HUYỆN ĐOÀN THỌ XUÂN

  Trang chủ
  Cơ cấu tổ chức
  Thông tin hàng tháng
  Tin tức - Sự kiện
  Tin hđ Đoàn - Hội cơ sở
  Tin Đoàn - Đội trường học
  Văn bản mới Đoàn - Hội
  Văn bản mới trường học
  Kỹ năng nghiệp vụ
  Mô hình - Điển hình
  Các Câu lạc bộ
  Kỹ năng sống
  Họctập và làm theo lời Bác
  Cơ quan TT Huyện Đoàn
  Góc giải trí
  Các câu lạc bộ
  Liên hệ
  Quản lý website


thoxuan_files/tdkg_news.png
   


Huyện Đoàn Thọ Xuân: Hỗ trợ 125 mô hình phát triển kinh tế của thanh niên
19/4/2024: Báo cáo Tháng 4/2024
21/4/2024: Huyện Thọ Xuân: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024
15/4/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân tổ chức Hội nghị tổng kết “Tháng Thanh niên” năm 2024; sơ kết công tác Đoàn và phong trào TTN quý I ...
25/3/2024: Huyện ủy Thọ Xuân: Gặp mặt cán bộ Đoàn chủ chốt nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM (26/3/1931 - 26/3/2024)
22/3/2024: Gặp mặt CLB cán bộ Đoàn huyện Thọ Xuân nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ CHí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024)
Gương thanh niên làm kinh tế giỏi ở xã Xuân Phong
20/3/2024: Báo cáo Tháng 3/2024
20/3/2024: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Xuân Giang: Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Thanh niên năm 2024
20/3/2024: Tuổi trẻ xã Xuân Phong chung tay xây dựng NTM nâng cao
20/3/2024: Tuổi trẻ xã Xuân Hoà tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi tháng thanh niên năm 2024
19/3/2024: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị trấn Thọ Xuân ra quân ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng NTM và ngày Chủ nhật xanh”
19/3/2024: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị trấn Sao Vàng sôi nổi các hoạt động trong Tháng Thanh niên 2024
19/3/2024: Thanh niên xã Thuận Minh tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
18/3/2024: Các Liên đội trường Tiểu học trên địa bàn huyện đồng loạt tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khoẻ”

   
       

 


      Hỏi đáp "Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên"

Câu 1: Vị thành niên là ai?

VTN (người sắp đến tuổi trưởng thành) là những em đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ ấu thơ sang trưởng thành trong độ tuổi từ 10- 19 (theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới). Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi bao gồm: Sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác.

Tuổi VTN còn được chia ra ba nhóm:

* Nhóm VTN sớm (10-13 tuổi)

* Nhóm VTN giữa (14-16 tuổi)

* Nhóm VTN muộn (17-19 tuổi)

Sự phân chia các nhóm như vậy là dựa trên sự phát triển thể chất, tâm lý xã hôi của từng thời kỳ, sự phân chia này cũng chỉ có tính chất tương đối. Vì trong thực tế, yếu tố tâm sinh lý, phát triển thể lực của mỗi em có những đặc điểm riêng biệt không hoàn toàn theo đúng như sự phân định. Cho nên nếu cha mẹ nhận thấy tại sao con mình lại có những vấn đề không giống hoàn toàn với các em cùng trang lứa thì điều đó cũng là điều bình thường và không nên quá lo lắng.

Tuổi VTN là thời kỳ có những thay đổi lớn lao trong cơ thể. VTN đang đứng trước ngã ba đường đời, họ có thể và phải bắt đầu tự làm việc cho mình. Nếu bắt đầu cuộc sống một cách tốt đẹp, họ có thể có được một sức sống và ý chí để làm việc, nhưng họ cần giúp đỡ và cơ hội, và có được một mạng lưới an toàn khi va vấp. Những khả năng phát triển mới này tạo ra những hành vi mới.

Những hành vi này không những thay đổi tùy theo giới tính và sự trưởng thành về thể lực, trí tuệ và những quan hệ xã hội của các cá nhân VTN mà còn tùy thuộc vào môi trường xã hội, văn hóa, chính trị, vật chất, kinh tế nơi họ sống.


Câu 2: Tuổi vị thành niên có ý nghĩa như thế nào?

