TỈNH ĐOÀN THANH HÓA
BCH ĐOÀN HUYỆN
THỌ XUÂN
***
Số: 21-KH/ĐTN
|
ĐOÀN
TNCS HỒ CHÍ MINH
Thọ Xuân, ngày 25 tháng 10 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
Tổ chức phong trào Thanh niên nông
thôn thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
Thực hiện Kế hoạch số 52-KH/ĐTN ngày 22/10/2013 của Ban chấp hành Tỉnh
đoàn Thanh Hóa về việc Tổ chức phong trào “Thanh
niên nông thôn thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”. Căn cứ tình hình thực tế
ĐVTN toàn huyện, Ban Thường vụ Huyện Đoàn Thọ Xuân triển khai phong trào Thanh
niên nông thôn thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, với các nội dung cụ thể như
sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phát huy vai trò
xung kích của thanh niên nông thôn (TNNT) trong phát triển kinh tế, tạo ra các
sản phẩm có sức cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần
thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng
và Nhà nước.
- Động viên, khuyến
khích, cổ vũ, hỗ trợ TNNT lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần; góp phần đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao
chất lượng tổ chức và hoạt động của Đoàn, mở rộng đoàn kết tập hợp thanh niên
nông thôn.
2.
Yêu cầu
Phong trào “Thanh niên nông thôn thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” phải được
triển khai sâu rộng tới tất cả các cấp bộ Đoàn, đến từng đoàn viên, thanh niên
nông thôn, tạo sức lan tỏa lớn về phong trào phát triển kinh tế ở nông thôn góp
phần tích cực cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân xây dựng Nông thôn mới thành
công.
II.
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO
1. Thi đua ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, công nghệ sinh học, lao động sáng tạo, hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp
Lao
động sản xuất kinh doanh hướng tới hiệu quả và có tính sáng tạo. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ sinh học trong các khâu của quá trình sản xuất và sau thu hoạch, chú
trọng ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để sản xuất ra các sản phẩm an
toàn, hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu thị trường. Chủ động và tham gia
sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản bảo đảm chất lượng, giá
thành hạ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh; Thường xuyên đúc kết kinh nghiệm
để bổ sung hoặc cải tiến quy trình kỹ thuật, đảm bảo thuận lợi khi ứng dụng vào
sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. BCH Đoàn các xã
căn cứ vào thực tế hoạt động phát triển kinh tế của ĐVTN đơn vị khảo sát nhu
cầu và đăng ký danh sách ĐVTN có nhu cầu tham gia các lớp chuyển giao tiến bộ
KHKT vào sản xuất đăng ký với Thường trực Huyện Đoàn để liên hệ với Tỉnh và
Trạm khuyến nông mở các lớp.
2. Thi đua đổi mới tư
duy, tìm hiểu, chia sẻ kiến thức mới, tạo dấu ấn trẻ
khác biệt trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông
thôn mới
Tăng cường chia sẻ thông tin, kiến thức mới về tái cơ cấu nông nghiệp,
xây dựng nông thôn mới; nâng cao kiến thức và năng lực thị trường trong TNNT. Tổ chức học văn hóa, học nghề nông để nâng cao khả năng ứng
dụng công nghệ mới trong TNNT. Chủ động tham gia công tác dồn điền, đổi
thửa tại địa phương, từng bước phá bỏ rào
cản tư duy, tập quán canh tác cũ, tiếp cận tư duy mới trong sản xuất nông
nghiệp. Duy trì các nghề truyền thống, đa dạng hoá các sản phẩm từ nghề
truyền thống; khuyến khích phổ biến kinh nghiệm, chuyển giao các nghề truyền
thống cho thanh niên địa phương, thanh niên các vùng lân cận.
3. Thi đua sản xuất ra các sản phẩm chất
lượng, mẫu mã đẹp đáp ứng yêu cầu thị trường
Ứng dụng và
nhân rộng mô hình sản xuất Global GAP, VietGAP (áp dụng các biện pháp sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm sạch và an toàn) trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra nhiều sản
phẩm có chất lượng. Thiết kế mẫu bao bì, nhãn hiệu cho các sản phẩm, đảm bảo
các quy định của ngành nông nghiệp, để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường,
gắn với xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm cụ thể. Tiếp cận và sử dụng
thành thạo máy móc, thiết bị công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, nhằm
tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
4. Thi đua xây dựng môi trường
sản xuất, kinh doanh cạnh tranh lành mạnh
Chủ động tham gia liên kết phát triển kinh tế theo từng
lĩnh vực, ngành nghề để tạo ra sức mạnh trong sản xuất, kinh doanh, cùng hợp
tác, giúp đỡ, chia sẻ, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế phát triển,
tạo ra sự phát triển hài hòa, lành mạnh và chống tình trạng vô trách nhiệm
trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Thành lập các CLB thanh niên phát triển
kinh tế cấp xã (Thị trấn) tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên giao lưu, giúp
nhau cùng phát triển.
