HỘI LIÊN HIỆP
THANH NIÊN VIỆT NAM
ỦY BAN HUYỆN THỌ XUÂN Thọ Xuân, ngày 01
tháng11 năm 2013
***
Số: 70HD/UBH
HƯỚNG DẪN
Tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam cấp sơ sở,
tiến tới
Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Thọ Xuân
lần thứ IV,
Nhiệm kỳ 2014 – 2019
Căn cứ Điều 16, Điều
17 Chương IV, Điều lệ Hội và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội của Trung ương Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam về công tác tổ chức Đại hội, Hội nghị đại biểu
Hội Liên hiệp Thanh niên các cấp;
Thực hiện kế hoạch số
21-KH/UBH ngày 11 tháng 9 năm 2013, Hướng dẫn số 17 HD/UBH Ngày 30 tháng 10 năm
2013 của Ban thư ký Hội LHTN Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, kế hoạch số 67 KH/UBH
ngày 17 tháng 9 năm 2013 của UB Huyện Thọ Xuân về việc tổ chức Đại hội, Hội
nghị Thanh niên tiên tiến Hội LHTN Việt
Nam cấp cơ sở tiến tới Đại hội đại biểu hội LHTN huyện Thọ Xuân lần thứ IV, Đại
hội đại biểu Hội LHTN tỉnh Thanh Hóa lần thứ V, nhiệm kỳ 2014 - 2019;
Nhằm
đảm bảo cho công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội Hội LHTN các cấp được tiến
hành đúng tiến độ, quy trình và định hướng thống nhất, Thường trực Ủy ban Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Thọ Xuân xây dựng Hướng dẫn tổ chức Đại hội,
hội nghị thanh niên tiên tiến Hội LHTN Việt Nam cấp cơ sở, tiến tới đại hội đại
biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Thọ Xuân lần thứ IV, nhiệm kỳ 2014 – 2019 với nội
dung cụ thể như sau:
I. NỘI DUNG VÀ TÊN GỌI CỦA ĐẠI HỘI CÁC
CẤP.
1.
Nội dung đại hội:
- Đối với những Ủy ban Hội LHTN Việt Nam
cơ sở đã đến nhiệm kỳ Đại hội hoặc những ủy ban Hội chưa đến kỳ đại hội (sớm
hơn, hoặc muộn hơn không quá 1 năm theo quy định), thì tổ chức đại hội với 4 nội
dung, gồm: tổng kết nhiệm kỳ, quyết định phương hướng nhiệm kỳ tới;
hiệp thương Uỷ ban Hội khoá mới; Hiệp thương chọn cử đoàn đại biểu đi dự Đại
hội Hội cấp trên; đóng góp ý kiến văn kiện đại hội Hội cấp trên.
- Đối với những Ủy ban Hội LHTN Việt Nam
cơ sở có nhiệm kỳ Đại hội không trùng với nhiệm kỳ 2014 – 2019 (sớm hơn hoặc
muộn hơn quá 1 năm theo quy định) thì tổ chức hội nghị với 03 nội dung,
gồm: Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ qua, đề ra phương
hướng, nhiệm vụ thời gian tới; Hiệp thương chọn cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội
Hội cấp trên; đóng góp ý kiến văn kiện đại hội Hội cấp trên.
2.
Tên gọi:
a. Đối với đại hội:
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM ….(tên địa phương, đơn vị)
LẦN THỨ ... NHIỆM KỲ 2014 – 2019
b. Đối với Hội nghị:
HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU
HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN
VIỆT NAM
(tên đơn vị)
LẦN THỨ ……. NHIỆM KỲ ……….
3.
Số lượng đại biểu:
Số lượng đại
biểu Đại hội Hội LHTN Việt Nam
các cấp do Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội quyết định phù hợp với khả năng tổ
chức, điều kiện thực tế và ngân sách cho phép. Tuy nhiên, phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
- Đối với cơ sở
Hội có dưới 100 hội viên sẽ tổ chức đại hội toàn thể.
- Đối với những
cơ sở Hội có trên 100 hội viên sẽ đại hội đại biểu. Số lượng đại biểu triệu tập
tối thiểu là 50 đại biểu, tối đa không quá 80 đại biểu.
II. VĂN KIỆN
ĐẠI HỘI HỘI LHTN VIỆT NAM
CÁC CẤP.
1. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết
Đại hội nhiệm kỳ qua.