Tuổi VTN là một trong những giai đoạn sôi nổi và có lẽ phức tạp nhất của cuộc đời, đây là thời điểm mà VTN đảm nhận trách nhiệm mới và tự mình thử nghiệm, khám phá và có khi là mạo hiểm. Các em đi tìm bản sắc riêng của chính mình, áp dụng những giá trị đã được lĩnh hội từ giai đoạn trẻ thơ và phát triển các kỹ năng để trở thành những người lớn có trách nhiệm và biết quan tâm đến người khác. Khi được giúp đỡ và động viên, các em sẽ phát triển một cách phi thường, trở thành những thành viên có khả năng và đóng góp có ý nghĩa cho gia đình và cộng đồng. Tràn trề khí thế, thôi thúc bởi sự tò mò không dễ bị dập tắt, VTN có khả năng thay đổi những hành vi tiêu cực trong xã hội và bứt phá vòng luẩn quẩn của sự xung đột và phân biệt đối xử vốn đã thấm nhuần từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với sự sáng tạo và lòng nhiệt tình, VTN có thể thay đổi một cách bất ngờ, đem lại một thế giới tốt đẹp hơn cho bản thân các em và cho mọi người.

Khi lên 10, các em bắt đầu một chặng đường dài qua các giai đoạn của tuổi VTN. Cuộc hành trình này có thể gian nan, dễ mất phương hướng, nhưng cũng rất sôi động và đầy thú vị. Đánh dấu bước khởi đầu của hành trình VTN tìm kiếm chính bản thân mình, cũng như đi tìm ý nghĩa và vị trí trong cuộc sống. Các em giàu trí tưởng tượng, tràn đầy khí thế về thế giới xung quanh và vị trí của em trong thế giới đó. Có thể nói giai đoạn VTN được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh cả về trí tuệ và thể lực. Đây cũng là thời kỳ được đánh dấu những bước phát triển lớn về mặt xã hội, các em có xu hướng thoát khỏi phạm vi gia đình để hòa nhập vào tập thể cùng lứa tuổi, các em ham muốn tìm hiểu, khám phá và phát triển kỹ năng mới để tự khẳng định mình.

Tuổi VTN là giai đoạn quan trọng để hình thành tính cách và bản sắc. Đây cũng là giai đoạn nhiều VTN tham gia vào cuộc sống xã hội và có đóng góp dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong mỗi gia đình, VTN có vai trò quan trọng là lực lượng lao động sẽ thay thế cha mẹ để bảo đảm đời sống cho các thành viên trong gia đình và sự tồn tại, phát triển của mỗi gia đình, mỗi dòng tộc. Vì vậy, nếu VTN được bắt đầu cuộc sống một cách tốt đẹp , họ có thể có được một sức sống và một ý chí để học tập, để lao động. Ngược lại, nếu họ mắc sai lầm trong thời kỳ này thì sẽ bị tổn thương lớn về thể chất, tinh thần mà có thể không bao giờ hồi phục lại được.

Là những người chủ tương lai, kế tục và phát huy những thành quả của đất nước, cha mẹ cần giúp các em tích cực học tập, chuẩn bị cho các em kiến thức đầy đủ để làm chủ cuộc sống của mình và tham gia xây dựng xã hội. Cha mẹ cần định hướng để VTN ý thức được những việc nên làm và nên tránh xa những việc không nên làm như: ma túy, mại dâm, văn hóa phẩm đồi trụy; biết tiếp thu những cái mới, loại trừ những cái xấu, kết hợp hài hòa văn hóa hiện đại với những bản sắc văn hóa dân tộc.

VTN là thời kỳ tràn đầy hứa hẹn và hy vọng nhất của cuộc đời. Nếu có thể là bệ phóng để sản sinh ra những người trẻ tuổi đầy tự tin nếu được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tạo dựng tương lai tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.


Câu 3: Sức khỏe sinh sản là gì?

SKSS là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn hài hòa về mặt xã hội, tinh thần và thể chất trong tất cả những vấn đề có liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng và quá trình hoạt động của nó. Nó có nghĩa là con người có khả năng sinh sản và được tự do quyết định có hay không, khi nào, bao lâu và như thế nào trong việc này. Điều này cũng có nghĩa là quyền của phụ nữ và nam giới được thông tin và tiếp cận các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp nhằm điều hòa việc sinh đẻ không trái với pháp luật; quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp giúp cho người phụ nữ trải qua thai nghén và sinh đẻ an toàn, và tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để có đứa con khỏe mạnh.

