HUYỆN ĐOÀN THỌ XUÂN

  Trang chủ
  Cơ cấu tổ chức
  Thông tin hàng tháng
  Tin tức - Sự kiện
  Tin hđ Đoàn - Hội cơ sở
  Tin Đoàn - Đội trường học
  Văn bản mới Đoàn - Hội
  Văn bản mới trường học
  Kỹ năng nghiệp vụ
  Mô hình - Điển hình
  Các Câu lạc bộ
  Kỹ năng sống
  Họctập và làm theo lời Bác
  Cơ quan TT Huyện Đoàn
  Góc giải trí
  Các câu lạc bộ
  Liên hệ
  Quản lý website


thoxuan_files/tdkg_news.png
   


25/11/2024: BTV Huyện Đoàn - Hội LHTN huyện Thọ Xuân tổ chức Chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025”
20/11/2024: Báo cáo Tháng 11/2024
27/10/2024: Lễ ra mắt công trình thanh niên cấp tỉnh ”Số hóa thông tin Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường” xã Thọ Lập, huyện ...
21/10/2024: Báo cáo Tháng 10/2024
04/10/2024: Gặp mặt Đoàn đại biểu Hội LHTN huyện tham dự Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ VII, nhiệm ...
Tuổi trẻ huyện Thọ Xuân hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
26/9/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân đã tổ chức ra mắt Đội TNXK bảo vệ môi trường và trao hỗ trợ mô hình “Thùng rác xanh” tại Thôn 1, ...
Huyện Đoàn Thọ Xuân: Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
Tuổi trẻ Thọ Xuân với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”
20/9/2024: Báo cáo Tháng 9/2024
30/8/2024: Liên ngành Huyện Đoàn - Phòng GD&ĐT - Hội CTĐ huyện Thọ Xuân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Đội - Hội chữ ...
Hưởng ứng “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay XDNTM”
22/8/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân phối hợp tổ chức Chương trình trao tặng học bổng, xe đạp và ba lô cho học sinh có hoàn cảnh đặc ...
20/8/2024: Báo cáo Tháng 8/2024
Đoàn thanh niên thị trấn Sao Vàng tổ chức Hội thi Nghi thức Đội và Liên hoan "Tiếng hát hoa phượng đỏ" năm 2024

   
       

 


      Trò chơi tập thể ngoài trời
1. NHẮC VÀ NÓI TÊN (HAY CÒN GỌI LÀ TRÒ CHƠI “GIỚI THIỆU TÊN”)
Người trời xếp thành vòng tròn, Người thứ nhất giới thiệu tên mình, người kế bên sẽ lặp lại tên người thứ nhất và giới thiệu tên mình. Người thứ ba nhắc lại tên hai người trước rồi đến tên mình.
Trò chơi tiếp tục và ai quên hoặc lộn tên thì đứng lên ngồi xuống 03 lần và chơi tiếp.
Khi cả vòng tròn đã biết tên nhau, chúng ta sẽ chuyển sang gọi tên.

2. BẠN NÀO ĐẤY (hay còn gọi là trò chơi “Nhớ tên”)
- Cách chơi:
Tất cả các bạn ngồi thành vòng tròn. Quản trò gọi tên một bạn nào đó lập tức hai bạn ngồi hai bên bạn được gọi tên sẽ hô “Có”. Và bạn được gọi tên lại tiếp tục gọi tên một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục như thế.
- Luật chơi:
Bạn được gọi trúng tên mà hô “Có”, sẽ bị phạt. Cả hai bạn ở hai bên, nếu chậm trễ, hoặc làm sai cũng bị phạt.

3. KẾT THÂN
- Cách chơi:
Các bạn ngồi vòng tròn. Bắt đầu quản trò hô “Kết thân, kết thân”. tất cả các bạn khác sẽ hỏi: “Với ai, với ai?”. Quản trò đáp: Với A, với A”. Tức thì bạn được gọi tên phải tiếp tục hô, và gọi tên bạn muốn kết thân, Ai chậm trễ sẽ bị phạt
- Luật chơi:
1. Tránh lặp lại tên bạn đã được gọi.
2. Trò chơi chỉ nên kéo dài tối đa 5 phút (tuỳ theo số lượng các bạn ít hay nhiều)

