HUYỆN ĐOÀN THỌ XUÂN

  Trang chủ
  Cơ cấu tổ chức
  Thông tin hàng tháng
  Tin tức - Sự kiện
  Tin hđ Đoàn - Hội cơ sở
  Tin Đoàn - Đội trường học
  Văn bản mới Đoàn - Hội
  Văn bản mới trường học
  Kỹ năng nghiệp vụ
  Mô hình - Điển hình
  Các Câu lạc bộ
  Kỹ năng sống
  Họctập và làm theo lời Bác
  Cơ quan TT Huyện Đoàn
  Góc giải trí
  Các câu lạc bộ
  Liên hệ
  Quản lý website


thoxuan_files/tdkg_news.png
   


19/4/2021: Báo cáo Tháng 4/2024
21/4/2024: huyện Thọ Xuân: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024
15/4/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân tổ chức Hội nghị tổng kết “Tháng Thanh niên” năm 2024; sơ kết công tác Đoàn và phong trào TTN quý I ...
25/3/2024: Huyện ủy Thọ Xuân: Gặp mặt cán bộ Đoàn chủ chốt nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM (26/3/1931 - 26/3/2024)
22/3/2024: Gặp mặt CLB cán bộ Đoàn huyện Thọ Xuân nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ CHí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024)
Gương thanh niên làm kinh tế giỏi ở xã Xuân Phong
20/3/2024: Báo cáo Tháng 3/2024
20/3/2024: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Xuân Giang: Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Thanh niên năm 2024
20/3/2024: Tuổi trẻ xã Xuân Phong chung tay xây dựng NTM nâng cao
20/3/2024: Tuổi trẻ xã Xuân Hoà tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi tháng thanh niên năm 2024
19/3/2024: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị trấn Thọ Xuân ra quân ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng NTM và ngày Chủ nhật xanh”
19/3/2024: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị trấn Sao Vàng sôi nổi các hoạt động trong Tháng Thanh niên 2024
19/3/2024: Thanh niên xã Thuận Minh tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
18/3/2024: Các Liên đội trường Tiểu học trên địa bàn huyện đồng loạt tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khoẻ”
12/3/2024: Hội nghị triển khai Kế hoạch liên tịch thực hiện các chương trình trọng tâm của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ...

   
       

 


      01/11/2013: HD tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam cấp cơ sở nhiệm kỳ ...
HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM

     ỦY BAN HUYỆN THỌ XUÂN       Thọ Xuân, ngày 01 tháng11 năm 2013

                           ***                                                                   

                  Số: 70HD/UBH

HƯỚNG DẪN

Tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam cấp sơ sở, tiến tới

Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Thọ Xuân

lần thứ IV, Nhiệm kỳ 2014 – 2019

 

Căn cứ Điều 16, Điều 17 Chương IV, Điều lệ Hội và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam về công tác tổ chức Đại hội, Hội nghị đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên các cấp;

Thực hiện kế hoạch số 21-KH/UBH ngày 11 tháng 9 năm 2013, Hướng dẫn số 17 HD/UBH Ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Ban thư ký Hội LHTN Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, kế hoạch số 67 KH/UBH ngày 17 tháng 9 năm 2013 của UB Huyện Thọ Xuân về việc tổ chức Đại hội, Hội nghị Thanh niên tiên  tiến Hội LHTN Việt Nam cấp cơ sở tiến tới Đại hội đại biểu hội LHTN huyện Thọ Xuân lần thứ IV, Đại hội đại biểu Hội LHTN tỉnh Thanh Hóa lần thứ V, nhiệm kỳ 2014 - 2019;

Nhằm đảm bảo cho công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội Hội LHTN các cấp được tiến hành đúng tiến độ, quy trình và định hướng thống nhất, Thường trực Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Thọ Xuân xây dựng Hướng dẫn tổ chức Đại hội, hội nghị thanh niên tiên tiến Hội LHTN Việt Nam cấp cơ sở, tiến tới đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Thọ Xuân lần thứ IV, nhiệm kỳ 2014 – 2019 với nội dung cụ thể như sau:

I. NỘI DUNG VÀ TÊN GỌI CỦA ĐẠI HỘI CÁC CẤP.

1. Nội dung đại hội:

- Đối với những Ủy ban Hội LHTN Việt Nam cơ sở đã đến nhiệm kỳ Đại hội hoặc những ủy ban Hội chưa đến kỳ đại hội (sớm hơn, hoặc muộn hơn không quá 1 năm theo quy định), thì tổ chức đại hội với 4 nội dung, gồm: tổng kết nhiệm kỳ, quyết định phương hướng nhiệm kỳ tới; hiệp thương Uỷ ban Hội khoá mới; Hiệp thương chọn cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hội cấp trên; đóng góp ý kiến văn kiện đại hội Hội cấp trên.

- Đối với những Ủy ban Hội LHTN Việt Nam cơ sở có nhiệm kỳ Đại hội không trùng với nhiệm kỳ 2014 – 2019 (sớm hơn hoặc muộn hơn quá 1 năm theo quy định) thì tổ chức hội nghị với 03 nội dung, gồm: Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ qua, đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; Hiệp thương chọn cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hội cấp trên; đóng góp ý kiến văn kiện đại hội Hội cấp trên.

2. Tên gọi:

a. Đối với đại hội:

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU

HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM ….(tên địa phương, đơn vị)

LẦN THỨ ... NHIỆM KỲ 2014 – 2019

 

b. Đối với Hội nghị:

HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU

HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM (tên đơn vị)

LẦN THỨ ……. NHIỆM KỲ ……….

 

  

 

3. Số lượng đại biểu:

Số lượng đại biểu Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp do Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội quyết định phù hợp với khả năng tổ chức, điều kiện thực tế và ngân sách cho phép. Tuy nhiên, phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đối với cơ sở Hội có dưới 100 hội viên sẽ tổ chức đại hội toàn thể.

- Đối với những cơ sở Hội có trên 100 hội viên sẽ đại hội đại biểu. Số lượng đại biểu triệu tập tối thiểu là 50 đại biểu, tối đa không quá 80 đại biểu.

II. VĂN KIỆN ĐẠI HỘI HỘI LHTN VIỆT NAM CÁC CẤP.

1. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua.

- Báo cáo phải ngắn gọn, đánh giá đúng thực trạng tình hình thanh niên và phong trào thanh niên, thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội; thẳng thắn chỉ rõ những yếu kém, hạn chế; phân tích nguyên nhân (chủ quan, khách quan), rút ra bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ mới.

- Đánh giá kết quả cụ thể hóa thực hiện 3 cuộc vận động (Thanh niên sống đẹp – Sống có ích; Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội và cuộc sống cộng đồng; Thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng) và 2 chương trình (Khi tổ quốc cần”; Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh), công tác Hội tại địa phương, đơn vị một cách xác thực, có số liệu cụ thể; so sánh, đánh giá kết quả đạt được với chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội; chỉ ra những mô hình hay, cách làm hiệu quả cần phát huy và các nội dung chưa phù hợp, kém hiệu quả cần được loại bỏ.

- Xây dựng hệ thống phụ lục số liệu, mô hình kèm theo.

2. Phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ mới.

- Căn cứ các nhiệm vụ liên quan được đề cập trong Nghị quyết của Đảng, của Đoàn các cấp; nhu cầu của thanh niên và khả năng tổ chức thực hiện của tổ chức Hội để xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ mới. Cần bám sát Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng cấp nhiệm kỳ 2012 – 2017 và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2012 – 2017, tình hình thực tế của địa phương để xác định những nội dung, giải pháp thúc đẩy thanh niên, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên.

- Các mục tiêu, chỉ tiêu phải phù hợp, có định lượng, dễ so sánh; các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể, đầy đủ và khả thi.