III. GIẢI PHÁP CƠ BẢN
1. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho TNNT về
tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
- Tuyên
truyền cho TNNT về ý nghĩa, vai trò của việc tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng
nông thôn mới; Cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản về nông nghiệp, các kiến
thức khoa học, công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp,
kiến thức quản lý kinh tế, hiểu biết về thị trường để xây dựng kế hoạch sản
xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, sản xuất ra sản phẩm đúng yêu cầu
của thị trường; phổ biến các cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước,
của tỉnh và của huyện liên quan đến chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.
- Đa dạng
hóa các hình thức tuyên truyền đến đoàn viên, thanh niên phù hợp với điều kiện
tại địa phương: thông qua sinh hoạt chi đoàn, lồng ghép trong các hoạt động
Đoàn và sự kiện tại địa phương; qua việc tổ chức các diễn đàn, hội thảo; xây
dựng các tủ sách khoa học kỹ thuật của xã, tuyên truyền qua hệ thống loa phát
thanh xã.
- Xây dựng các
tin, bài trên Website huyendoanthoxuan.com
phản ánh phong trào TNNT thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.
- Phát huy có hiệu
quả Thư viện điện tử thanh niên (mở hàng
ngày vào gờ làm việc (trừ thứ 7 và chủ nhật) Tại Huyện Đoàn Thọ Xuân) để
thanh niên có điều kiện tiếp cận kiến thức KHKT trong sản xuất.
2. Hỗ trợ và tổ chức cho TNNT
tham gia phát triển kinh tế
- Tăng cường
tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho TNNT, đáp ứng yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; tư vấn, hỗ trợ TNNT tham gia các chương
trình, dự án phát phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chú trọng khai
thác và giới thiệu đoàn viên, thanh niên tham gia hiệu quả các chương trình, dự
án, đề án phát triển kinh tế - xã hội đã được UBND huyện phê duyệt.
- Phối hợp với phòng nông nghiệp,
công thương và tài nguyên môi trường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
sinh học, nâng cao kiến thức quản lý kinh tế, cung cấp thông tin thị trường cho
TNNT.
- Chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn và các tổ chức tín dụng khác để khai thác vốn
vay hỗ trợ TNNT phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Các tổ
chức Đoàn, Hội cơ sở chủ động, sáng tạo, làm cầu nối trong việc phát triển mối
liên kết 4 nhà “Nhà nông, Nhà khoa học,
Nhà doanh nghiệp, Nhà nước” nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng thị
trường, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao; tranh thủ sự liên kết,
đỡ đầu, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân, đoàn thể cho TNNT có các ý tưởng sản
xuất, kinh doanh mới, nhất là sản phẩm sau thu hoạch.
- Phối hợp
với các ban, ngành tạo cơ chế hỗ trợ TNNT lập nghiệp, giúp TNNT phát triển hiệu
quả các sáng kiến, ý tưởng trong sản xuất, kinh doanh; xây dựng Quỹ thanh niên
giúp nhau phát triển kinh tế tại cơ sở: các thành viên tham gia tự nguyện, đóng
góp, tạo điều kiện cho các thành viên khác có nhu cầu về vốn để mở rộng sản
xuất, kinh doanh chính đáng.
3. Củng cố, duy trì, phát triển và nhân rộng các mô
hình phát triển sản xuất, kinh doanh trong TNNT
- Thành lập các câu lạc bộ khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư thanh niên; nhóm tư vấn, hỗ trợ sáng kiến, sản
xuất kinh doanh.
- Thường
xuyên tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm về những mô hình làm kinh tế giỏi, gắn
với từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; tổ chức các triển lãm, hội trợ, ngày
hội thanh niên làm kinh tế giỏi.
- Xây dựng
và phát triển các Câu lạc bộ Thanh niên làm kinh tế giỏi để liên kết, tập hợp
những TNNT làm kinh tế giỏi cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ tham gia phát
triển kinh tế - xã hội.
- Hướng dẫn thành
lập và nhân rộng các mô hình: Hợp tác xã thanh niên, trang trại trẻ, tổ hợp tác
thanh niên và tổ tiết kiệm vay vốn.
- Xây dựng
các mô hình bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch, chế biến
thức ăn chăn nuôi, thực phẩm quy mô hộ, nhóm hộ phù hợp với khả năng quản lý,
tổ chức thực hiện của tổ chức Đoàn và TNNT.
