HUYỆN ĐOÀN THỌ XUÂN

  Trang chủ
  Cơ cấu tổ chức
  Thông tin hàng tháng
  Tin tức - Sự kiện
  Tin hđ Đoàn - Hội cơ sở
  Tin Đoàn - Đội trường học
  Văn bản mới Đoàn - Hội
  Văn bản mới trường học
  Kỹ năng nghiệp vụ
  Mô hình - Điển hình
  Các Câu lạc bộ
  Kỹ năng sống
  Họctập và làm theo lời Bác
  Cơ quan TT Huyện Đoàn
  Góc giải trí
  Các câu lạc bộ
  Liên hệ
  Quản lý website


thoxuan_files/tdkg_news.png
   


25/11/2024: BTV Huyện Đoàn - Hội LHTN huyện Thọ Xuân tổ chức Chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025”
20/11/2024: Báo cáo Tháng 11/2024
27/10/2024: Lễ ra mắt công trình thanh niên cấp tỉnh ”Số hóa thông tin Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường” xã Thọ Lập, huyện ...
21/10/2024: Báo cáo Tháng 10/2024
04/10/2024: Gặp mặt Đoàn đại biểu Hội LHTN huyện tham dự Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ VII, nhiệm ...
Tuổi trẻ huyện Thọ Xuân hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
26/9/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân đã tổ chức ra mắt Đội TNXK bảo vệ môi trường và trao hỗ trợ mô hình “Thùng rác xanh” tại Thôn 1, ...
Huyện Đoàn Thọ Xuân: Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
Tuổi trẻ Thọ Xuân với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”
20/9/2024: Báo cáo Tháng 9/2024
30/8/2024: Liên ngành Huyện Đoàn - Phòng GD&ĐT - Hội CTĐ huyện Thọ Xuân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Đội - Hội chữ ...
Hưởng ứng “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay XDNTM”
22/8/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân phối hợp tổ chức Chương trình trao tặng học bổng, xe đạp và ba lô cho học sinh có hoàn cảnh đặc ...
20/8/2024: Báo cáo Tháng 8/2024
Đoàn thanh niên thị trấn Sao Vàng tổ chức Hội thi Nghi thức Đội và Liên hoan "Tiếng hát hoa phượng đỏ" năm 2024

   
       

 


      THỌ XUÂN: ĐẤT VÀ NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC

THỌ XUÂN

ĐẤT VÀ NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC 

                                   Văn Phòng Huyện ủy Thọ Xuân – Thanh Hóa 

Huyện Thọ Xuân nằm cách thành phố Thanh Hóa gần 40 km về phía tây. Trung tâm kinh tế, chính trị - văn hóa của huyện nằm ngay bên bờ hữu ngạn sông Chu – con sông lớn thứ hai ở Thanh Hóa. Toàn huyện có 38 xã và 03 thị trấn, với diện tích tự nhiên trên 300km2, dân số hơn 240.000 người, có 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống.

 

Bản đồ hành chính Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa 

Là huyện có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước và là vùng đất địa linh nhân kiệt với những kỳ tích oai hùng đi vào lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Thời Bắc thuộc, thế kỷ thứ III  nhiều người con của quê hương Thọ Xuân đã đứng dưới cờ nghĩa Bà Triệu chống giặc; thế kỷ thứ VI, Điềm Ngọc Lộ - người con đất Lam Sơn đã có nhiều công lao đóng góp trong cuộc khởi nghĩa Lý Bí với sự hình thành Nhà nước Vạn Xuân (518 – 554). Đầu thế kỷ thứ X, Lê Hoàn, người con ưu tú của quê hương Kẻ Sập – Sách Khả Lập (nay là làng Trung Lập, Xã Xuân Lập) đã theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lập được nhiều chiến công hiển hách và được phong “Thập đạo tướng quân”. Khi đất nước ngàn cân treo sợi tóc, ông đã được trao ngôi báu và giữ trọng trách “Phá Tống bình Chiêm”, giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc. Lê Hoàn đã trở thành vị vua văn võ song toàn - mở đầu triều đại Tiền Lê của nước Đại Cồ Việt. Đến thế kỷ XV, khi đất nước rơi vào tay giặc Minh xâm lược, mảnh đất Xuân Lam, Thọ Xuân quê hương và cũng là nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do “Lam Sơn động chủ” - Lê Lợi đứng đầu. Sau 10 năm “nằm gai nếm mật” với chiến lược “mưu phạt tâm công”, nghĩa quân Lam Sơn càng đánh càng thắng, càng đánh càng mạnh, quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, xây dựng nên nhà nước Đại Việt. Lê Lợi đã trở thành vị Tổ trung hưng thứ hai của dân tộc, với triều đại Hậu Lê tồn tại 360 năm và là triều đại phong kiến dài nhất trong lịch sử dân tộc.