3. Báo cáo kiểm điểm của Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp.

Tập trung đánh giá tính hợp lý về cơ cấu, thành phần và hiệu quả hoạt động của Uỷ ban Hội, làm cơ sở xây dựng Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới; đánh giá tình hình biến động và kết quả kiện toàn Uỷ ban Hội trong nhiệm kỳ; kiểm điểm kết quả cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết Đại hội, định hướng của Uỷ ban Hội trước những vấn đề mới phát sinh trong nhiệm kỳ; đánh giá sự tham gia của các thành viên Uỷ ban Hội; phân tích những hạn chế, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Hội trong nhiệm kỳ qua, từ đó rút ra,nguyên nhân, bài  học kinh nghiệm để xây dựng và phân công nhiệm vụ Ủy ban Hội khóa mới hoạt động hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo tinh thần NQ Đại hội (hội nghị) đã đề ra.

4. Chuẩn bị dự thảo Nghị quyết Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp.

Trên cơ sở văn kiện của Đại hội, Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội xây dựng dự thảo Nghị quyết Đại hội gồm những nội dung cơ bản, súc tích, đảm bảo được tinh thần chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp, của Hội cấp trên trực tiếp và của Đại hội cụ thể:

- Đánh giá khái quát những nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng cơ bản đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.

- Thống nhất những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm cơ bản, phương hướng, m ục tiêu, chỉ tiêu, chương trình, dự án chủ yếu thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

- Nêu rõ các nội dung được thông qua tại Đại hội gồm: Báo cáo kiểm điểm của UB hội, tổng hợp ý kiển góp ý vào văn kiện Đại hội cấp trên và những nội dung đề nghị bổ sung, kết quả bầu Ủy ban Hội khóa mới và đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.

5. Về thảo luận, góp ý văn kiện của Đại hội các cấp:

a. Đối với đại hội cấp cơ sở:

- Ủy ban Hội cấp cơ sở xây dựng dự thảo văn kiện của Đại hội, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ, hội viên, thanh niên, các đồng chí cựu cán bộ đoàn, hội, các ban, ngành, đoàn thể với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp trước và trong Đại hội.

- Tổ chức Hội nghị chuyên đề trước và trong đại hội để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, hội viên, thanh niên về dự thảo Văn kiện đại hội Hội LHTN Việt Nam cấp huyện, tỉnh và  Trung ương.

- Tổng hợp các ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện đại hội các cấp để báo cáo trước đại hội cấp mình và báo cáo ủy ban Hội cấp trên trực tiếp theo quy định.

b. Đối với đại hội cấp huyện:

- Tổ chức cho cán bộ hội viên, thanh niên nghiên cứu, góp ý vào văn kiện Đại hội cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Trung ương trước và trong Đại hội để tổng hợp báo cáo tại Đại hội và Ủy ban Hội tỉnh.

Việc thảo luận, lấy ý đóng góp vào văn kiện Đại hội Hội phải được tiến hành nghiêm túc, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, nội dung phải cụ thể và được tiến hành dưới nhiều hình thức để thu hút sự tham gia rộng rãi của cán bộ, hội viên, thanh niên; đồng thời qua thảo luận các cấp bộ Hội lĩnh hội tư tưởng chỉ đạo của Hội LHTN Việt Nam cấp trên để cụ thể hóa vào văn kiện và Nghị quyết Đại hội của cấp mình.

III. PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH CHUẨN BỊ NHÂN SỰ ỦY BAN HỘI

Chuẩn bị nhân sự Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp nhiệm kỳ mới là nội dung quan trọng; quá trình chuẩn bị nhân sự phải dân chủ, công khai, đúng điều lệ, quy định; Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp phải có cơ cấu, số lượng và thành phần hợp lý, gồm những cá nhân có đức, có tài, có tín nhiệm trong tổ chức Hội, trong thanh niên; chú trọng cán bộ nữ, dân tộc, hội viên, thanh niên có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong các tầng lớp thanh niên.

1. Tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng Ủy viên Ủy ban Hội các cấp:

a/ Tiêu chuẩn:

- Có hiểu biết về Hội, có kỹ năng công tác Hội, nắm vững Điều lệ Hội; có khả năng tổ chức hoạt động và vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, các chương trình hoạt động của Hội.

- Tích cực phấn đấu xây dựng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Có uy tín, khả năng, trình độ học vấn và tinh thần trách nhiệm để đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp thanh niên và hội viên.

Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, ở mỗi cấp bộ Hội cần cụ thể hóa cho phù hợp với yêu cầu ở từng địa phương, đơn vị; phù hợp với tính chất và đối tượng cụ thể của Hội.

b/ Cơ cấu:

- Đại diện lãnh đạo của Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp; đại diện Ủy ban Hội cấp dưới trực tiếp; đại diện các tầng lớp thanh niên (thanh niên dân tộc, thanh niên tôn giáo, thanh niên nông thôn, công nhân, trí thức trẻ, văn nghệ sĩ trẻ, tin học trẻ, thầy thuốc trẻ, thanh niên khuyết tật, doanh nhân trẻ...).

- Đại diện các cá nhân tiêu biểu và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Chú ý cơ cấu hợp lý số ủy viên cũ, ủy viên mới; tỷ lệ nữ và các độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa.

c/ Số lượng:

Số lượng Ủy viên Ủy ban Hội các cấp được xác định hợp lý trên cơ sở yêu cầu công việc và tình hình thực tế. Tham khảo khung số lượng sau:

- Cấp huyện: từ 15 - 39 anh, chị; trong đó có Chủ tịch và 1 - 2 Phó Chủ tịch.

- Cấp xã: từ 5 - 29 anh, chị; trong đó có Chủ tịch và 1-2 Phó Chủ tịch.

* Việc vượt quá số lượng quy định trên phải được sự đồng ý của Ủy ban Hội LHTN cấp trên trực tiếp, nhưng không quá 15%.

*Lưu ý: - Đối với chức danh Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam cấp huyện, cơ cấu Thường trực Huyện đoàn giữ chức vụ Chủ tịch Hội.

- Đối với chức danh Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam cấp xã, thị trấn, cơ cấu Bí thư hoặc Phó bí thư Đoàn xã, thị trấn đảm nhiệm.

- Đối với chức danh Phó chủ tịch Hội các xã, thị trấn có thể do lãnh đạo Đoàn cùng cấp đảm nhiệm, hoặc thanh niên tiêu biểu, có uy tín và khả năng tập hợp đoàn kết thanh niên.

- Ngoài ra, Ủy Ban Hội LHTN Việt Nam cấp xã, thị trấn có thể mời Thường trực Đảng ủy hoặc Thường trực UBND các xã, thị trấn làm Chủ tịch danh dự cho Hội.

2. Quyền giới thiệu nhân sự.

- Mọi hội viên đều có quyền giới thiệu đại biểu mà mình tín nhiệm vào danh sách hiệp thương, chọn cử vào Uỷ ban Hội nơi mình sinh hoạt.

- Các tổ chức thành viên có quyền cử đại diện của mình vào Uỷ ban Hội cấp mình tham gia.

- Uỷ ban Hội cấp dưới có quyền giới thiệu nhân sự được tín nhiệm ở cấp mình vào danh sách hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội cấp trên trực tiếp.

- Uỷ ban Hội đương nhiệm có trách nhiệm chuẩn bị cho việc hiệp thương chọn cử, được quyền giới thiệu người đủ tiêu chuẩn vào Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới.

- Khi giới thiệu người vào danh sách hiệp thương, người hoặc tổ chức giới thiệu có trách nhiệm cung cấp hồ sơ của người được giới thiệu theo yêu cầu của Đại hội, Hội nghị.