4. Tôn vinh và nhân rộng các tập
thể, cá nhân tham gia thực hiện tốt phong trào TNNT thi đua sản xuất, kinh
doanh giỏi
- Thường xuyên tuyên truyền giới thiệu các cá nhân,
tập thể tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh trên website huyendoanthoxuan.com và đài truyền thanh huyện để ĐVTN học tập và noi
theo.
- Chủ động
phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hội thi câu lạc bộ khuyến nông,
khuyến ngư thanh niên và gặp mặt tôn vinh các điển hình thanh niên nông thôn tiêu
biểu trong phát triển kinh tế.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thời gian triển khai thực hiện phong trào
1.1. Thời gian
Phong trào TNNT
thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi được thực hiện trong 5 năm, từ năm 2013 đến
năm 2017 và được chia thành 2 giai đoạn.
* Giai đoạn 1: từ năm 2013 đến năm 2015
- Triển khai
sâu rộng nội dung phong trào TNNT thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đến cán bộ,
đoàn viên, thanh niên nông thôn. Hết quí IV năm 2013 hoàn thành việc triển khai
phong trào đến các cơ sở đoàn.
- Chọn điểm để
chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào và tiến hành sơ kết điểm chỉ đạo phong
trào vào quý IV năm 2014.
- Quý II năm
2015 tiến hành khảo sát, kiểm tra, tổ chức hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm giai
đoạn 1, đồng thời xây dựng những nội dung, giải pháp sát thực tiễn để tiếp tục
đẩy mạnh phong trào trong giai đoạn 2.
* Giai đoạn 2: năm 2016 và 2017
- Trên cơ sở
kết quả và kinh nghiệm triển khai phong trào giai đoạn 1 để triển khai thực
hiện nội dung của phong trào gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
- Đánh giá
kết quả thực hiện phong trào ở giai đoạn 2, căn cứ vào kết quả thực hiện và
tình hình thực tiễn, để tiếp tục đề xuất phong trào trong giai đoạn tiếp theo.
2. Huyện Đoàn
- Xây dựng
kế hoạch, hướng dẫn tổ chức phong trào TNNT thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
triển khai tới Đoàn các xã, thị trấn.
- Phối hợp với các
ban, ngành có liên quan tạo cơ chế, nguồn lực giúp đoàn viên, thanh niên nông
thôn tham gia thực hiện tốt phong trào tại địa phương, khuyến khích TNNT phát
triển kinh tế.
- Tuyên truyền và
giới thiệu những cá nhân, tổ chức triển khai tốt phong trào trên đài truyền
thanh huyện và website huyendoanthoxuan.com.
- Định kỳ tổ chức
kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, kết hợp tuyên dương, khen thưởng
các tập thể, cá nhân tiên tiến trong thực hiện phong trào.
- Thống nhất chọn
hai đơn vị Nam Giang và Thọ Minh làm điểm cấp huyện.
3. Đoàn các xã, thị trấn
- Ban Thường vụ Đoàn các xã, thị
trấn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai và tổ chức thực
hiện phong trào phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị. Tổ chức
quán triệt các nội dung và giải pháp triển khai phong trào đến các chi đoàn,
đến đoàn viên, thanh niên.
- Căn cứ vào
tình hình thực tiễn của địa phương để lựa chọn nội dung cần tập trung chỉ đạo,
xác định điểm chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi để rút
kinh nghiệm nhân rộng. Định kỳ tổ chức tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá
nhân tiên tiến trong thực hiện phong trào.
- Chủ động
tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền giao cho tổ chức Đoàn và thanh niên
đảm nhận thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông
thôn; chủ động đề xuất các hoạt động phối hợp tạo cơ chế, nguồn lực giúp đoàn
viên, thanh niên nông thôn tổ chức thực hiện tốt phong trào tại địa phương.
Ban Thường vụ Huyện Đoàn yêu cầu Ban Thường vụ Đoàn các các
xã, thị trấn chủ động tổ chức triển khai phong trào Thanh niên nông thôn thi đua sản xuất kinh
doanh giỏi; Định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả
thực hiện phong trào ở các cấp và báo cáo kết quả về BTV Huyện Đoàn qua Văn
phòng Huyện Đoàn (SĐT: 0373.833.096,
Email: huyendoanthoxuan.com).
Nơi nhận:
- Thường
trực Huyện ủy, UBND huyện (b/c);
- BTV
Tỉnh Đoàn (b/c);
- Ban
DV, Ban TG, VP Huyện ủy (b/c);
- Đoàn
các xã, thị trấn (t/h);
- Lưu
VP.
|
TM. BTV HUYỆN ĐOÀN
BÍ THƯ
Đã ký
Lưu Thị Anh
Đào
|