HUYỆN ĐOÀN THỌ XUÂN

  Trang chủ
  Cơ cấu tổ chức
  Thông tin hàng tháng
  Tin tức - Sự kiện
  Tin hđ Đoàn - Hội cơ sở
  Tin Đoàn - Đội trường học
  Văn bản mới Đoàn - Hội
  Văn bản mới trường học
  Kỹ năng nghiệp vụ
  Mô hình - Điển hình
  Các Câu lạc bộ
  Kỹ năng sống
  Họctập và làm theo lời Bác
  Cơ quan TT Huyện Đoàn
  Góc giải trí
  Các câu lạc bộ
  Liên hệ
  Quản lý website


thoxuan_files/tdkg_news.png
   


25/11/2024: BTV Huyện Đoàn - Hội LHTN huyện Thọ Xuân tổ chức Chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025”
20/11/2024: Báo cáo Tháng 11/2024
27/10/2024: Lễ ra mắt công trình thanh niên cấp tỉnh ”Số hóa thông tin Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường” xã Thọ Lập, huyện ...
21/10/2024: Báo cáo Tháng 10/2024
04/10/2024: Gặp mặt Đoàn đại biểu Hội LHTN huyện tham dự Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ VII, nhiệm ...
Tuổi trẻ huyện Thọ Xuân hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
26/9/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân đã tổ chức ra mắt Đội TNXK bảo vệ môi trường và trao hỗ trợ mô hình “Thùng rác xanh” tại Thôn 1, ...
Huyện Đoàn Thọ Xuân: Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
Tuổi trẻ Thọ Xuân với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”
20/9/2024: Báo cáo Tháng 9/2024
30/8/2024: Liên ngành Huyện Đoàn - Phòng GD&ĐT - Hội CTĐ huyện Thọ Xuân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Đội - Hội chữ ...
Hưởng ứng “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay XDNTM”
22/8/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân phối hợp tổ chức Chương trình trao tặng học bổng, xe đạp và ba lô cho học sinh có hoàn cảnh đặc ...
20/8/2024: Báo cáo Tháng 8/2024
Đoàn thanh niên thị trấn Sao Vàng tổ chức Hội thi Nghi thức Đội và Liên hoan "Tiếng hát hoa phượng đỏ" năm 2024

   
       

 


      Mục đích tổ chức lửa trại cho Thanh thiếu niên
Hoạt động lửa trại nhằm tới việc giáo dục và huấn luyện ngay trong lúc vô tư vui chơi và nghỉ ngơi thư giãn. Nó chẳng những tạo sự giao hòa giữa con người và vạn vật, mà còn là dịp nhằm làm phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, năng khiếu nghệ thuật, khả năng giao tiếp, ứng xử...

Bên ánh lửa bập bùng kỳ ảo của đêm lửa trại, tất cả mọi người, từ người năng động đa năng hay người quen sống khép kín, còn mặc cảm kém tài, đều có thể hòa nhập với nhau trong những trò chơi nhỏ lý thú, hát những bài ca sinh hoạt, hoặc trình diễn những tiết mục văn nghệ bỏ túi đôi khi hết sức buồn cười nhưng lại thấm thía sâu xa...

Thật là sung sướng sau mỗi ngày hoạt động hoặc họp bạn vui chơi hết mình, giờ đây, cá nhân mỗi người cũng như cả tập thể đội, nhóm được cười đùa ca hát thoải mái.

Còn gì hơn quanh đống lửa trại được nghe những mẩu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc, những truyền thống tự hào của quê hương, đoàn thể và của đội nhóm mình thông qua lời kể rưng rưng cảm động của những người đi trước.

Cũng có khi nhân bầu khí khoáng đạt bên đống lửa, anh em có thể đóng góp thẳng thắn cho nhau trong tinh thần yêu thương và cảm thông, qua những vở hài kịch châm biếm dí dỏm.

Như vậy, những đêm lửa trại vừa giúp phát triển các khả năng tự nhiên, lại vừa gợi mở và nuôi dưỡng một cách âm thầm một chiều sâu nhân bản trong lòng tất cả mọi người.

Tùy từng lứa tuổi, các đêm lửa trại được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu tinh thần và thích hợp với điều kiện tâm sinh lý của từng đối tượng.

NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

Lửa trại vốn là tổng hợp của 3 yếu tố:

