Tổ chức sân chơi lưu động cho thiếu nhi ở địa bàn dân cư
Hiện nay việc vui chơi của trẻ
em đang có sự chênh lệch khá lớn giữa trẻ em sống ở thành phố, trẻ em
sống trong các gia đình kinh tế khá giả với trẻ nghèo, trẻ lang thang cơ
nhỡ và trẻ em các vùng nông thôn. Mùa hè đang đến gần, vấn đề vui chơi
của trẻ em đang là một câu hỏi lớn đối với các bậc cha mẹ và các nhà
hoạch định chính sách; tuy nhiên ngay một lúc không thể cải thiện tình
hình này ngay được mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu cứ
để tình trạng trẻ thiếu chỗ chơi, đời sống tinh thần hạn chế do sự phân
bố vùng dân cư không đồng đều và do điều kiện khác biệt về kinh tế thì
kéo theo nhiều bất cập trong môi trường giáo dục hiện đại, cũng như ảnh
hưởng của sự phân bố giàu và nghèo càng gia tăng dẫn đến tác động không
tốt tới mặt bằng phát triển chung của xã hội.
Trước thực tế trên, năm 1999,
Nhà thiếu nhi Quận 11 đã có một sáng kiến “Tổ chức sân chơi lưu động cho
thiếu nhi ở địa bàn dân cư”. Mô hình này đã được nhà thiếu nhi trong
TP, các tỉnh thành trong cả nước áp dụng đưa vào hoạt động. Mô hình này
không chỉ đáp ứng nhu cầu của thiếu nhi trong quận mà còn là sự bù đắp
cuộc sống tinh thần cho tất cả các thiếu nhi nghèo, trẻ em lang thang,
trẻ em khuyết tật, trẻ em các vùng nông thôn không có điều kiện đến vui
chơi ở các các nhà thiếu nhi. Bản tin hè số 01 xin giới thiệu mô hình
này để các đơn vị tham khảo:
A. Các loại hình sân
chơi lưu động
Trong tình hình hiện nay, việc
xây dựng sân chơi lưu động cho thiếu nhi trên địa bàn dân cư tập trung ở
các loại hình sau:
1. Sân chơi nghệ
thuật: Sân chơi này biểu diễn các chương trình văn nghệ,
múa rối xen kẽ với các trò chơi tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu như:
đóng các nhân vật trong các vở múa rối, hoặc làm quen với các ca sĩ nhí.
2. Sân chơi vận
động: Sân chơi này mở ra các trò chơi dân gian, các môn
thể thao phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi nhằm tổ chức các trò chơi vận
động để thi đua rèn luyện sức khỏe.
3. Sân chơi về pháp
luật: Với nhiều hình thức thi, đố, hái hoa dân chủ, kể
chuyện, tiểu phẩm hài v.v.. Thông qua việc đưa ra các tình huống trong
cuộc sống hàng ngày để giúp các em làm quen và tìm hiểu về các luật như:
Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em, luật phòng chống ma túy, luật
giao thông.
4. Sân chơi trí
tuệ: Sân chơi này thông qua các trò chơi khoa học vui giúp
các em tìm hiểu thêm về khoa học và đời sống, trang bị thêm những kiến
thức cần thiết cho học tập, sinh hoạt.
B. Phương pháp tổ chức
sân chơi lưu động:
1. Thời gian và địa
điểm: Sân chơi lưu động cho thiếu nhi ở địa bàn dân cư
được tổ chức thường xuyên, đặc biệt trong dịp hè. Thời gian này các em
nghỉ hè về sinh hoạt tại địa phương nên số lượng thiếu nhi khá đông.
Ngay từ đầu mùa hè, nhà thiếu nhi thông báo, gửi nội dung tới các
phường, khu phố để các đơn vị đăng ký phối hợp tổ chức.
2. Phương pháp tổ
chức:
a. Phía các phường, khu
phố:
- Chủ động khảo sát, lựa chọn
địa điểm để tổ chức tốt nhất.
- Đăng ký các loại hình sân
chơi và lịch tổ chức cho từng sân chơi (Mỗi phường được đăng ký 3 loại
hình cho 3 lần phục vụ).
- Tập hợp thiếu nhi trên địa
bàn đến tham dự sân chơi.
b. Phía nhà thiếu nhi:
- Thiết kế chương trình biểu
diễn như lịch đã đặt trước.
- Chuẩn bị vật dụng phương tiện
quà thưởng.
- Cử cán bộ nghiệp vụ các khoa,
đội Phụ trách tình nguyện và các đội văn nghệ, múa rối đến tổ chức sân
chơi.
- Phối hợp với các ngành, đoàn
thể để tuyên truyền theo nội dung chuyên đề (ví dụ: Phòng tư pháp, Hội
phụ nữ, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em, Hội đồng Đội, Công an, Ban an
toàn giao thông…).
Như vậy thông qua một số nội
dung trên, sân chơi lưu động đã được các đơn vị phường, khu phố đánh giá
cao, mang lại nhiều điều bổ ích cho các em thiếu nhi. Sân chơi này
không chỉ tổ chức vui chơi mà còn có ý nghĩa giáo dục cho trẻ em một
cách toàn diện, tạo cho trẻ em có cuộc sống tinh thần đầy đủ, một sự chủ
động, sáng tạo, hòa nhập với cộng đồng.