4. TẬP LÀM QUEN CHO NHANH (tập trí nhớ)
Vòng tròn cùng nhắc câu “Tập Làm nhanh cho quen” trong lúc làm động tác.
Người quản trò ra đứng giữa vòng tròn, trong lần nhắc nhở đầu tiên cả vòng tròn không làm động tác chỉ người điều khiển vỗ tay, sang lần thứ hai thì người điều khiển sẽ thay thế sẽ thay động tác khác, lúc bấy giờ vòng tròn vỗ tay.
Và khi người điều kiển chuyển qua động tác thứ ba thì cả vòng tròn thực hiện động tác thứ hai của người quản trò.
Chú ý:
+ Vòng tròn thực hiện sau 01 động tác của quản trò ( bắt chước động tác của người điều khiển)
+ Người điều khiển nên đổi động tác từ dễ đến khó.
+ Vòng tròn thực hiện, nhịp đọc câu (*) “Tập làm nhanh cho quen”

Hát vài bài hát tập thể (tập cơ hàm)

5. TẬP TỰ CHỦ
Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò.
Tất cả vòng tròn đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong vòng tròn và được làm 03 động tác thật hài hoặc nói một câu thật dí dỏm sao cho người đối diện với mình phải cười. Người đối diện và người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.


6. THEO BƯỚC CHÂN ANH (tập cơ tay)
Tất cả vòng tròn quan sát người điều khiển, và chỉ vỗ tay khi chân người điều khiển chạm đất Nếu chân người điều khiển chưa chạm đất mà trong vòng tròn có người vỗ tay là vi phạm luật chơi.

7. BỐN MÙA (tập phản xạ)
- Cách chơi:
Quản trò đứng giữa vòng, chỉ một bạn và nói tên một mùa, bạn đó sẽ đáp về thời tiết mùa ấy (Thí dụ: Mùa đông - Lạnh)
Các bạn có thể nói về khí hậu, hoặc về các ngày kỷ niệm … trong thời gian đó, tuỳ theo sự thống nhất của tập thể.
1. Các bạn phải đáp thật nhanh, đáp chậm dù đúng cũng bị phạt.
2. Khi bạn nào trả lời sai, quản trò phải chỉ cho biết sai chỗ nào, câu đáp đúng là gì.

7. TAI THỎ (BẮT THỎ)
- Tất cả các bạn đưa hai ngón trỏ lên để ở đầu, trên mang tai. Quản trò đi vòng quanh, đến gần một bạn bất chợt nắm ngón tay của bạn này. Ngay lập tức bạn này phải rụt ngón tay lại không để cho quản trò nắm được.
1. Các bạn phải tự giác để hai ngón tay lên đầu khi quản trò đi tới gần.
2. Quản trò làm động tác phải thật nhanh nhẹn, rứt khoát, thình lình sao cho bạn không rút kịp tay lại.
3. Bạn nào bị nắm tay phải vào làm thay cho quản trò.
4. Quá 5 lần, quản trò không bắt được ai, sẽ bị phạt.

8. CHANH – CHUA, CUA - KẸP
Mỗi người tham dự đưa tay ra, tay phải ngửa, tay trái chụm lại để trên tay phải người kế bên nhưng không đụng. Quản trò ra giữa vòng tròn hô to "Chanh" cả vòng tròn đáp "Chua" và đột xuất Quản trò hô "Cua" thì vòng tròn đáp nhanh "Kẹp" cùng lúc tiếng "kẹp" thì tay phải mỗi người phải nhanh chóng nắm lại thật nhanh sao cho nắm được bàn tay trái của người bên cạnh và đồng thời cũng thụt tay trái về không để bị kẹp. Người nào chậm bị kẹp là bắt phạt.

9. ĐẤU SÚNG
Quản trò đến chỉ vào bạn nào đó hô: “Đoàng”, bạn đấy phải ngồi xuống và hai bạn đứng bên chỉ vào nhau cùng hô “Đoàng”
1. Quản trò chỉ bạn nào mà bạn đó ngồi xuống không kịp coi như phạm lỗi
2. Hai bạn đứng hai bên, bạn nào bắn chậm hơn cũng bị thua. Người bị phạm lỗi phải ngồi xuống để vòng tròn không bị đứt vãng

10. NHANH TAY GIỮ LẤY (Bắt người)
Cho vòng tròn điểm số 1, 2 hoặc từ 1 đến hết, đánh dấu từng cặp số. Khi quản trò hô to “chẵn” thì tất cả những người mang số 2, 4, 6 … quay anh người bên cạnh số lẽ và giữ chặt.
Riêng các bạn mang số lẽ tìm cách chạy vào chính giữa vòng tròn thì thoát. Nếu bị bắt thì người bắt được có thể nắn tượng người bị bắt đứng im trong 30 giây hoặc hình phạt khác.