          Là vùng đất có nền văn hoá phát triển lâu dài và liên tục, Thọ Xuân là nơi sinh thành các bậc hiền tài, danh sỹ, tướng lĩnh và các nhà khoa học làm rạng rỡ cho quê hương đất nước. Thời phong kiến có Lê Văn Linh, Lê Văn An, Nguyễn Nhữ Lãm, Lê Liễu, Nguyễn Mậu Tuyên, Nguyễn Thận, Phạm Vấn ... Thọ Xuân cũng là miền đất học, nơi có truyền thống học hành thi cử. Thọ Xuân có 12 người đã thi đậu đại khoa: Lê Bá Giáp, Lê Trọng Bích (Lam Sơn), Đỗ Đình Thụy, Trịnh Văn Liên (Xuân Hoà), Lê Quang Hoa, Ngô Đình Chí (Thọ Diên), Lê Hồng Xứng (Thọ Nguyên), Phan Kim Toàn (Thọ Trường), Lê Đức Hiệp (Xuân Quang), Đỗ Huy Kỳ (Xuân Minh), Nguyễn Đức Hoành (Xuân Tân) và Đỗ Viết Hồ (Xuân Trường). Đến nay, Thọ Xuân cũng có nhiều nhà khoa học với những công trình tiêu biểu đóng góp cho nền khoa học của nước nhà như GS. TSKH Tống Duy Thanh (Xuân Tín), PGS. TS Lê Văn Thính (Xuân Yên), PGS.TS Hà Duyên Tư (Xuân Lai), PGS.TS Hà Duyên Châu (Xuân Lai), PGS. TS Hà Đình Đức, PGS.TS Lê Chí Kiên, PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, PGS.TS Lê Thanh Hà (Xuân Thành), PGS.TS Nguyễn Đình Hựu (Xuân Vinh), PGS.TS Hoàng Kim Giao (Tây Hồ), PGS.TS Nhà giáo ưu tú Đỗ Đình Toát, PGS. TS Đỗ Minh Đức (Xuân Trường), PGS. TS Lê Trọng Phấn (Thọ Nguyên), PGS. Nguyễn Văn Hồng (Xuân Thiên)...và nhiều người đạt học vị Tiến sỹ, đỗ đạt cao.

Trong phong trào Cần Vương, Thọ Xuân là một trong những căn cứ địa chống Pháp với nhiều địa danh quan trọng như: Thung Voi (Xuân Tín), Thung Khoai (Quảng Phú), Thung Mây (Thọ Lâm). Nhiều trận đánh đã trở thành mồ chôn giặc Pháp, điển hình như trận đánh ở Bái Thượng (đêm 8/11/1885), trận đánh đồn Vạn Lại (30/11/1889), đồn Yên Lược (2/12/1889). Hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp, nhiều gia đình ở Thọ Xuân cả hai thế hệ cha và con đều tham gia trong cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của các sỹ phu yêu nước như Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước…

Truyền thống yêu nước và bản chất cách mạng của nhân dân Thọ Xuân càng được tô thắm và khẳng định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 22 tháng 7 năm 1930, tại thôn Yên Trường, xã Thọ Lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Thọ Xuân được thành lập gồm 7 đảng viên và đúng một tuần sau đó, ngày 29 tháng 7 năm 1930, cũng tại nơi đây Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá được thành lập. Từ đây, phong trào cách mạng trong huyện có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản. Do vậy, phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhanh chóng phát triển với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thông qua các tổ chức quần chúng cách mạng như Công hội đỏ, Nông hội đỏ…..!

          15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, các phong trào cách mạng ở Thọ Xuân liên tục được duy trì và phát triển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng và linh hoạt. Khi thì hoạt động hợp pháp, khi thì hoạt động bất hợp pháp, khi thì vận động quần chúng trực diện đấu lý với bọn thống trị. Phong trào cách mạng đã vượt qua rất nhiều thử thách trước sự khủng bố, đàn áp của bọn thực dân phong kiến như thời kỳ sau cao trào cách mạng 1930 – 1931. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiều chiến sỹ cộng sản của huyện Thọ Xuân đã tham gia chiến đấu trong đội du kích Ngọc Trạo. Trải qua những năm tháng đầy thăng trầm, biến động, những thách thức hiểm nghèo với số lượng đảng viên ít ỏi lúc bấy giờ, các chiến sỹ cộng sản Thọ Xuân đã bền bỉ tuyên truyền, giáo dục, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân tạo thành lực lượng cách mạng rộng lớn, lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân vào ngày 19/8/1945 một cách trọn vẹn nhất.

