HUYỆN ĐOÀN THỌ XUÂN

  Trang chủ
  Cơ cấu tổ chức
  Thông tin hàng tháng
  Tin tức - Sự kiện
  Tin hđ Đoàn - Hội cơ sở
  Tin Đoàn - Đội trường học
  Văn bản mới Đoàn - Hội
  Văn bản mới trường học
  Kỹ năng nghiệp vụ
  Mô hình - Điển hình
  Các Câu lạc bộ
  Kỹ năng sống
  Họctập và làm theo lời Bác
  Cơ quan TT Huyện Đoàn
  Góc giải trí
  Các câu lạc bộ
  Liên hệ
  Quản lý website


thoxuan_files/tdkg_news.png
   


25/11/2024: BTV Huyện Đoàn - Hội LHTN huyện Thọ Xuân tổ chức Chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025”
20/11/2024: Báo cáo Tháng 11/2024
27/10/2024: Lễ ra mắt công trình thanh niên cấp tỉnh ”Số hóa thông tin Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường” xã Thọ Lập, huyện ...
21/10/2024: Báo cáo Tháng 10/2024
04/10/2024: Gặp mặt Đoàn đại biểu Hội LHTN huyện tham dự Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ VII, nhiệm ...
Tuổi trẻ huyện Thọ Xuân hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
26/9/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân đã tổ chức ra mắt Đội TNXK bảo vệ môi trường và trao hỗ trợ mô hình “Thùng rác xanh” tại Thôn 1, ...
Huyện Đoàn Thọ Xuân: Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
Tuổi trẻ Thọ Xuân với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”
20/9/2024: Báo cáo Tháng 9/2024
30/8/2024: Liên ngành Huyện Đoàn - Phòng GD&ĐT - Hội CTĐ huyện Thọ Xuân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Đội - Hội chữ ...
Hưởng ứng “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay XDNTM”
22/8/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân phối hợp tổ chức Chương trình trao tặng học bổng, xe đạp và ba lô cho học sinh có hoàn cảnh đặc ...
20/8/2024: Báo cáo Tháng 8/2024
Đoàn thanh niên thị trấn Sao Vàng tổ chức Hội thi Nghi thức Đội và Liên hoan "Tiếng hát hoa phượng đỏ" năm 2024

   
       

 


      13/12/2011: Thọ Xuân: Nhiều chuyển biến trong đào tạo nghề cho lao động ...
(THO) - Sau 2 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020” theo Quyết định (QĐ) 1956 của Thủ tướng Chính phủ, công tác đào tạo nghề cho LĐNT tại huyện Thọ Xuân đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giúp người dân nông thôn có điều kiện học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống.
    Từ nhu cầu thực tế để đào tạo nghề
 
    Khác với sự vắng vẻ trên mỗi ngả đường, trong ngôi nhà mái bằng rộng khoảng 60 m2 của gia đình chị Hòa, ở thôn 6, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân lại rộn ràng tiếng cười nói của các bà, các chị. Vừa nói chuyện, pha trò, song 35 con người nơi đây ai cũng khéo léo, tỉ mẩn luồn từng đường kim, mũi chỉ, xâu từng hạt cườm lấp lánh để sớm hoàn thiện bức tranh thêu. Nhìn vào khung cảnh như vậy, ai cũng đoán đây là một tổ nghề sản xuất, tuy nhiên đây lại là lớp học nghề thêu ren, đính cườm do chính quyền xã tổ chức nằm trong đề án đào tạo nghề cho LĐNT theo QĐ 1956 của Thủ tướng Chính phủ.
 
    Vốn là xã thuần nông, bà con chỉ làm nông nghiệp chứ không có nghề phụ gì, qua khảo sát, UBND xã Xuân Quang nhận thấy nhu cầu học nghề của bà con trong xã rất lớn, đặc biệt là những nghề có thể tận dụng lúc thời gian nông nhàn. Từ nhu cầu thực tế, cùng kế hoạch phân bổ của huyện, chính quyền xã Xuân Quang đã mở lớp dạy nghề  thêu ren, đính cườm cho bà con. Chị Lê Thị Thuận, Chủ tịch Hội LHPN xã, cho biết: “Năm 2010 xã đã mở một lớp dạy nghề thêu ren, đính cườm cho 35 học viên. Năm nay, qua khảo sát thấy đây là nghề rất phù hợp mà đầu ra lại được công ty bao tiêu luôn, bà con rất muốn được tiếp tục học nghề này, nên xã đã đề xuất với huyện  tiếp tục triển khai mở thêm một lớp nữa. Mỗi chị em đi học không những học được một nghề để kiếm thêm thu nhập mà còn được Nhà nước hỗ trợ 15.000 đồng/người/ngày”.
 
    Chị Lê Thị Hải, ở  thôn 3, phấn khởi khoe: “Cũng như 70 hộ dân trong xã, gia đình mình vẫn làm nghề thêu ren, đính cườm vào thời gian rảnh rỗi. Công việc tưởng chừng như thêm thắt như vậy thôi, nhưng mỗi tháng cũng mang về cho gia đình gần một triệu đồng”.
 