11. NHÓM YÊU THÍCH
Quản trò chia vòng trò ra thành 02 đến 04 nhóm.
Quản trò đọc to một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc tên một tực đề phim hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó.
Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. Nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa đề phim, tực đề bài hát đã nói là bị xử thua.
Nên quy định tỉ số thắng bại
Chú ý: trò chơi này có thể phát triển thêm thành các kiển như sau:
a) Nói địa danh:
Nhóm A xướng địa danh: Tây Ninh
Nhóm B sẽ nói địa danh tiếp theo từ mẫu tự đầu của chữ cuối (N của Ninh): Nha Trang
Bên Nhóm A sẽ nói tiếp Thủ Dầu Một…
cuộc chơi tiếp tục khi có đội thua
Luật quy định: - Lặp lại địa danh đã nói rồi – Thua
- Sau 05 lần đếm của trọng tài mà không trả lời được thua.
b) Tên danh nhân ; nhân vật lịch sử Việt Nam
c) Hoặc hát theo chủ đề: Những bài hát có chữ “Mưa” chữ “Sông” chữ “Nhà”

12. ĐỐI THƠ
- Cách chơi:
Quản trò chia người chơi ra làm 02 nhóm, mỗi nhóm có từ 10 đến 15 thành viên. Quản trò bắt đầu xướng lên một vần trong 24 chữ cái và chỉ một trong 02 nhóm. Nhóm này lập tức đọc ngay một câu thơ bất kì bắt đầu bằng chữ cái ấy.
Thí dụ: Quản trò ra vần “T”, thì nhóm được chỉ định sẽ đọc
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” (Tố Hữu)
Khi nhóm này đọc xong, nhóm kia sẽ tiếp tục bằng câu khác. Thí dụ:
“Tiến lên toàn thắng ắt về ta” (Bác Hồ)
Cuộc chơi sẽ tiếp tục, bên nào bí sẽ thua một điểm
- Luật chơi:
1. Câu thơ đọc phải có ý nghĩa. Nếu quản trò không hiểu có quyền hỏi tựa, tác giả bài thơ đó.
2. Các bạn có thể sáng tác thơ nhưng phải có ý nghĩa (dù là một câu)

13. NHANH TAY LẸ CHÂN (thử nhóm nào nhanh hơn)
- Địa điểm: Trong phòng hoặc ngoài trời
- Cách chơi: chơi toàn thể hoặc cử ra đại diện mỗi nhóm.
Quản trò hô: Trại ta (hoặc Lớp ta, Hội ta) đang cần. Tất cả người chơi cùng đồng thanh: “Cần gì, cần gì”? Quản trò trả lời: Cần (Một cái gì đó bất kì nhưng có khả năng thực hiện
Ví dụ cần 05 cái kẹp tóc
Hay cần 03 đôi giầy đen
hoặc 01 sơi tóc dài 01 mét…
Người chơi thực hiện theo yêu cầu của người quản trò, ai nhanh là thắng cuộc.
Để trò chơi thêm phong phú, quản trò có thể yêu cầu:
- Cần một bài vọng cổ
- Cần một nàng công chúa xinh đẹp
- Cần 04 câu thơ lục bát…
 
 
 

  • Các tin tức đăng trước:

  •   Một số trò chơi khác
      Hướng dẫn ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN
      GIỚI THIỆU ĐOÀN VIÊN ƯU TÚ SANG ĐẢNG
      Quy trình giới thiệu Đoàn viên ưu tú cho Đảng
      công tác trưởng thành đoàn

  • Các tin tức đăng sau:

  •   Những trò chơi phạt vui, lý thú
      Một số trò chơi tổ chức ngoài sân bãi
      Một số trò chơi được tổ chức trong lớp học, hội trường, trên xe ...
      Một số trò chơi vừa nhanh vừa khéo
      Một số trò chơi rèn sức khỏe, nhanh nhẹn

    

    Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

    Gởi các bạn Thanh niên1 (17/8/1947)


    

      Tiêu điểm - Sự kiện

    + Hướng dẫn khôi phục sổ đoàn viên
    + Định hướng chủ đề sinh hoạt Chi đoàn
    + Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
    + Quy chế cán bộ đoàn
    + 6 bài học lý luận
    + Địa chỉ liên hệ của Bí thư Đoàn cơ sở


    

      Liên kết













    Chịu trách nhiệm nội dung và thiết kế: Phan Thanh Dũng - Bí thư Huyện đoàn
    Website sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt FireFox có thể download tại
    Mozilla Firefox