          Trong suốt 15 năm kiên cường đấu tranh cách mạng (1930 – 1945) mảnh đất Thọ Xuân đã từng chứng kiến và ghi đậm nhiều sự kiện lịch sử quan trọng: nơi từng nuôi dưỡng nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước như đồng chí Nguyễn Văn Cúc, sau này là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Tố Hữu và nhiều cán bộ cốt cán của Xứ uỷ, Tỉnh uỷ và Huyện uỷ trong suốt thời kỳ bí mật. Thọ Xuân đã trở thành nơi tổ chức an toàn nhiều hội nghị quan trọng của Đảng, nơi được nhiều lần chọn đặt các cơ quan ngôn luận đưa tiếng nói của Đảng đến với quần chúng trong tỉnh (như báo “Tiến lên” năm 1930, báo “Hồn Lao động” năm 1934 và báo “Tự do” năm 1940), nơi diễn ra nhiều cuộc đấu tranh quyết liệt với quân thù và cũng là nơi chịu nhiều cuộc đàn áp dã man của địch. Biết bao địa danh, thôn, làng, của Thọ Xuân như: Phong Cốc, Thuần Hậu, Xá Lê, Ngọc Trung, Long Linh Ngoại, Nam Thượng, Mỹ Lý, Quần Kênh, Kim Ốc, Phong Bái, Vân Lộ, An Lạc, Phúc Bồi, Yên Trường … đã đi vào lịch sử Đảng bộ huyện và tỉnh Thanh Hoá như những trang chói lọi nhất thời kỳ 1930 – 1945.

          Với những đóng góp to lớn trong giai đoạn cách mạng trước năm 1945, Thọ Xuân đã được Đảng, nhà nước công nhận 399 cán bộ Lão thành cách mạng; truy nhận 193 cán bộ lão thành cách mạng và 02 cán bộ tiền khởi nghĩa đã từ trần; 12 thôn, làng và 56 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương, hơn 200 gia đình được tặng Bằng có công với nước; cụm thôn, làng với 13 điểm tại xã Xuân Minh và thôn Kim Ốc xã Xuân Hoà được Bộ Văn hoá tặng bằng Di tích lịch sử cách mạng quốc gia, nhiều đồng chí Lão thành cách mạng của Thọ Xuân được Đảng, Nhà nước tặng và truy tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Trong phong trào đấu tranh cách mạng, không ít chiến sĩ trung kiên đã anh dũng hy sinh ngay trên mảnh đất quê hương mình, nhiều đồng chí đã trưởng thành, được đứng vào hàng ngũ của Đảng, trực tiếp lãnh đạo các phong trào cách mạng và sau này trở thành cán bộ chủ chốt của huyện, của tỉnh và là cán bộ cao cấp của Trung ương.

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập  dân tộc và CNXH, mở ra một thời kỳ mới cho quê hương Thọ Xuân. Nhưng chính quyền non trẻ mới ra đời, vừa mới bắt tay xây dựng cuộc sống mới chưa được bao lâu lại phải gồng mình lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Chín năm cùng cả nước thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã động viên hàng chục ngàn người con ưu tú tham gia bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở khắp các chiến trường. Không chỉ động viên sức người sức của tham gia chiến đấu và trực tiếp phục vụ chiến đấu, nhân dân Thọ Xuân còn xây dựng một hậu phương kháng chiến vững chắc, tổ chức “Tuần lễ vàng”, “Tuần lễ đồng” và các phong trào quyên góp lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến, bố trí các công binh xưởng, các đơn vị kinh tế, các cơ quan Đảng, Nhà nước sơ tán về và tổ chức đón tiếp, nuôi dưỡng thương binh … Những đóng góp to lớn đó của Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã góp phần tích cực quan trọng cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên chấn động địa cầu.