Từ định nghĩa này có thể khẳng định rằng, việc chăm sóc SKSS  là một tổng thể các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa hậu quả và giải quyết các vấn đề về SKSS. Nó cũng bao gồm cả SKTD với mục đích là đề cao cuộc sống và các mối quan hệ riêng tư, chứ không chỉ là việc tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh LTQĐTD. SKSS không phải chỉ là trạng thái không có bệnh tật hoặc các vấn đề sức khỏe khác, mà SKSS phải được hiểu trong khuôn khổ của các mối quan hệ giữa sự thực hiện và rủi ro, cơ hội có đứa con mong muốn hoặc ngược lại, tránh mang thai ngoài ý muốn và không an toàn. SKSS góp phần rất lớn cho nguồn an ủi về thể chất và tâm lý xã hội và sự gần gũi, sự trưởng thành cá nhân và xã hội. SKSS kém đi liền với bệnh tật, lạm dụng, mang thai ngoài ý muốn và tử vong.

* Ở Việt Nam những nội dung SKSS ưu tiên bao gồm 7 vấn đề sau đây:

* Quyền sinh sản

* Kế hoạch hóa gia đình

* Làm mẹ an toàn

* Phòng tránh phá thai, phá thai an toàn

* Phòng trách các bệnh NKĐSS, LTQĐTD và HIV/AIDS

* Chăm sóc SKSS VTN


Câu 4: Sức khỏe sinh sản vị thành niên là gì?

SKSS VTN là những nội dung về SKSS liên quan, tương ứng với lứa tuổi VTN, đó là tình trạng khỏe mạnh của VTN về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng và quá trình hoạt động của nó.

Tất cả những vấn đề về sức khỏe trong thời kỳ VTN đều liên quan đến sự phát triển tự nhiên của thể chất và tinh thần, về giới tính, nó tác động một cách cực kỳ sâu sắc và mạnh mẽ tới sự phát triển của cá thể trong giai đoạn tiếp theo hình thành một con người hoàn thiện với các chức năng đầy đủ đặc biệt là các chức năng về tình dục, sinh sản và các lĩnh vực tâm sinh lý.


Câu 5: Vì sao giáo dục SKSS VTN là đặc biệt quan trọng đối với các bậc cha mẹ?

Thời kỳ tuổi VTN được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh về tâm lý và thể lực, đây cũng là thời kỳ đánh dấu những bước phát triển lớn về mặt xã hội trong cuộc đời của mỗi con người.

Các nhà khoa học cho rằng, đây là thời kỳ đặc biệt, có nhiều biến đổi đột ngột, mạnh mẽ và sinh lý- đánh dấu sự trưởng thành giới tính của tuổi VTN. Sự phát triển thể chất đã tác động mạnh mẽ đến đặc trưng tâm lý, tạo cho VTN có những rung động đầu đời, những cảm xúc giới tính, những khẳng định và xu hướng thích được thừa nhận “đã là người lớn”, chính những cấu tạo tâm lý mới đã tạo nên sự “nổi loạn” trong mọi hành vi ứng xử của tuổi VTN, tạo nên những mâu thuẫn giữa VTN và phụ huynh, tạo nên hội chứng bồn chồn, lo lắng, tò mò và “phá cách” của VTN.

Để khắc phục tình trạng trên, VTN cần được cung cấp kiến thức về cấu tạo tâm, sinh lý lứa tuổi dậy thì, hình thành kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử trong gia đình, nhà trường, xã hội và bạn bè. VTN cần được định hướng để có nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu và tình dục để từ đó hình thành lối sống lành mạnh, có văn hóa.


Câu 6: Những nguy cơ và thách thức nào đang đặt ra đối với VTN hiện nay?

VTN là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước trong tương lai; là lực lượng lao động sẽ thay thế bố mẹ để đảm bảo đời sống và sự tồn tại, phát triển của mỗi gia đình. Tuy nhiên, VTN đang đương đầu với nhiều khó khăn, nguy cơ và thách thức mà gia đình, nhà trường và toàn xã hội phải quan tâm giải quyết:

* Tình trạng VTN có thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, mắc các bệnh LTQĐTD, nhiễm HIV/AIDS, sử dụng và lạm dụng chất gây nghiện chiếm tỉ lệ còn cao. Hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến SKSS VTN. Theo số liệu của Bộ Y tế, tình trạng nạo hút thai ở lứa tuổi VTN trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Số ca phá thai hàng năm ở lứa tuổi VTN có khoảng 120.000 trường hợp (chiếm 10% tổng số người phá thai). Hiện tượng lây nhiễm HIV/AIDS ở lứa tuổi VTN cũng đang ở mức báo động, cũng theo thống kê này, có tới 14% số người là trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV/AIDS.

* Thiếu kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để chăm sóc SKSS, SKTD; Tiếp cận, sử dụng các dịch vụ thân thiện về chăm sóc SKSS, SKTD chưa được nhiều. Thời đại bùng nổ thông tin dẫn VTN tiếp cận với nhiều nguồn phức tạp, không lành mạnh.

