HUYỆN ĐOÀN THỌ XUÂN

  Trang chủ
  Cơ cấu tổ chức
  Thông tin hàng tháng
  Tin tức - Sự kiện
  Tin hđ Đoàn - Hội cơ sở
  Tin Đoàn - Đội trường học
  Văn bản mới Đoàn - Hội
  Văn bản mới trường học
  Kỹ năng nghiệp vụ
  Mô hình - Điển hình
  Các Câu lạc bộ
  Kỹ năng sống
  Họctập và làm theo lời Bác
  Cơ quan TT Huyện Đoàn
  Góc giải trí
  Các câu lạc bộ
  Liên hệ
  Quản lý website


thoxuan_files/tdkg_news.png
   


19/4/2021: Báo cáo Tháng 4/2024
21/4/2024: huyện Thọ Xuân: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024
15/4/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân tổ chức Hội nghị tổng kết “Tháng Thanh niên” năm 2024; sơ kết công tác Đoàn và phong trào TTN quý I ...
25/3/2024: Huyện ủy Thọ Xuân: Gặp mặt cán bộ Đoàn chủ chốt nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM (26/3/1931 - 26/3/2024)
22/3/2024: Gặp mặt CLB cán bộ Đoàn huyện Thọ Xuân nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ CHí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024)
Gương thanh niên làm kinh tế giỏi ở xã Xuân Phong
20/3/2024: Báo cáo Tháng 3/2024
20/3/2024: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Xuân Giang: Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Thanh niên năm 2024
20/3/2024: Tuổi trẻ xã Xuân Phong chung tay xây dựng NTM nâng cao
20/3/2024: Tuổi trẻ xã Xuân Hoà tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi tháng thanh niên năm 2024
19/3/2024: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị trấn Thọ Xuân ra quân ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng NTM và ngày Chủ nhật xanh”
19/3/2024: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị trấn Sao Vàng sôi nổi các hoạt động trong Tháng Thanh niên 2024
19/3/2024: Thanh niên xã Thuận Minh tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
18/3/2024: Các Liên đội trường Tiểu học trên địa bàn huyện đồng loạt tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khoẻ”
12/3/2024: Hội nghị triển khai Kế hoạch liên tịch thực hiện các chương trình trọng tâm của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ...

   
       

 


      Những điều cần biết về lửa trại
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA LỬA TRẠI

NGUỒN GỐC
Trong cuộc sống nguyên thủy, ngẫu nhiên con người phát hiện ra lửa từ tiếng sét trên trời cao trong những đêm giông tố bão bùng. Và một ngày kia, vô tình họ cọ xát những viên đá vào nhau; tia sáng bừng lên và tạo ra lửa. Lửa trở thành nguồn sống của con người, giúp con người thoát khỏi đời sống nguyên sơ. Từ cuộc sống săn bắt, hái lượm, con người đã biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng chín thức ăn, tránh thú dữ và hợp quần “bầy” sau những lúc săn bắt thú rừng, những lúc chiến thắng. Nhờ đó, lửa là sản vật thiêng liêng, vừa là khởi điểm cho những sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người sơ khai.

Ngọn lửa bừng sáng... bóng tối và cái lạnh đáng sợ lùi dần, đám dã thú sợ hãi và con người trở nên khổng lồ trước chúng. Ngọn lửa bùng lên... ngạc nhiên trong cái nhìn linh thiêng, cho con người cái ý nghĩa hãy đến với nhau, giúp sức và chia sẻ sự khó nhọc, tương trợ và cùng xây đắp tinh thần trước mỗi khó khăn. Rồi cũng từ đó cuộc sống “bầy, đàn” thêm ý nghĩa hơn lên; họ muốn nói, muốn hát cho nhau nghe, họ muốn múa, muốn nhảy để cảm tạ thiên nhiên cũng như biểu thị sự chiến thắng trước thiên nhiên.

Con người giờ đây đã biết sử dụng lửa để ăn chín, xua đuổi thú dữ, sưởi ấm, sum họp sau mỗi ngày lao động. Họ đã biết tổ chức lễ hội, mừng chiến thắng...

Lửa xua đi lạnh lẽo, bóng tối, sợ hãi... những sinh hoạt cộng đồng của các bộ tộc người nguyên thủy đã được tái hiện bên ánh lửa. Họ tâm sự, trao đổi kinh nghiệm sau ngày lao động vất vả; họ diễn tả lại những công việc họ làm một ngày... Cứ thế, cứ thế từ thế hệ này đến thế hệ khác không ngừng nghỉ...

Trong truyền thuyết Việt Nam có vua Lửa - có các lễ hội liên quan đến lửa: lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, có tục cúng thần Lửa, thần Rừng, thần Núi và thần Sự Sống...