- Báo cáo phải ngắn gọn, đánh giá đúng
thực trạng tình hình thanh niên và phong trào thanh niên, thực trạng tổ chức
và hoạt động của Hội; thẳng thắn chỉ rõ những yếu kém, hạn chế; phân tích
nguyên nhân (chủ quan, khách quan),
rút ra bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc xây dựng phương hướng, nhiệm vụ
và giải pháp công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ mới.
- Đánh giá kết quả cụ thể hóa thực hiện 3
cuộc vận động (Thanh niên sống đẹp – Sống có ích; Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội và
cuộc sống cộng đồng; Thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính
đáng) và 2 chương trình (Khi tổ quốc
cần”; Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh), công tác Hội tại địa phương, đơn vị một cách xác thực, có số
liệu cụ thể; so sánh, đánh giá kết quả đạt được với chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị
quyết Đại hội; chỉ ra những mô hình hay, cách làm hiệu quả cần phát huy và các
nội dung chưa phù hợp, kém hiệu quả cần được loại bỏ.
- Xây dựng hệ thống phụ lục số liệu, mô
hình kèm theo.
2.
Phương
hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ mới.
- Căn cứ các nhiệm vụ liên quan được đề cập trong Nghị quyết của Đảng,
của Đoàn các cấp; nhu cầu của thanh niên và khả năng tổ chức thực hiện của tổ
chức Hội để xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong
trào thanh niên nhiệm kỳ mới. Cần bám sát Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh cùng cấp nhiệm kỳ 2012 – 2017 và Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2012 – 2017, tình hình thực tế của địa
phương để xác định những nội dung, giải pháp thúc đẩy thanh niên, nâng cao chất
lượng hoạt động của tổ chức Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên.
- Các mục tiêu, chỉ tiêu phải phù hợp, có
định lượng, dễ so sánh; các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể, đầy đủ và khả thi.
3.
Báo cáo kiểm điểm của Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp.
Tập trung đánh giá tính hợp lý về cơ cấu,
thành phần và hiệu quả hoạt động của Uỷ ban Hội, làm cơ sở xây dựng Uỷ ban Hội
nhiệm kỳ mới; đánh giá tình hình biến động và kết quả kiện toàn Uỷ ban Hội
trong nhiệm kỳ; kiểm điểm kết quả cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết Đại hội, định
hướng của Uỷ ban Hội trước những vấn đề mới phát sinh trong nhiệm kỳ; đánh giá
sự tham gia của các thành viên Uỷ ban Hội; phân tích những hạn chế, tồn tại
trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Hội trong nhiệm kỳ qua, từ đó rút
ra,nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để
xây dựng và phân công nhiệm vụ Ủy ban Hội khóa mới hoạt động hiệu quả, hoàn
thành tốt nhiệm vụ theo tinh thần NQ Đại hội (hội nghị) đã đề ra.
4. Chuẩn
bị dự thảo Nghị quyết Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp.
Trên cơ sở văn kiện của Đại hội, Ủy ban
Hội cấp triệu tập Đại hội xây dựng dự thảo Nghị quyết Đại hội gồm những nội
dung cơ bản, súc tích, đảm bảo được tinh thần chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp, của
Hội cấp trên trực tiếp và của Đại hội cụ thể:
- Đánh giá khái quát những nhiệm vụ trọng
tâm, mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng cơ bản đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.
- Thống nhất những nội dung, nhiệm vụ
trọng tâm cơ bản, phương hướng, m ục tiêu, chỉ tiêu, chương trình, dự án chủ
yếu thực hiện trong nhiệm kỳ tới.
- Nêu rõ các nội dung được thông qua tại
Đại hội gồm: Báo cáo kiểm điểm của UB hội, tổng hợp ý kiển góp ý vào văn kiện
Đại hội cấp trên và những nội dung đề nghị bổ sung, kết quả bầu Ủy ban Hội khóa
mới và đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.
5.
Về thảo luận, góp ý văn kiện của Đại hội các cấp:
a.
Đối với đại hội cấp cơ sở:
- Ủy ban Hội cấp cơ sở
xây dựng dự thảo văn kiện của Đại hội, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong cán
bộ, hội viên, thanh niên, các đồng chí cựu cán bộ đoàn, hội, các ban, ngành,
đoàn thể với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp trước và trong Đại hội.