* Tác động nhiều mặt của xã hội và điều kiện sống khiến cho tuổi dậy thì sớm hơn, trong lúc đó các em không được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về chăm sóc SKSS.

* Nhiều VTN ở nông thôn muốn ra đô thị để hy vọng có được việc làm cuộc sống sẽ rễ chịu trong khi không có  nghề nghiệp, nhà cửa…dễ bị cưỡng bức và bị xâm hại về tinh thần, thể chất…

* Vấn đề bình đẳng giới, tảo hôn trong quan niệm xã hội vẫn chưa được cải thiện, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nghèo.

* Cha mẹ còn thiếu kiến thức chăm sóc SKSS VTN, không giải thích được những thắc mắc của các em, thường lảng tránh và định kiến.

* Các chương trình hiện tại cho VTN chưa hướng tới đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho họ. Thiếu thông tin và thông tin chậm trễ đang làm cho giới trẻ hiểu lệch lạc về hành vi tình dục.

Các định kiến của xã hội khiến VTN dễ bị tổn thương về SKSS; SKTD, và khi xẩy ra những việc ảnh hưởng đến SKSS thì sự phản ứng của gia đình, nhà trường và xã hội chưa tạo thuận lợi cho họ tự khắc phục.


II. Những nội dung cơ bản về SKSS VTN

Câu1:  VTN có những thay đổi như thế nào về thể chất?

Có thể nhận thấy những thay đổi về thể chất sau đây ở tuổi dậy thì:

Những thay đổi thể chất ở em gái:

* Ngay khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể các em bắt đầu phát triển nhanh hơn mức bình thường. Các em gái cao rất nhanh và khi 18 tuổi các em có thể cao bằng một người phụ nữ trưởng thành.

* Ngoài thay đổi về chiều cao, vú bắt đầu phát triển, mọc lông ở bộ phận sinh dục và xuất hiện mụn trứng cá ở mặt.

* Giai đoạn dậy thì chính thức được đánh dấu bằng lần hành kinh đầu tiên, báo hiệu trứng đã bắt đầu rụng và có khả năng có thai. Giai đoạn này diễn ra những biến đổi quan trọng cho việc chuẩn bị làm mẹ sau này: Tử cung lớn và dày hơn, tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra.

Những thay đổi về thể chất ở em trai:

* Khi các em trai bước vào tuổi dậy thì, đặc điểm rõ rệt nhất là sự phát triển mạnh mẽ về chiều cao và đến 17- 18 tuổi hầu hết các em đã đạt chiều cao tối đa.

* Cùng với sự phát triển chiều cao, dần dần xuất hiện lông mu, ria mép và mọc mụn trứng cá. Đồng thời dương vật và tinh hoàn cũng bắt đầu phát triển về kích thước. Thanh quản mở rộng, vỡ giọng nói. Tiếp đó là sự phát triển của các cơ bắp ở ngực, vai và đùi và bắt đầu có hình dáng đặc trưng của nam giới.

Lưu ý: Ở tuổi dậy thì không phải tất cả các em cùng tuổi hoăc cùng giới đều phát triển như nhau. Có em có một số biểu hiện thay đổi sớm hơn một số em khác và một số biều hiện thay đổi chậm hơn các em khác.

Câu 2:  VTN có những thay đổi như thế nào về tâm lí, tình cảm?

VTN là những người không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn dù là con trai hay com gái, diễn biến tình cảm và tâm lý cũng có những điểm giống nhau do lứa tuổi, tất nhiên ở mỗi giới có thể có các biểu hiện ít nhiều khác nhau.

* Ở tuổi VTN nhóm sớm (10 - 13 tuổi): về mặt tâm lý và tình cảm, các em bắt đầu có tư duy trìu tượng; các em ý thức được mình không còn là trẻ con nữa. Trong hành động, các em muốn thử sức mình và muốn khám phá những điều mới lạ. Các em thường quan tâm, đến những thay đổi của cơ thể, nhất là các em gái dễ băn khoăn, lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm ở cơ thể mình khi so sánh với các bạn cùng lứa. Các em cũng bắt đầu quan tâm đến bè bạn, muốn tách khỏi sự bảo hộ của bố mẹ, tuy nhiên các em vẫn còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm và vẫn phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình.