Trên thế giới, trong thần thoại Hy Lạp có thần Prômêtê đã đánh cắp lửa Trời cho nhân loại, chấp nhận sự trừng phạt của thần Dớt, đem lửa cho con người để xua đi mông muội, u tối...

Gần đây nhất, các thương đội sau một ngày vất vả, khi đêm xuống họ quây quần bên nhau quanh đống lửa kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn và đôi khi họ còn diễn lại các vai hào hiệp trong các câu chuyện thần thoại xa xưa, vừa canh lũ cướp, vừa chống lại cái lạnh của núi rừng, sa mạc... mang hơi ấm sẻ chia.

Nước ta từ xưa có một tục lệ rất hay là đêm giao thừa cả gia đình cùng quây quần bên lò nấu bánh để canh lửa chờ năm mới đến, trong thời gian này họ ôn lại hình ảnh của những người quá cố trong gia tộc, những người thân xa quê hương như hướng về cội nguồn, tổ tiên.

Ý NGHĨA
Từ đó lửa có ý nghĩa tượng trưng cho sự văn minh, chân lý, lẽ phải, cái thiện, xua đuổi cái ác, biểu tượng của sự đấu tranh cho chân lý; trở thành những tín ngưỡng thiêng liêng, những nghi lễ, nghi thức truyền thống (thờ thần Lửa, lửa thiêng Olempic, lửa truyền thống, lửa vĩnh cửu tôn vinh tinh thần các anh hùng liệt sĩ...), lửa còn biểu tượng cho khát vọng chiến thắng, cho sức trẻ, cho sự vươn lên của con người.

Ngày nay lửa được sử dụng trong sinh hoạt trại là hình thức sinh hoạt văn hóa, là nghi thức thiêng liêng trong khai mạc, bế mạc các hoạt động mang tính cộng đồng rộng lớn như trong các kỳ Đại hội TDTT - Olempic...

Khi sinh hoạt về đêm, lửa trại làm cho con người và khung cảnh thiên nhiên thêm hòa quyện; tình thân ái thêm đậm đà, kỷ niệm được khắc sâu, tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội thêm thắm thiết, tâm hồn cao thượng, nhân ái được truyền đi trong mỗi con người; tình yêu quê hương đất nước được khơi dậy, xua đi những bận rộn toan tính đời thường để sống hồn nhiên thanh thản với mọi người và thiên nhiên.

Mọi người có thời gian tĩnh tâm:

+ Để chiêm nghiệm cuộc sống của mình trong thời gian qua, để sống đẹp hơn cho đời, làm cho tất cả thành viên hiểu biết nhau hơn, để thành tâm nhắc nhở những việc chưa hay, tuyên dương những điều tốt đẹp trong sinh hoạt và cuộc sống.

+ Để vui thân ái sau một ngày trại bằng lời ca, tiếng hát, bằng nhiều điệu múa hân hoan trong giọng nói tiếng cười hồn nhiên và sảng khoái.

+ Để kết đoàn trong vòng tay kết chặt, để tạo cho nhau niềm cảm mến và khắc lại những kỷ niệm không phai.

+ Để truyền đi lòng cao thượng và đọng lại trong mỗi trái tim lòng nhân ái.

+ Để từng lá cây, ngọn cỏ, tiếng sóng vỗ bờ, những ngôi sao trên cao và không gian bao la bên ngọn lửa mang lại cho mọi người những mối giao hòa bất tận.
 
 
 

  • Các tin tức đăng trước:

  •   Mục đích tổ chức lửa trại cho Thanh thiếu niên
      Tổ chức sân chơi lưu động cho thiếu nhi ở địa bàn dân cư
      Phương pháp và kỹ năng tổ chức đối thoại, hội thảo, diễn đàn
      phương pháp và kỹ năng tổ chức hội nghị, hội thi trong sinh viên
      phương pháp tổ chức giáo dục truyền thống

  • Các tin tức đăng sau:

  •   Công tác chuẩn bị
      Chủ đề lửa trại
      Chương trình lửa trại
      Cách xếp củi lửa trại
      Băng reo - tiếng reo

    

    Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

    Gởi các bạn Thanh niên1 (17/8/1947)


    

      Tiêu điểm - Sự kiện

    + Hướng dẫn khôi phục sổ đoàn viên
    + Định hướng chủ đề sinh hoạt Chi đoàn
    + Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
    + Quy chế cán bộ đoàn
    + 6 bài học lý luận
    + Địa chỉ liên hệ của Bí thư Đoàn cơ sở


    

      Liên kết













    Chịu trách nhiệm nội dung và thiết kế: Phan Thanh Dũng - Bí thư Huyện đoàn
    Website sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt FireFox có thể download tại
    Mozilla Firefox