3. Trách nhiệm hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội và các chức danh lãnh đạo của Hội ở các cấp.

- Đại hội cấp nào thì hiệp thương, chọn cử ra Uỷ ban Hội ở cấp đó.

- Đối với Uỷ ban Hội các cấp:

+ Uỷ ban Hội cấp huyện và ủy ban Hội cấp cơ sở hiệp thương cử ra Chủ tịch, các Phó Chủ tịch.

+ Chi hội cử ra chi hội trưởng, chi hội phó; các Câu lạc bộ, đội nhóm cử ra chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, nhóm trưởng, nhóm phó, đội trưởng, đội phó.

+ Uỷ ban Hội mỗi cấp chọn cử một uỷ viên phụ trách công tác kiểm tra giúp việc cho Uỷ ban Hội trong công tác kiểm  tra của Hội.

4. Các bước tiến hành hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội và các chức danh lãnh đạo của Hội ở các cấp.

a. Bước 1: Uỷ ban Hội đương nhiệm xây dựng đề án tổ chức Uỷ ban Hội và cơ quan thường trực nhiệm kỳ mới.

- Thống nhất về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng ủy viên nhiệm kỳ mới.

Nếu vượt quá số lượng theo quy định phải báo cáo xin ý kiến của Cấp ủy cùng cấp và Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp.

b. Bước 2: Tiến hành các thủ tục giới thiệu nhân sự:

+ Thống nhất quy trình và thời gian để Uỷ ban Hội cùng cấp, các tổ chức thành viên và các ngành chọn cử đại diện của mình tham gia vào Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới.

+ Uỷ ban Hội đương nhiệm hiệp thương với Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp về đề án xây dựng Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới, đề nghị Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp giới thiệu nhân sự của mình để hiệp thương chọn cử vào chức vụ chủ chốt của Hội. Sau đó Thường trực Uỷ ban Hội và Ban Thường vụ Đoàn báo cáo với cấp uỷ cùng cấp và Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp, xin ý kiến về phương hướng xây dựng Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới và chức danh chủ chốt của Hội.

+ Căn cứ vào đề án xây dựng Uỷ ban Hội đã được thông qua, Uỷ ban Hội đương nhiệm có văn bản hướng dẫn Uỷ ban Hội cấp dưới trực tiếp, tổ chức thành viên và công văn gửi các ngành có liên quan giới thiệu đại diện của mình tham gia Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới.

+ Uỷ ban Hội đương nhiệm lập danh sách, báo cáo, xin ý kiến của cấp ủy, Ban thường vụ Đoàn cùng cấp và Ủy ban Hội cấp trên trực tiếp trước khi chốt danh sách và tiến hành Đại hội.

c. Bước 3: Hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội tại Đại hội:

- Đoàn Chủ tịch Đại hội trình bày báo cáo về quá trình chuẩn bị nhân sự và kết quả hiệp thương giới thiệu nhân sự để đại biểu thảo luận, sau đó thông qua bằng biểu quyết giơ tay (chung cho cả danh sách). Việc chọn cử phải được quá nửa số đại biểu có mặt trong Đại hội tán thành thì việc chọn cử nhân sự vào Uỷ ban Hội mới có giá trị.

- Trường hợp cá biệt không thống nhất về nhân sự cụ thể nào đó thì xử lý như sau:

+ Nếu nhân sự đó là đại diện của Uỷ ban Hội cấp dưới trực tiếp hoặc tổ chức thành viên tập thể không đảm bảo tiêu chuẩn do Uỷ ban Hội đương nhiệm đã thống nhất, thì yêu cầu tổ chức giới thiệu người khác thay thế.

+ Nếu có ý kiến khác nhau trong Đại hội nhưng người được giới thiệu vẫn đủ tiêu chuẩn và Uỷ ban Hội cấp dưới hoặc tổ chức thành viên vẫn bảo lưu việc giới thiệu, sau khi thảo luận nếu Đại hội không thống nhất thì tiến hành biểu quyết trường hợp đó (có thể bằng giơ tay hoặc bằng phiếu kín theo yêu cầu của Đại hội).