* Ở tuổi VTN nhóm giữa (14 -16 tuổi): các em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè cùng lứa. Nhu cầu về tình bạn trở nên quan trọng và dễ chịu ảnh hưởng (tốt cũng như xấu) của nhóm bạn đó; đặc biệt chú ý đến người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. Các em tiếp tục phát triển mạnh về tư duy trìu tượng, tuy vậy các em lại thường thay đổi tình cảm một cách dễ dàng, khi vui, khi buồn kiểu "sớm nắng chiều mưa". Khi mong muốn điều gì, các em muốn được thoả mãn nhu cầu ngay và có thể hành động bất chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đấy đủ khả năng tự phê phán. Cũng ở nhóm tuổi này các em thường muốn tìm hiểu về khả năng hoạt động tình dục của mình.

* Ở tuổi VTN nhóm muộn (17 - 19 tuổi): cơ thể và chức năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể các em đã gần như hoàn chỉnh. Về mặt tâm lý, tình cảm đã có cách suy nghĩ, ứng xử khá chín chắn giống như người trưởng thành. Có suy nghĩ kế hoạch cho tương lai, về sự lựa chọn nghề nghiệp một cách thực tế hơn, ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm bớt, thường kén chọn bạn thích hợp với mình (bạn tâm giao). Tình yêu ở nhóm tuổi này thực tế hơn, đã phân biệt tình bạn và tình yêu chứ không còn mơ hồ như những năm trước đó.

Trên đây là những nét chính về phát triển tâm lý, tình cảm của các nhóm tuổi VTN. Sự phát triển đó sớm, muộn khác nhau giữa các cá nhân và phụ thuộc không ít về môi trường sống của VTN trong gia đình, nhà trường và xã hội. Có thể nói cách sống và ứng xử của các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và đặc biệt là của bạn bè cùng lứa có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển tâm lý, tình cảm của các em trong lứa tuổi này.


Câu 3: Cha mẹ nên nói chuyện về giới tính, tình dục với con ở độ tuổi nào?

VTN thường tò mò về giới tính ngay khi còn nhỏ tuổi. Cha mẹ nên bắt đầu nói chuyện về giới tính, về sự phát triền, trưởng thành, các bộ phận cơ thể, ngay khi con mình còn nhỏ. Nhiều cha mẹ bắt đầu giáo dục con mình ngay khi các em ở lứa tuổi mẫu giáo. Vì vậy, sau này khi con đã lớn hơn họ càng dễ dàng nói chuyện với chúng hơn. Những đứa trẻ khi còn nhỏ đã thảo luận về giới tính với cha mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn và vì vậy, sẽ dễ dàng hỏi cha mẹ khi chúng có những thắc mắc hoặc có vấn đề liên quan đến giới tính và tình dục mà chúng gặp phải sau này.

Tuy nhiên, ở nhiều gia đình nhiều cha mẹ chưa bao giờ nói chuyện về giới tính với con thì ngay bây giờ hãy tận dụng một cơ hội và hoàn cảnh để nói chuyện với con về giới tính. Hãy nhớ rằng không bao giờ là quá trễ, thà cung cấp thông tin về giới tính cho con muộn còn hơn không.

Hãy tận dụng những cơ hội để có thể giáo dục giới tính cho phù hợp với lứa tuổi VTN. Ví dụ: Khi con bắt đầu dậy thì, cha mẹ có thể đề cập khi họ phát hiện những thay đổi ở con cái của mình (vỡ giọng, phát triển ngửa) và sử dụng cơ hội này để thảo luận những thay đổi tất yếu diễn ra ở lứa tuổi VTN.

Lưu ý: Dù con cái ở độ tuổi nào cha mẹ cũng có thể sử dụng sách, tài liệu, tranh ảnh, đĩa hình và các chương trình tivi phù hợp với lứa tuổi đó để thảo luận về giới tính, tình dục với con.


Câu 4: Khi nói chuyện về giới tính và tình dục với con cái, cha mẹ nên lưu ý điều gì?

* Tận dụng những mẩu chuyện mang tính giáo dục định hướng:

Một trường hợp VTN có thai, chuyện của người hàng xóm hay các thông tin trên báo, chương trình tivi có thể giúp cha mẹ bắt đầu câu chuyện.

* Trả lời đầy đủ mọi câu hỏi của con cái: Sử dụng từ ngữ đơn giản, chính xác khoa học (sử dụng chính xác tên gọi các cơ quan sinh dục và các hành vi tình dục. Cho con cái nói trước gương nếu thấy chúng ngại).