- Lửa - khung cảnh - con người, cũng là mang ý nghĩ giáo dục theo tinh thần nguyên thủy: Văn minh - thiên nhiên - chiến thắng - ấm cúng - tâm sự - nghỉ ngơi (tránh các hoạt động phi văn hóa, phản giáo dục).
- Lửa trại cần tránh nơi đông đúc, ồn ào để mọi thành viên có thể tự do bộc lộ khả năng, ý kiến...
- Lửa trại phải tổ chức cho các thành viên đều được tham gia, tránh sự thụ động chỉ ngồi xem, hưởng thụ.
- Lửa trại có những nguyên tắc thực hành để đảm bảo được ý nghĩa: diễn tả được những tình cảm, công việc của những người cùng quây quần xung quanh đống lửa.
- Lửa trại không phải là sân khấu văn nghệ mà là cuộc hội họp, gặp gỡ, trao đổi quanh lửa của các bạn bè vào buổi tối. (Ngoại trừ trường hợp tổ chức Lửa trại nghệ thuật).
- Nên tập trung tới lửa trại toàn bộ những người chung sống ở đất trại, trong cùng đội nhóm, nếu không lửa trại sẽ mất đi ý nghĩa của nó, hoặc biến thành một cuộc biểu diễn văn nghệ đơn thuần.
- Tôn trọng tinh thần của khung cảnh. Đừng làm điều gì không ăn nhịp với cảnh sắc tinh thần của tập thể để mất đi phần thích thú, bổ ích, tao nhã.
- Lửa trại phải diễn ra vào ban đêm, không phải vào lúc còn sáng và cũng không bắt đầu còn tranh tối tranh sáng. Lửa trại là chỗ sáng nhất của đêm tối, qui tụ mọi nhãn quang của những người ngồi chung quanh bởi tối trời, bởi giá lạnh, bởi nỗi hãi sợ hay tình thân ái.
- Lửa trại phải là công việc chung cuối cùng trong ngày hoạt động và cũng là công việc cá nhân cuối cùng. Tham gia lửa trại chính là lúc mỗi người nghỉ ngơi, di dưỡng tinh thần, bù lại mọi cố gắng trong ngày làm việc đầy đủ, sinh động, đây cũng là lúc tĩnh tâm tưởng niệm, lúc tâm tình cởi mở.
- Có thể dùng những phút cuối cùng của đám than hồng trong đêm tối để làm lễ tĩnh tâm cho một vài trại sinh sau lễ lửa tàn.

NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH

- Chuẩn bị địa điểm đốt lửa trại thật chu đáo; lối đến vòng lửa, lối ra về, củi lửa, chỗ ngồi, chương trình... Hãy kiểm tra chặt chẽ, có phương án dự trù cũng như cần tập dợt, tổng duyệt một số các tiết mục quan trọng trong đêm lửa trại.
- Luôn luôn tìm tòi sáng tạo những cái mới nhằm giúp cho người tham gia cảm thấy háo hức trông chờ những điều mới lạ và vì vậy họ sẽ nhập cuộc một cách sôi nổi hào hứng.
- Hòa hợp nhịp điệu toàn cuộc với sức lửa cháy. Bắt đầu với sự im lặng triệt để, rồi cường độ của các hoạt động tăng dần cùng sức lửa cháy và nhiệt lượng của lửa. Lên đến độ cao nhất bắt đầu giảm dần hoạt động ăn khớp với sức lửa tàn. Gần cuối không còn những kịch hùng khí, những trường hùng ca, những tiếng reo hò náo động mà phải là những gì thúc giục gợi trầm suy tưởng.
- Trong đêm lửa trại, những gì lôi cuốn nên để vào lúc khởi đầu, những gì nhộn nhịp huy hoàng vào giữa cuộc và những gì mang lại cảm xúc sâu lắng vào lúc lửa gần tàn.
- Những hoạt động trong đêm lửa trại cần hướng đến những giá trị chân thiện mĩ, vui vẻ, hứng khởi về tinh thần.
- Trong sinh hoạt lửa trại nên nói đến điều tốt, cái đẹp; nêu lên những gương sáng, có ích lợi về giáo dục hơn là nêu những gương xấu, tính xấu. Tránh những loại âm nhạc hoặc trò chơi không phù hợp.
- Giữ bí mật chương trình cả về nội dung và hình thức để gây ấn tượng cho người người tham gia. Không ai có thể đoán biết lễ khai mạc sẽ là hình thức nào, lửa sẽ được châm theo kiểu nào, các đội sẽ trình bày những tiết mục nào, tiếng reo gì...
 
 
 

  • Các tin tức đăng trước:

  •   Tổ chức sân chơi lưu động cho thiếu nhi ở địa bàn dân cư
      Phương pháp và kỹ năng tổ chức đối thoại, hội thảo, diễn đàn
      phương pháp và kỹ năng tổ chức hội nghị, hội thi trong sinh viên
      phương pháp tổ chức giáo dục truyền thống
      Sinh hoạt tập thể

  • Các tin tức đăng sau:

  •   Những điều cần biết về lửa trại
      Công tác chuẩn bị
      Chủ đề lửa trại
      Chương trình lửa trại
      Cách xếp củi lửa trại

    

    Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

    Gởi các bạn Thanh niên1 (17/8/1947)


    

      Tiêu điểm - Sự kiện

    + Hướng dẫn khôi phục sổ đoàn viên
    + Định hướng chủ đề sinh hoạt Chi đoàn
    + Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
    + Quy chế cán bộ đoàn
    + 6 bài học lý luận
    + Địa chỉ liên hệ của Bí thư Đoàn cơ sở


    

      Liên kết













    Chịu trách nhiệm nội dung và thiết kế: Phan Thanh Dũng - Bí thư Huyện đoàn
    Website sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt FireFox có thể download tại
    Mozilla Firefox