ Trung Thướng (TX
Bỉm Sơn), Mai Ngọc Thoảng (Thạch Thành), Lương Văn Xuân (Bá Thước), Lê
Trần Mẫn (Hoằng Hoá), Trần Đức Thái, Nguyễn Tố Hải (Thiệu Yên); anh
hùng liệt sĩ Cao Xuân Thắng, Vũ Phi Trừ (Quảng xương),…trong đó có nhiều
đồng chí trực tiếp tham gia “Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”.
Trong 67 năm chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1945 - 2012), toàn
tỉnh Thanh Hoá có gần 50 vạn thanh niên tham gia bộ đội, gần 6 vạn thanh
niên gia nhập TNXP. Trong số 84 anh hùng lực lượng vũ trang Thanh Hoá
có 59 đồng chí là ĐVTN, trong đó có những ĐVTN là điển hình tiêu biểu
cho các thời kỳ cách mạng, như: Tô Vĩnh Diện, Lê Mã Lương, Lê Đình
Chinh,…
Đạt
được những thành tựu vẻ vang nói trên trong những năm kháng chiến chống
Mỹ cứu nước là do công lao tổ chức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh TH, sự
quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh; sự
phấn đấu kiên cường, bền bỉ của các thế hệ ĐVTN; sự phát triển trưởng
thành của hệ thống tổ chức Đoàn- nền tảng vững chắc cho các thế hệ ĐVTN
xây đắp tương lai tươi sáng./.
Sưu tầm, biên soạn: Trần Việt Thao - Văn phòng Tỉnh Đoàn