* lắng nghe nhiều hơn nói: Ví dụ: sau khi hỏi "Con nghĩ thế nào về vấn đề đó?", cần lắng nghe xem con bạn nghĩ gì. Sau cùng, bạn có thể nói thêm rằng: "Mẹ/bố tán thành suy nghĩ của con" hoặc "Bố/mẹ chưa từng nghĩ về chuyện này như thế trước đây. Bố/mẹ luôn nghĩ rằng . . . Bố/mẹ rất vui khi con đã chia sẻ suy nghĩ với bố/mẹ"; “Bố mẹ luôn là người bạn lớn tuổi của con, nếu con có suy nghĩ gì về vấn đề giới tính thì cùng trao đổi, nói chuyện với bố mẹ nhé”,…

* Nghĩ về những câu hỏi mà con bạn sẽ hỏi bạn tiếp: Ví dụ, câu hỏi "Bao nhiêu tuổi thì con được làm chuyện đó?" có thể ám chỉ rằng "Con đang nghĩ về hoạt động tình dục. Con nên làm gì bây giờ?". Cần trả lời thẳng vào câu hỏi của con về lứa tuổi được làm việc đó, giải thích cho con hiểu thời điểm chín muồi chức năng về sinh sản, sinh lý, tâm lý để hình thành một con người hoàn thiện. Tuy nhiên nên nhớ rằng một câu hỏi về tình dục không mang ý nghĩa rằng con bạn đang có hoặc đang nghĩ về hoạt động tình dục. Vì vậy bạn không nên vội đưa ra kết luận.

* Hãy luôn sẵn sàng: Hãy để cho con bạn biết rằng bạn luôn sẵn sàng nói chuyện về vấn đề tình dục và tạo thành thói quen nói chuyện về những suy nghĩ và cảm nhận của bạn và đề nghị con nói về suy nghĩ và cảm nhận của chúng.

* Đưa ra câu hỏi: Thậm chí khi con bạn không hỏi, bạn hãy hỏi về những suy nghĩ của con bạn.

* Hãy chân thành: Bạn phải rõ ràng và thành thật về những cảm nghệ của mình và tìm hiểu cái mà bạn muốn nói về những cảm nghĩ của bạn trước khi nói với con cái.

* Hãy nhẹ nhàng và bình tĩnh trong mọi trường hợp: Coi những khuyết điểm của con là những cơ hội học hỏi tích cực. Chỉ trích, rầy la, quát mắng, quở trách sẽ làm cho giao tiếp với con trở nên khó khăn và làm tổn thương lòng tự trọng của chúng.

* Hãy giữ phương pháp giao tiếp cởi mở: Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ nét mặt và ngữ điệu nói để giúp thể hiện rằng bạn yêu và tôn trọng chúng nhiều như thế nào.

* Tìm hiểu thế giới của con cái: Phải biết về thế giới con bạn đang sống. Chúng cảm nhận có những áp lực nào? Với chúng cái gì là bình thường. Cái gì là "vấn đề nhạy cảm". Nếu bạn chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến bạn bè của con bạn và hoạt động của chúng, chúng sẽ biết rằng bạn lo lắng cho con và bạn muốn là một phần trong cuộc sống của con.

* Hãy kiên nhẫn: Con bạn tìm hiểu và biết thông tin về giới tính từ rất nhiều nguồn. Bạn cần phải chọn lọc, kể cho chúng và hình thành kiến thức cho chúng khi chúng lớn lên và trưởng thành. Hy vọng có các câu hỏi giống nhau để gợi lại vấn đề.

* Hãy giữ sự hài hước: Cười bản thân bạn; đừng cười con bạn, tự chế nhạo bản thân mà không bao giờ chế giễu con bạn.

* Nhắc lại những cảm nhận của bạn khi bạn ở tuổi VTN: Hãy nhớ rằng VTN là giai đoạn khó khăn. Lúc này, các em có thể đấu tranh vì cái tôi và sự  tự lập riêng tư. Nhưng một lúc sau đó lại cần đến sự hỗ trợ của người lớn.

* Hãy lắng nghe kỹ những điều mà con bạn nói hoặc hỏi: Đừng cho rằng một VTN có kinh nghiệm hoặc không có kinh nghiệm, lão luyện hay ngờ nghệch về tình dục. Và hãy phản ứng lại câu hỏi thực tế hay câu hỏi ngụ ý, không phải vì sự lo lắng của bạn. Nếu bạn cung cấp cho các em những thông tin sai lệch, chúng có thể mất lòng tin vào bạn, cũng như là chúng sẽ tin tưởng bạn nếu bạn là nguồn cung cấp thông tin chắc chắn, chính xác và rõ ràng. Tất nhiên, các quyết định của VTN có thể khác với quyết định của bạn, nhưng chúng vẫn thuộc phạm vi cho phép.


Câu 5: Nói dối là một hiện tượng tâm lý ở tuổi VTN. Cha mẹ căn cứ vào những dấu hiệu nào để phát hiện con mình đang nói dối?