- Tổ chức Hội nghị chuyên đề trước và
trong đại hội để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, hội viên, thanh niên về dự
thảo Văn kiện đại hội Hội LHTN Việt Nam cấp huyện, tỉnh và Trung ương.
- Tổng hợp các ý kiến
đóng góp vào dự thảo văn kiện đại hội các cấp để báo cáo trước đại hội cấp mình
và báo cáo ủy ban Hội cấp trên trực tiếp theo quy định.
b.
Đối với đại hội cấp huyện:
- Tổ chức cho cán bộ hội viên, thanh niên
nghiên cứu, góp ý vào văn kiện Đại hội cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Trung ương
trước và trong Đại hội để tổng hợp báo cáo tại Đại hội và Ủy ban Hội tỉnh.
Việc thảo luận, lấy ý đóng góp vào văn
kiện Đại hội Hội phải được tiến hành nghiêm túc, trên tinh thần thẳng thắn và
trách nhiệm, nội dung phải cụ thể và được tiến hành dưới nhiều hình thức để thu
hút sự tham gia rộng rãi của cán bộ, hội viên, thanh niên; đồng thời qua thảo
luận các cấp bộ Hội lĩnh hội tư tưởng chỉ đạo của Hội LHTN Việt Nam cấp trên để
cụ thể hóa vào văn kiện và Nghị quyết Đại hội của cấp mình.
III. PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH CHUẨN BỊ NHÂN SỰ ỦY BAN HỘI
Chuẩn bị nhân sự
Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp nhiệm kỳ mới là nội dung quan trọng; quá trình
chuẩn bị nhân sự phải dân chủ, công khai, đúng điều lệ, quy định; Ủy ban Hội
LHTN Việt Nam các cấp phải có cơ cấu, số lượng và thành phần hợp lý, gồm những
cá nhân có đức, có tài, có tín nhiệm trong tổ chức Hội, trong thanh niên; chú
trọng cán bộ nữ, dân tộc, hội viên, thanh niên có thành tích đặc biệt xuất
sắc, tiêu biểu trong các tầng lớp thanh niên.
1. Tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng Ủy viên Ủy
ban Hội các cấp:
a/
Tiêu chuẩn:
- Có hiểu biết
về Hội, có kỹ năng công tác Hội, nắm vững Điều lệ Hội; có khả năng tổ chức hoạt
động và vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, các chương trình hoạt
động của Hội.
- Tích cực phấn
đấu xây dựng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên vì dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
- Có uy tín, khả
năng, trình độ học vấn và tinh thần trách nhiệm để đại diện, bảo vệ quyền lợi
chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp thanh niên và hội viên.
Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, ở mỗi cấp bộ Hội cần cụ thể hóa cho phù hợp
với yêu cầu ở từng địa phương, đơn vị; phù hợp với tính chất và đối tượng cụ
thể của Hội.
b/ Cơ cấu:
- Đại diện lãnh
đạo của Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp; đại diện Ủy ban Hội cấp dưới trực tiếp;
đại diện các tầng lớp thanh niên (thanh
niên dân tộc, thanh niên tôn giáo, thanh niên nông thôn, công nhân, trí thức
trẻ, văn nghệ sĩ trẻ, tin học trẻ, thầy thuốc trẻ, thanh niên khuyết tật, doanh
nhân trẻ...).
- Đại diện các
cá nhân tiêu biểu và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Chú ý cơ cấu hợp lý số ủy viên cũ, ủy
viên mới; tỷ lệ nữ và các độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa.
c/ Số lượng:
Số lượng Ủy viên Ủy ban Hội các cấp được
xác định hợp lý trên cơ sở yêu cầu công việc và tình hình thực tế. Tham khảo
khung số lượng sau:
- Cấp huyện: từ 15 - 39 anh, chị; trong đó có
Chủ tịch và 1 - 2 Phó Chủ tịch.
- Cấp xã: từ 5 - 29 anh, chị; trong đó có
Chủ tịch và 1-2 Phó Chủ tịch.
* Việc vượt
quá số lượng quy định trên phải được sự đồng ý của Ủy ban Hội LHTN cấp trên
trực tiếp, nhưng không quá 15%.
*Lưu ý: - Đối với chức danh Chủ tịch Hội
LHTN Việt Nam cấp huyện, cơ cấu Thường trực Huyện đoàn giữ chức vụ Chủ tịch
Hội.