    Xuất phát từ kinh nghiệm ở cơ sở, bên cạnh các nhiệm vụ quan trọng, huyện Thọ Xuân luôn chú trọng điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu dạy nghề cho người lao động. Ngay từ khi triển khai QĐ 1956, ban chỉ đạo huyện đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ điều tra, khảo sát, xác định nhu cầu học nghề cho các địa phương. Chị Lê Thị Huệ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, cho  biết: Đào tạo nghề cho LĐNT mang tính đặc thù cao. Bên cạnh đào tạo theo nhu cầu trước mắt thì việc đào tạo đòi hỏi phải bám sát quy hoạch, chương trình khung với những tiêu chí chọn nghề phù hợp phục vụ nhu cầu lâu dài cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, doanh nghiệp và các cơ sở có nhu cầu sử dụng lao động.
 
    Cần sự vào cuộc của nhà quản lý, nhà trường, nhà nông và doanh nghiệp
 
    Theo báo cáo của UBND huyện Thọ Xuân, qua 2 năm triển khai thực hiện đề án đến nay toàn huyện đã mở được 23 lớp dạy nghề cho 816 LĐNT, trong đó có 12 lớp thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp, với các ngành nghề được đào tạo: trồng mía, nuôi lợn, thâm canh lúa cao sản, thêu ren, đính hạt cườm, gia công đá mỹ nghệ, hàn xì, may công nghiệp... Đa số người lao động sau khi được học nghề đã có việc làm ổn định, có mức thu nhập bình quân từ 60 - 80.000 đồng/ngày. Nhiều đối tượng sau khi được đào tạo đã được tuyển dụng vào làm việc trong các doanh nghiệp như Công ty Cầu Thăng Long, Công ty May Đức Giang và tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài...
 
    Để có kết quả đó, một trong những nhân tố quan trọng, cốt lõi là sự phối hợp, liên kết giữa các nhà quản lý, nhà trường, nhà nông và doanh nghiệp. Cụ thể là nhà quản lý có nhiệm vụ bảo đảm thực hiện đầy đủ các chính sách của đề án hỗ trợ cho LĐNT tham gia học nghề. Nhà trường là các trung tâm dạy nghề, các trường nghề có nhiệm vụ đào tạo các nghề theo nhu cầu, nguyện vọng của LĐNT. Nhà nông là những người nông dân trong độ tuổi lao động có nhu cầu, nguyện vọng học nghề, đào tạo các nghề. Đối với các doanh nghiệp cung cấp đầu vào, đầu ra cho lao động khu vực nông thôn tham gia học nghề.
 
    Cùng với sự phối hợp trên là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT. Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa”, huyện Thọ Xuân đã tổ chức hội nghị triển khai QĐ 1956 đến lãnh đạo chủ chốt các ngành và 41 xã, thị trấn; thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án do đồng chí phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công các thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách các xã, thị trấn; triển khai hội nghị tập huấn và tổ chức điều tra cung, cầu lao động trên địa bàn huyện làm cơ sở xây dựng đề án; tổ chức các hoạt động thực hiện đề án...
 
    Trao đổi với chúng tôi chung quanh vấn đề này, ông Hoàng Lộc Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: “Để đề án thực sự phát huy tối đa hiệu quả, trong thời gian tới, huyện Thọ Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT. Phối hợp với các cấp, các ngành tìm thêm nhiều địa chỉ việc làm mới cho người lao động sau khi tốt nghiệp; đồng thời, nghiên cứu thấu đáo những mô hình ngành nghề phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục, tập quán của người dân địa phương”.
.Bài và ảnh: Trần Hằng
 
 
 

  • Các tin tức đăng trước:

  •   11/12/2011: Thọ Xuân: Dạy nghề cho gần 1.000 người theo Đề án “Đào ...
      09/12/2011: Thọ Xuân: Phát triển ngành, nghề tiểu – thủ công nghiệp ...
      09/12/2011:Khám phá rừng Lam Kinh
      09/12/2011:Thọ Xuân: Phát triển ngành, nghề tiểu – thủ công nghiệp góp ...
      09/12/2011:Xuân Châu (Thọ Xuân): Nhiều mô hình phát triển kinh tế đạt ...

  • Các tin tức đăng sau:

  •   mẫu khai cho thân nhân TNXP
      Thư gửi mẹ
      CLB Thanh niên Thọ Minh với nghề mộc
      14/12/2011:Tuổi trẻ Thanh Hóa với các hoạt động bảo vệ rừng và PCCCR ...
      Câu chuyện về bà lão bán rau

    

    Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

    Gởi các bạn Thanh niên1 (17/8/1947)


    

      Tiêu điểm - Sự kiện

    + Hướng dẫn khôi phục sổ đoàn viên
    + Định hướng chủ đề sinh hoạt Chi đoàn
    + Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
    + Quy chế cán bộ đoàn
    + 6 bài học lý luận
    + Địa chỉ liên hệ của Bí thư Đoàn cơ sở


    

      Liên kết













    Chịu trách nhiệm nội dung và thiết kế: Phan Thanh Dũng - Bí thư Huyện đoàn
    Website sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt FireFox có thể download tại
    Mozilla Firefox