Hoà bình lập lại, nhân dân Thọ Xuân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa tiến hành đấu tranh giải phóng miền Nam. Hơn 20 năm thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ đó, trong muôn vàn khó khăn thử thách, Thọ Xuân vẫn luôn là điểm sáng được tỉnh và Trung ương chọn mở hội nghị tổng kết các điển hình tiến tiến, phát động các phong trào thi đua yêu nước như: phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”; "Phụ nữ ba đảm đang”, phong trào “Năm tấn thắng Mỹ” … Trong điều kiện vừa cải tạo và xây dựng CNXH vừa chống chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ, Thọ Xuân vẫn là địa phương khởi xướng nhiều cách làm sáng tạo, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực được cả nước tìm hiểu, nghiên cứu học tập, được Bác Hồ gửi thư khen như tấm gương xây dựng tổ đổi công của anh hùng lao động Trịnh Xuân Bái, gương xây dựng HTX nông nghiệp và kỹ thuật thâm canh lúa của Anh hùng lao động Lê Trọng Đồng. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thọ Xuân có vinh dự là huyện có phong trào thi đua sản xuất giỏi, đặc biệt là huyện đầu tiên đạt năng suất 5 tấn/ha và liên tục nhiều năm dẫn đầu toàn tỉnh và toàn miền Bắc về năng suất lúa, điển hình là 2 HTX Thắng Lợi (Xuân Thành) và Đông Phương Hồng (Thọ Hải) được Bác Hồ gửi thư khen ngợi và được đi báo cáo điển hình toàn miền Bắc; cán bộ và nhân dân xã Thọ Nguyên được Bác Hồ tặng Bằng khen; được Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị vào thăm. Cũng trong hơn 20 năm tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thọ Xuân tiếp tục là địa phương tổ chức tiếp nhận, nuôi dưỡng dạy dỗ nhiều con em của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và của nhân dân các dân tộc Lào anh em, góp phần bảo vệ nguồn cán bộ cho các địa phương và nước bạn Lào sau chiến tranh.

          Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất, đi lên CNXH. Thọ Xuân được TW chọn làm điểm xây dựng huyện thành pháo đài. Mười năm xây dựng cấp huyện theo chỉ đạo của TW, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã có nhiều thành tích trong phát triển kinh tế -xã hội, QP-AN. Huyện Thọ Xuân đã vinh dự được đón TBT Lê Duẩn, TBT Nguyễn Văn Linh cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào thăm và làm việc, được BCH TW Đảng tặng cờ Đảng bộ huyện đạt TSVM 02 năm 1980 – 1981, được nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba; Huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba và được phong tặng danh hiệu  đơn vị Anh hùng LLVTND.

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã động viên gần 42 ngàn lượt người tham gia kháng chiến và phục vụ kháng chiến. Hàng vạn người con Thọ Xuân đã chiến đấu ngoan cường, dũng cảm trên khắp các chiến trường B, C, K, trong đó có 4.025 người đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập, tự do; 4.652 Thương bệnh binh, 5 Anh hùng LLVT, 92 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; có 08 đồng chí đã trở thành tướng lĩnh trong quân đội và Công an... Với những đóng góp to lớn đó, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho 5 tập thể là: nhân dân và cán bộ huyện Thọ Xuân, nhân dân và cán bộ các xã Xuân Hưng, Nam Giang, Xuân Quang và Nông trường quốc doanh Sao Vàng, 5 Anh hùng LLVTND; 02 tập thể và 03 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng lao động là: nhân dân và cán bộ xã Xuân Thành, xã Xuân Thiên. Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn - một Đảng bộ có trên 20 năm trực thuộc Đảng bộ huyện được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, nhân dân và cán bộ xã Xuân Thành, một địa phương tiêu biểu trong xây dựng tổ đổi công, xây dựng HTX nông nghiệp được Bác Hồ gửi thư khen về điển hình thâm canh tăng năng suất lúa, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, và là địa phương có ba anh hùng lao động trong các thời kỳ, đó là Anh hùng Trịnh Xuân Bái, anh hùng Lê Trọng Đồng và anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới Hà Đình Minh. 

          Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, Thọ Xuân tiếp tục có nhiều bước đi mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả, được các ngành TW và tỉnh đánh giá cao, các huyện bạn, tỉnh bạn về Thọ Xuân tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm. Đó là kinh nghiệm về phong trào thâm canh cây trồng, vật nuôi năng suất cao, về dồn điền đổi thửa, về xây dựng mô hình HTX kiểu mới, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra mô hình liên kết công – nông – trí thức, mô hình về xây dựng cánh đồng thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, chương trình xây dựng nông thôn mới... Thọ Xuân liên tục nhiều năm là Đảng bộ huyện TSVM, huyện tiên tiến nhiều mặt, là một trong những huyện dẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh. Ghi nhận những thành tích đó, năm 1996 Đảng bộ và nhân dân huyện Thọ Xuân được nhận cờ thi đua của Chính phủ, năm 1998 – 1999 được Bộ NN và PTNT, UBND tỉnh tặng Bằng khen. Năm 2001 được nhận cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Thanh Hoá. Năm 2005 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất; năm 2010 được nhà nước tặng thưởng huân chương Độc lập hạng ba. Kinh tế của huyện phát triển, đời sống nhân dân nhiều mặt được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 14.078.000 đồng/năm, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc; QP-AN, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng được tăng cường, dân chủ được mở rộng, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân ngày càng được nâng cao, lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố, nhân dân càng phấn khởi tham gia đóng góp tích cực, tự nguyện vào các phong trào cách mạng của địa phương như Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng trường học cao tầng, bê tông hóa đường làng ngõ xóm. Đến nay, toàn huyện đã có 62 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 4 trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 2 và 6 xã có trường đạt chuẩn cả 3 cấp học; phong trào xây dựng làng, xã, khu phố, cơ quan có nếp sống văn hoá và nâng cao sức khỏe nhân dân được quan tâm đầu tư đúng mức, đến 2007 Thọ Xuân có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở và trở thành huyện dẫn đầu cả nước về chuẩn quốc gia y tế; phong trào xây dựng các tổ an ninh nhân dân tự quản, tổ hoà giải phát triển rộng khắp đi vào hoạt động đạt hiệu quả thiết thực.

          Trong suốt chặng đường 83 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ huyện Thọ Xuân không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Từ chi bộ đầu tiên được thành lập ngày 22/7/1930 với 7 đảng viên, đến 30 tháng 6 năm 2013 có 11.838 đảng viên, sinh hoạt ở 85 TCCSĐ. Đảng bộ huyện đã trải qua 25 kỳ Đại hội. BCH Đảng bộ đương nhiệm (khóa XXV) gồm 45 đồng chí và 13 đồng chí ủy viên Ban thường vụ. Các cấp chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở thường xuyên được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới ngày càng được nâng cao.

Đặc biệt, sau hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới và nhất là trong quá trình thực hiện NQ Đại hội XI của Đảng, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và NQ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sự giúp đỡ của TW, Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành của TW và tỉnh, các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, động viên được sức mạnh của Đảng bộ và nhân dân trong huyện giành được những thành tựu khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Nền kinh tế tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, trật tự an toàn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác quản lý Nhà nước, hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp có nhiều chuyển biến tiến bộ. Khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, quyền làm chủ của nhân dân lao động ngày càng được phát huy. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện đạo đức cách mạng ngày càng được quan tâm và đạt những kết quả tích cực. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Đảng bộ và nhân dân trong huyện vừa cùng cả tỉnh, cả nước khai trương đường bay Thanh Hóa - Thành phố Hồ Chí Minh, khánh thành Cảng hàng không Thọ Xuân; quy hoạch Khu công nghiệp công nghệ cao gắn liền với Khu đô thị Lam Sơn - Sao Vàng và khu di tích Lam Kinh được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia hạng đặc biệt…đó chính là những tiền đề thuận lợi cho Thọ Xuân trong những năm tới sẽ cất cánh đi lên cùng với sự phát triển chung của cả nước./.

 

 
 
 

  • Các tin tức đăng trước:

  •   08/11/2013: CV triển khai Hướng dẫn Một số nội dung về nghiệp vụ công ...
      08/11/2013: CV triển khai Hướng dẫn thể thức văn bản mới của Đoàn ...
      06/11/2013: HD tổ chức thực hiện "Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã ...
      06/11/2013: Đoàn xã Xuân Yên ra quân dọn VSMT
      05/11/2013: Báo cáo Mô hình "Phát thanh măng non" Liên đội trường ...

  • Các tin tức đăng sau:

  •   Đoàn xã Thọ Thắng tổ chức các hoạt động
      17/11/2013: Đoàn xã Xuân Hòa tổ chức dọn VSMT
      19/11/2013: Trường TH Xuân Phong tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam ...
      Mẫu báo cáo thành tích đề nghị tặng Kỷ niệm chương
      18,19/11/2013: CLB Cán bộ Đoàn huyện Thọ Xuân tổ chức hoạt động về ...

    

    Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

    Gởi các bạn Thanh niên1 (17/8/1947)


    

      Tiêu điểm - Sự kiện

    + Hướng dẫn khôi phục sổ đoàn viên
    + Định hướng chủ đề sinh hoạt Chi đoàn
    + Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
    + Quy chế cán bộ đoàn
    + 6 bài học lý luận
    + Địa chỉ liên hệ của Bí thư Đoàn cơ sở


    

      Liên kết













    Chịu trách nhiệm nội dung và thiết kế: Phan Thanh Dũng - Bí thư Huyện đoàn
    Website sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt FireFox có thể download tại
    Mozilla Firefox