Trong khi cha mẹ nghĩ rằng nói dối là những vấn đề gây hậu quả nghiêm trọng, thì ngược lại, VTN không nghĩ đó là một vấn đề lớn . Các em thường  nói dối bố mẹ vì các lí do: Muốn có không gian riêng tư, muốn được tự do hơn và cảm thấy mình xứng đáng được hưởng điều đó, và việc mắc lỗi khiến các em cảm thấy rắc rối. Khi phát hiện con mình đang nói dối là hãy hiểu rằng các em sẽ không cố tình làm bạn đau đớn bằng cách nói dối. Vì vậy đừng tự để ý nghĩ đó ám ảnh mình. Trách nhiệm của cha mẹ là phải nói với con nói dối là một hành động gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng căn cứ vào dấu hiệu nào để cha mẹ phát hiện con mình nói dối?

* Khi con bạn nói dối, các cháu sẽ đề phòng và sẽ không vui nếu bạn tìm cách điều tra câu chuyện của nó. Khi bị yêu cầu kiểm tra, mà tìm cách đề phòng với thái độ ngạc nhiên thì đây là một dấu hiệu chắc chắn rằng có điều gì đó sai và con bạn đang nói dối bạn.

* Nếu con bạn tránh không nhìn khi nói chuyện với bạn hoặc nhìn bạn rất lâu và không chớp mắt thì đó là một dấu hiệu cho biết có thể nó đang nói dối. Nếu bạn nới chuyện với con mình trên cơ sở hợp lý, bạn sẽ thấy có sự sai lệch trong cách hành xử của con khi chúng nói dối bạn.

* Khi VTN nói dối nhiều lần, các em thường nhìn xuống phía dưới. Khi ai đó nói với bạn vào việc đã xảy ra và đó là sự thật thì họ sẽ nhìn lên và "nhìn" sự kiện đang xảy ra như nó đã xảy ra. Nhưng khi ai đó đang tận dụng sự sáng tạo của họ để "nguỵ trang" cho những gì đã xảy ra, thì họ sẽ nhìn xuống phía dưới.

* Những người đang nói dối sẽ thể hiện ra nét mặt và hành vi. Loại ngôn ngữ cơ theer này là một cái gì đó xảy ra thường xuyên khi họ đang nói dối. Thật không dễ dàng khi biết được ngay điều này cho tới khi bạn biết cách xác định nó.

* Sự ngập ngừng trong nói chuyện. Một số người phát hiện con mình nói  dối qua điều này khi nói chuyện trực tiếp hay qua điện thoại với con. Nếu yêu cầu trẻ kể tỷ mỉ những gì chúng đang làm, thì chúng sẽ ngập ngừng trước khi trả lời , đó là lúc để chúng nghĩ ra một điều gì đó.

*Những người đang nói dối thường tỏ ra bồn chồn lo lắng. Nhưng đây cũng là một dấu hiệu của stress. Vì vậy bạn không nên căn cứ hẳn vào điều này để xác định. Hãy tìm hiểu vấn đề thật kỹ.

* Những VTN nói dối thường tránh không đi vào chi tiết câu chuyện, hoặc nêu rõ ràng các chi tiết của câu chuyện mà thay đổi nội dung theo hướng khác. Tuy nhiên, điều này không lặp lại thường xuyên ở những VTN thông minh. Hãy tìm hiểu câu chuyện và xem chúng phản ứng như thế nào.

Tình huống

Con trai đã lớn, đi học về thường đóng cửa ngồi trong phòng một mình rất lâu. Trước tình trạng do cha mẹ sẽ xử lý thế nào ?

Gợi ý cách ứng xử:

* Chắc chắn con bạn đang gặp khó khăn về học tập hoặc về quan hệ với bạn bè, hoặc bất bình với cách ứng xử của cha mẹ, nên có biến đổi tâm lý theo chiều hướng thu mình lại, điều đó thật bất lợi và khó khăn cho bạn. Bạn hãy thử làm:

* Nếu khó khăn về học tập: động viên con đừng nản chí và hãy cùng con tìm cách giải quyết như tìm thầy cô giáo phụ đạo, trao đổi tình hình với thầy cô ở trường, nhờ các bạn giúp đỡ, học nhóm, . . .

* Nếu khó khăn về việc quan hệ với bạn bè thì hãy khuyên con: Nếu con sai nên xin lỗi bạn, nếu con đúng con hãy chờ đợi bạn đến khi bạn hiểu đúng mình thì thôi, không nên mang nỗi buồn trong lòng ảnh hưởng đến học tập.