- Đối với
chức danh Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam cấp xã, thị trấn, cơ cấu Bí thư hoặc Phó
bí thư Đoàn xã, thị trấn đảm nhiệm.
- Đối với chức danh Phó chủ tịch Hội các xã, thị trấn có thể do lãnh đạo
Đoàn cùng cấp đảm nhiệm, hoặc thanh niên tiêu biểu, có uy tín và khả năng tập
hợp đoàn kết thanh niên.
- Ngoài ra,
Ủy Ban Hội LHTN Việt Nam cấp xã, thị trấn có thể mời Thường trực Đảng ủy hoặc
Thường trực UBND các xã, thị trấn làm Chủ tịch danh dự cho Hội.
2. Quyền
giới thiệu nhân sự.
- Mọi hội viên đều có quyền giới thiệu đại
biểu mà mình tín nhiệm vào danh sách hiệp thương, chọn cử vào Uỷ ban Hội nơi
mình sinh hoạt.
- Các tổ chức thành viên có quyền cử đại
diện của mình vào Uỷ ban Hội cấp mình tham gia.
- Uỷ ban Hội cấp dưới có quyền giới thiệu
nhân sự được tín nhiệm ở cấp mình vào danh sách hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội
cấp trên trực tiếp.
- Uỷ ban Hội đương
nhiệm có trách nhiệm chuẩn bị cho việc hiệp thương chọn cử, được quyền giới
thiệu người đủ tiêu chuẩn vào Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới.
- Khi giới thiệu người vào danh sách hiệp
thương, người hoặc tổ chức giới thiệu có trách nhiệm cung cấp hồ sơ của người
được giới thiệu theo yêu cầu của Đại hội, Hội nghị.
3. Trách nhiệm
hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội và các chức danh lãnh đạo của Hội ở các cấp.
- Đại hội cấp nào thì hiệp thương, chọn cử
ra Uỷ ban Hội ở cấp đó.
- Đối với Uỷ ban Hội các cấp:
+ Uỷ ban Hội cấp huyện và ủy ban Hội cấp
cơ sở hiệp thương cử ra Chủ tịch, các Phó Chủ tịch.
+ Chi hội cử ra chi hội trưởng, chi hội
phó; các Câu lạc bộ, đội nhóm cử ra chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, nhóm trưởng, nhóm
phó, đội trưởng, đội phó.
+ Uỷ ban Hội mỗi cấp chọn cử một uỷ viên
phụ trách công tác kiểm tra giúp việc cho Uỷ ban Hội trong công tác kiểm tra của Hội.
4. Các bước
tiến hành hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội và các chức danh lãnh đạo của Hội ở
các cấp.
a. Bước 1:
Uỷ ban Hội đương nhiệm xây dựng đề án tổ chức Uỷ ban Hội và cơ quan thường trực
nhiệm kỳ mới.
- Thống nhất về tiêu chuẩn, cơ cấu, số
lượng ủy viên nhiệm kỳ mới.
Nếu vượt quá số lượng theo quy định phải
báo cáo xin ý kiến của Cấp ủy cùng cấp và Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp.
b. Bước 2: Tiến hành các thủ tục giới thiệu nhân
sự:
+ Thống nhất
quy trình và thời gian để Uỷ ban Hội cùng cấp, các tổ chức thành viên và các
ngành chọn cử đại diện của mình tham gia vào Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới.
+ Uỷ ban Hội
đương nhiệm hiệp thương với Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp về đề án xây dựng Uỷ
ban Hội nhiệm kỳ mới, đề nghị Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp giới thiệu nhân sự
của mình để hiệp thương chọn cử vào chức vụ chủ chốt của Hội. Sau đó Thường
trực Uỷ ban Hội và Ban Thường vụ Đoàn báo cáo với cấp uỷ cùng cấp và Ủy ban Hội
cấp trên trực tiếp, xin ý kiến về phương hướng xây dựng Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới
và chức danh chủ chốt của Hội.
+ Căn cứ vào
đề án xây dựng Uỷ ban Hội đã được thông qua, Uỷ ban Hội đương nhiệm có văn bản
hướng dẫn Uỷ ban Hội cấp dưới trực tiếp, tổ chức thành viên và công văn gửi các
ngành có liên quan giới thiệu đại diện của mình tham gia Uỷ ban Hội nhiệm kỳ
mới.
