Người giải thích:
Nhân” nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân
dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân
dân.
“Thiện” nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
Trong xã hội cũng có Thiện và Ác.
Sau đó, Người cho rằng trong một nước, một người,
trong thế giới đều có Thiện và Ác. Chính phủ nào, người nào lo phục vụ
lợi ích của nhân dân là Thiện. Nếu chỉ lo cho lợi ích riêng của mình
không lo đến lợi ích chung của nước nhà, của dân tộc là Ác. Người nhấn
mạnh: Chí công, vô tư, cần kiệm, liêm chính là Thiện; quan liêu, mệnh
lệnh, tham ô là Ác.
Bác mong rằng, dù chúng ta có chịu ảnh hưởng của xã
hội cũ, kẻ nhiều, người ít không tránh khỏi cái ác, nhưng cố gắng học
tập, thì cái ác ngày càng bớt, cái thiện ngày càng tăng.
Trở lại câu đầu tiên của sách (Tam tự kinh):
Là “người mới sinh, tính vốn thiện” (nhân chi sơ,
tính bản thiện). Sở dĩ trở nên ác là do tự mình không chịu học tập, rèn
luyện, do bị ảnh hưởng xấu xa của xã hội, tiêm nhiễm của môi trường độc
hại mà mình không “đề kháng” được...
Bản thân Bác đã nêu một tấm gương ngời sáng về
Thiện. Bác hằng mong mỏi mọi người, tất cả con người trên quả đất này
hãy cố gắng phát huy, giữ gìn cái Thiện vốn có của mình:
“Quan san muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em”.
Và đức Thiện nở rộ mãi mãi “như hoa mùa xuân”.
Giữ được Thiện, phát huy điều Thiện, dù từ việc nhỏ
nhất, phải là sự dạy dỗ của bố mẹ, cô thầy, của ông bà...; đối với con,
cháu, học trò..., là sự chăm nom của toàn xã hội.
Thiện quả là khó, nhưng chắc không phải là điều không làm được.
Người người làm điều thiện.
Ngày ngày có điều thiện.
Ngành ngành giữ điều thiện.
(Theo tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo-Trung ương)