* Nếu bất bình về chuyện gia đình: Gia đình bạn hãy xem xét mọi góc cạnh của vấn đề: Hãy tự hỏi: mình đã làm gì để con buồn, con bất bình. Nếu lỗi tại bạn, hãy thẳng thắn xin lỗi con.

* Nếu vì biến đổi tâm lý thì hãy lôi cuốn con vào một số việc gia đình như giao việc cho con giúp đỡ em bé, hỗ trợ công việc cho anh/chị hoặc cùng đi làm việc của nhà mình, của họ hàng thậm chí có thể là công việc của hàng xóm láng giềng.

* Lấy con làm trung tâm vui vẻ cho cả nhà. Hãy cho con thấy cả nhà là một tổ ấm, cùng chia sẻ những vấn đề của từng cá nhân trong nhà.

 

Câu 6: Tình bạn là gì?

Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai hoặc nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng (thế giới quan, lý tưởng, niềm tin . . .) và một số nét nhân cách khác mà qua đó mỗi người đều tìm thấy ở bạn mình một cái "Tôi" thứ hai ít nhiều có tính chất lý tưởng.

Có nhiều loại tình bạn khác nhau: bạn hàng xóm, bạn học cùng lớp, cùng trường, bạn có chung sở thích, có cùng chí hướng và mơ ước. Ví dụ nhóm bạn học tập, nhóm bạn đá bóng, nhóm yêu âm nhạc . . .

Cha mẹ cần lưu ý: mỗi em có thể chơi với một nhóm bạn, nhưng cũng có thể chơi với nhiều nhóm bạn khác nhau.

Câu 7: Tình bạn có vai trò quan trọng như thế nào?

Tình bạn có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi người, đặc biệt đối với lứa tuổi VTN, tình bạn thường phát triển mạnh mẽ và có một vai trò quan trọng. VTN thường có nhiều bạn bè và các em thích dành nhiều thời gian để trò chuyện với bạn bè, để cùng nhau tham gia các hoạt động cùng sở thích, hoặc để giải trí.

* Ở tuổi VTN, các em đang tách dần ra khỏi sự quản lý của bố mẹ và trở nên độc lập hơn. Vì vậy bạn bè có thể giúp các em giải đáp rất nhiều băn khoăn và làm cho các em cảm thấy thoải mái hơn khi gặp phải những vấn đề nhạy cảm. Bạn bè cũng động viên và giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bạn bè có thể cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, giúp nhau tự tin hơn.

* Nhu cầu giao lưu, tâm tình với bạn bè của tuổi VTN là rất lớn. Các em có thể tâm sự, cởi mở tâm tình, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn với nhau.

* Trong quan hệ bạn bè, mỗi người có thể bộc lộ, khám phá, tự kiểm tra và đánh giá bản thân bằng cách so sánh mình với các bạn khác, đồng thời dựa vào sự đánh giá của mình để tự hiểu mình, tự giáo dục mình và tự hoàn thiện.


tiếp theo
 
 
 

  • Các tin tức đăng trước:

  •   Tài liệu Hướng dẫn sinh hoạt CLB sức khỏe sinh sản
      Các hoạt động trước, trong và sau tết Nguyên Đán Giáp Ngọ 2014 của ...
      Chi đoàn Thôn 3 Yên Trường - xã Thọ Lập chung tay xây dựng nông thôn ...
      04/02/2014: Đoàn xã Thọ Diên tổ chức giao lưu bóng đá giữa ĐVTN đang ...
      22/01/2014: Liên đội trường tiểu học Xuân Phú trao quà tết cho học sinh ...

  • Các tin tức đăng sau:

  •   Hỏi đáp "Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên" 2
      Hỏi đáp "Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên" 3
      T2/2014: BCH Đoàn xã Xuân Phong tổ chức các hoạt động trong dịp tết ...
      Mẫu Tổng hợp kết quả sinh hoạt Chi đoàn hàng tháng
      17/02/2014: CV khảo sát tình hình QLĐV và các biểu mẫu khảo sát

    

    Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

    Gởi các bạn Thanh niên1 (17/8/1947)


    

      Tiêu điểm - Sự kiện

    + Hướng dẫn khôi phục sổ đoàn viên
    + Định hướng chủ đề sinh hoạt Chi đoàn
    + Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
    + Quy chế cán bộ đoàn
    + 6 bài học lý luận
    + Địa chỉ liên hệ của Bí thư Đoàn cơ sở


    

      Liên kết













    Chịu trách nhiệm nội dung và thiết kế: Phan Thanh Dũng - Bí thư Huyện đoàn
    Website sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt FireFox có thể download tại
    Mozilla Firefox