+ Uỷ ban Hội
đương nhiệm lập danh sách, báo cáo, xin ý kiến của cấp ủy, Ban thường vụ Đoàn
cùng cấp và Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp trước khi chốt danh sách và tiến hành
Đại hội.
c. Bước 3: Hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội tại
Đại hội:
- Đoàn Chủ
tịch Đại hội trình bày báo cáo về quá trình chuẩn bị nhân sự và kết quả hiệp
thương giới thiệu nhân sự để đại biểu thảo luận, sau đó thông qua bằng biểu
quyết giơ tay (chung cho cả danh sách). Việc chọn cử phải được quá nửa số đại
biểu có mặt trong Đại hội tán thành thì việc chọn cử nhân sự vào Uỷ ban Hội mới
có giá trị.
- Trường hợp
cá biệt không thống nhất về nhân sự cụ thể nào đó thì xử lý như sau:
+ Nếu nhân sự
đó là đại diện của Uỷ ban Hội cấp dưới trực tiếp hoặc tổ chức thành viên tập
thể không đảm bảo tiêu chuẩn do Uỷ ban Hội đương nhiệm đã thống nhất, thì yêu
cầu tổ chức giới thiệu người khác thay thế.
+ Nếu có ý
kiến khác nhau trong Đại hội nhưng người được giới thiệu vẫn đủ tiêu chuẩn và
Uỷ ban Hội cấp dưới hoặc tổ chức thành viên vẫn bảo lưu việc giới thiệu, sau
khi thảo luận nếu Đại hội không thống nhất thì tiến hành biểu quyết trường hợp
đó (có thể bằng giơ tay hoặc bằng phiếu
kín theo yêu cầu của Đại hội).
- Uỷ ban Hội
nhiệm kỳ đương nhiệm phải chuẩn bị kỹ việc hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội mới,
đặc biệt kiểm tra tiêu chuẩn của những người được giới thiệu. Cần phát hiện kịp
thời và hiệp thương lại trước Đại hội.
d. Bước 4: Hiệp thương chọn cử Thường trực Uỷ
ban Hội các cấp:
Quá trình
hiệp thương chọn cử cơ quan thường trực Uỷ ban Hội giống như việc chuẩn bị Uỷ
ban Hội cùng cấp.
- Việc hiệp
thương chọn cử nhân sự cơ quan thường trực tiến hành tại cuộc họp Uỷ ban Hội
lần thứ nhất. Người triệu tập và điều hành cuộc họp nêu yêu cầu, tiêu chuẩn của
Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới, kết quả hiệp thương giới thiệu của Uỷ ban hội nhiệm
kỳ cũ về nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
- Sau khi
được cử, Chủ tịch mới chủ trì Hội nghị; Hội nghị tiếp tục hiệp thương chọn cử
các chức danh còn lại: Phó Chủ tịch, ủy viên ủy ban Hội phụ trách công tác kiểm
tra. Nếu qua thảo luận có ý kiến khác nhau, Hội nghị không thống nhất được thì
có thể để lại để chuẩn bị tiếp hoặc tiến hành biểu quyết về trường hợp đó theo
quyết định của Hội nghị.
Lưu ý: Uỷ ban Hội
các xã, thị trấn căn cứ vào đề án và yêu cầu của Uỷ ban Hội huyện để giới thiệu
nhân sự tham gia cấp huyện. Văn bản giới thiệu nhân sự có xác nhận của cấp uỷ,
thủ trưởng cơ quan hoặc lãnh đạo phụ trách nhân sự.
IV. CHƯƠNG
TRÌNH ĐẠI HỘI.
Tùy theo điều
kiện thực tế, Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp xây dựng chương trình Đại hội
phù hợp, đảm bảo thực hiện các nội dung theo Hướng dẫn. Đại hội có thể diễn ra
ngoài trời hoặc trong hội trường và gắn với hoạt động của thanh niên. Tuy
nhiên, nhất thiết phải thực hiện những phần sau đây để đảm bảo theo đúng Điều
lệ và Nghi thức Hội:
1. Phiên trù bị:
- Thông qua
chương trình, nội quy (Quy chế) Đại hội hoặc hội nghị biểu quyết bằng hình thức
giơ tay.
- Hiệp thương
cử Đoàn chủ tịch (biểu quyết), giới thiệu đoàn thư ký Đại hội (hội nghị).
- Luyện
tập nghi lễ.
2. Phiên chính thức:
- Văn nghệ
chào mừng.
- Chào cờ.
(Quốc ca, Hội ca, hô khẩu hiệu: "Người
hô: Vì tổ Quốc Việt Nam giàu mạnh và văn minh! Thanh niên: Đại biểu đáp: Tiến! (Cùng giơ nắm tay phải lên cao - 01 lần)
- Khai mạc.
- Chúc mừng
(nếu có).
- Báo cáo về
tình hình đại biểu (hoặc tình hình thanh niên) dự Đại hội.
- Trình bày
tóm tắt báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào Thanh niên nhiệm kỳ qua;
mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
- Báo cáo
kiểm điểm của UB Hội.
- Thảo luận.
- Phát biểu của cấp ủy, Hội cấp trên (nếu
có).
- Hiệp thương
chọn cử Ủy ban Hội LHTN Việt Nam nhiệm kỳ mới và đoàn đại biểu dự Đại hội Hội
LHTN Việt Nam cấp trên trực tiếp.
- Thảo luận, tổng hợp đóng
góp ý kiến vào văn kiện Đại hội Hội cấp trên trực tiếp và Đại hội toàn quốc
- Khen thưởng
(nếu có).
- Thông qua
dự thảo Nghị quyết Đại hội (hội nghị).
- Bế mạc,
tổng kết Đại hội, hội nghị.
VI. ĐOÀN CHỦ
TỊCH CỦA ĐẠI HỘI.
1. Hiệp thương Đoàn Chủ tịch Đại hội.
a) Số lượng
Đoàn Chủ tịch Đại hội ở các cấp như sau:
- Cấp huyện:
Từ 5 - 7 đại biểu.
- Cấp cơ sở:
Từ 3 - 5 đại biểu.
b) Hiệp
thương Đoàn Chủ tịch :
Uỷ ban Hội triệu tập Đại hội dự kiến danh sách
Đoàn chủ tịch là những đại biểu chính thức của Đại hội giới thiệu với Đại hội
để hiệp thương chọn cử, có thể mời các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính
quyền tham gia Đoàn chủ tịch.
2. Nhiệm vụ của Đoàn Chủ tịch.
Đoàn chủ tịch
là cơ quan điều hành công việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc hiệp
thương, dân chủ (Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì quyết định theo đa
số).
- Điều khiển
Đại hội theo chương trình đã được Đại hội quyết định.
- Quyết định
lưu hành các tài liệu và kết luận các vấn đề của Đại hội.
- Quyết định
những vấn đề phát sinh trong Đại hội.
- Báo cáo
trước Đại hội về tình hình đại biểu dự Đại hội.
- Lãnh đạo
việc hiệp thương chọn cử Uỷ ban hội khoá mới và đại biểu dự Đại hội cấp trên,
gồm các nội dung:
+ Hướng dẫn
để Đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Uỷ ban Hội và đại
biểu dự Đại hội cấp trên.
+ Tổng hợp
danh sách giới thiệu nhân sự tại Đại hội; tiếp thu ý kiến, xem xét và quyết
định cho rút hay không cho rút trong danh sách hiệp thương.
+ Hướng dẫn
và tổ chức hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội; đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hội cấp
trên.
- Điều hành
thông qua Dự thảo nghị quyết Đại hội.
- Tổng kết,
bế mạc Đại hội.
3. Nhiệm vụ của Đoàn thư ký:
Đoàn thư ký
Đại hội (hội nghị) là những đại biểu chính thức của Đại hội hoặc hội nghị đại
biểu do Đoàn chủ tịch Đại hội (hội nghị) phân công, giới thiệu với Đại hội (hội
nghị) mà không cần biểu quyết. Đối với đơn vị tổ chức hội nghị đại biểu chỉ cần
01 thư ký, đối với các đơn vị tổ chức đại hội chọn từ 01 - 03 anh, chị làm thư
ký.
* Nhiệm vụ:
- Ghi biên
bản Đại hội (hội nghị), tổng hợp ý kiến thảo luận và dự thảo các văn bản kết
luận, nghị quyết của đại hội, trình bày dự thảo nghị quyết Đại hội.
- Quản lý và
phát tài liệu, ấn phẩm của Đại hội theo sự chỉ đạo của Đoàn chủ tịch, tiếp nhận
hoa, điện mừng....thu nhận, bảo quản và gửi đến Ủy ban Hội khóa mới đầy đủ hồ
sơ, tài liệu, ấn phẩm của Đại hội.
V. XÉT DUYỆT
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI
1. Trách nhiệm xét duyệt:
Ủy Ban Hội cấp huyện xét duyệt Kế hoạch và văn kiện Đại hội Hội cấp cơ sở;
Ủy ban Hội cấp cơ sở xét duyệt Kế hoạch và văn kiện đại hội các chi hội trực
thuộc.
2. Hồ sơ xét duyệt công tác tổ chức Đại hội
gồm:
- Kế hoạch,
nội dung, chương trình, kịch bản tổ chức đại hội.
- Dự thảo báo
cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng nhiệm kỳ tới; báo cáo kiểm điểm Ủy ban Hội
nhiệm kỳ 2009-2014.
- Đề án xây
dựng Uỷ ban Hội nhiệm kỳ 2014 – 2019 và đề án nhân sự đại biểu tham dự đại hội
cấp trên (gồm: đề án và danh sách trích ngang Ủy ban Hội, các chức danh chủ
chốt).
Lưu ý:
- Hồ sơ duyệt
Đại hội phải được sự thống nhất duyệt của BTV Đoàn và cấp ủy Đảng cùng cấp
trước khi duyệt với Hội cấp trên.
VI. CHUẨN Y
KẾT QUẢ HIỆP THƯƠNG
Sau Đại hội, Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới hoàn
tất hồ sơ để Uỷ ban Hội cấp trên trực tiếp công nhận Uỷ ban Hội mới. Hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị Uỷ
ban Hội cấp trên công nhận Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới.
- Danh sách trích
ngang Uỷ ban Hội mới kèm theo chức danh (có chữ ký của người thay mặt Đoàn Chủ
tịch Đại hội và đóng dấu treo của Ủy ban Hội cấp đề nghị).
- Danh sách đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hội
cấp trên (nếu có).
- Biên bản Đại hội, biên bản họp Uỷ ban
Hội lần thứ nhất.
VII. CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ
ĐẠI HỘI
- Trước, trong và sau Đại hội, các cấp bộ
Hội phối hợp với tổ chức Đoàn cùng cấp tuyên truyền trên website và bản tin
trên đài truyền thanh Thọ Xuân, đồng thời chủ động phối hợp với đài truyền
thanh huyện, xã cường tuyên truyền về Đại hội trên hệ thống thông tin của Đoàn,
của Hội và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Nội dung tuyên truyền chủ
yếu tập trung về truyền thống của Hội LHTN Việt Nam; về vai trò, vị trí của tổ
chức Hội trong mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; về những kết quả đạt được
trong nhiệm kỳ; kết quả các cuộc vận động, các chương trình của Hội; về các
gương điển hình và những mô hình, kinh nghiệm tốt cần nhân rộng; về ý kiến đóng
góp của các tầng lớp thanh niên và nhân dân đối với dự thảo văn kiện đại hội
Hội các cấp.
- Công tác thông tin, tuyên truyền về Đại
hội phải kịp thời và bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để động viên,
khích lệ phong trào thi đua sôi nổi ở các địa phương, đơn vị.
- Các khẩu hiệu tuyên
truyền cho Đại hội cần được chuẩn bị tốt nội dung, phù hợp với nhiệm vụ chính
trị và phong trào thanh niên của từng địa phương, đơn vị.
- Tổ chức Đại hội Hội các cấp tiến tới Đại
hội đại biểu toàn huyện lần thứ IV là đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi của các
tầng lớp thanh niên, hội viên đang sinh hoạt tại các cơ sở Hội trong toàn
huyện. Thường trực Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam huyện Thọ Xuân yêu cầu Hội LHTN
Việt Nam các xã, thị trấn và đơn vị trực thuộc tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt
Kế hoạch số 67KH/UBH ngày 17/9/2013 của Thường trực Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam
huyện về việc tổ chức Đại hội Hội LHTN các cấp nhiệm kỳ 2014 – 2019.
Nơi nhận: TM. TT ỦY BAN HỘI HUYỆN
- TT Ủy ban Hội
tỉnh (B/c) CHỦ TỊCH
- TT Huyện ủy (B/c)
- Ban Tổ chức, Ban
Dân Vận HU (B/c) Đã ký
- TT Huyện
đoàn (P/h)
- Các cơ sở Hội
trực thuộc (T/h) Lê Như Quang
- Lưu.
&