- Uỷ ban Hội nhiệm kỳ đương nhiệm phải chuẩn bị kỹ việc hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội mới, đặc biệt kiểm tra tiêu chuẩn của những người được giới thiệu. Cần phát hiện kịp thời và hiệp thương lại trước Đại hội.

d. Bước 4: Hiệp thương chọn cử Thường trực Uỷ ban Hội các cấp:

Quá trình hiệp thương chọn cử cơ quan thường trực Uỷ ban Hội giống như việc chuẩn bị Uỷ ban Hội cùng cấp.

- Việc hiệp thương chọn cử nhân sự cơ quan thường trực tiến hành tại cuộc họp Uỷ ban Hội lần thứ nhất. Người triệu tập và điều hành cuộc họp nêu yêu cầu, tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới, kết quả hiệp thương giới thiệu của Uỷ ban hội nhiệm kỳ cũ về nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.

- Sau khi được cử, Chủ tịch mới chủ trì Hội nghị; Hội nghị tiếp tục hiệp thương chọn cử các chức danh còn lại: Phó Chủ tịch, ủy viên ủy ban Hội phụ trách công tác kiểm tra. Nếu qua thảo luận có ý kiến khác nhau, Hội nghị không thống nhất được thì có thể để lại để chuẩn bị tiếp hoặc tiến hành biểu quyết về trường hợp đó theo quyết định của Hội nghị.

Lưu ý: Uỷ ban Hội các xã, thị trấn căn cứ vào đề án và yêu cầu của Uỷ ban Hội huyện để giới thiệu nhân sự tham gia cấp huyện. Văn bản giới thiệu nhân sự có xác nhận của cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan hoặc lãnh đạo phụ trách nhân sự.

IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI.

Tùy theo điều kiện thực tế, Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp xây dựng chương trình Đại hội phù hợp, đảm bảo thực hiện các nội dung theo Hướng dẫn. Đại hội có thể diễn ra ngoài trời hoặc trong hội trường và gắn với hoạt động của thanh niên. Tuy nhiên, nhất thiết phải thực hiện những phần sau đây để đảm bảo theo đúng Điều lệ và Nghi thức Hội:

1. Phiên trù bị:

- Thông qua chương trình, nội quy (Quy chế) Đại hội hoặc hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay.

- Hiệp thương cử Đoàn chủ tịch (biểu quyết), giới thiệu đoàn thư ký Đại hội (hội nghị).

- Luyện tập  nghi lễ.

2. Phiên chính thức:

- Văn nghệ chào mừng.

- Chào cờ. (Quốc ca, Hội ca, hô khẩu hiệu: "Người hô: Vì tổ Quốc Việt Nam giàu mạnh và văn minh!  Thanh niên: Đại biểu đáp: Tiến! (Cùng giơ nắm tay phải lên cao - 01 lần)

- Khai mạc.

- Chúc mừng (nếu có).

- Báo cáo về tình hình đại biểu (hoặc tình hình thanh niên) dự Đại hội.

- Trình bày tóm tắt báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào Thanh niên nhiệm kỳ qua; mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

- Báo cáo kiểm điểm của UB Hội.

- Thảo luận.

- Phát biểu của cấp ủy, Hội cấp trên (nếu có).

- Hiệp thương chọn cử Ủy ban Hội LHTN Việt Nam nhiệm kỳ mới và đoàn đại biểu dự Đại hội Hội LHTN Việt Nam cấp trên trực tiếp.

- Thảo luận, tổng hợp đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội Hội cấp trên trực tiếp và Đại hội toàn quốc

- Khen thưởng (nếu có).

- Thông qua dự thảo Nghị quyết Đại hội (hội nghị).

- Bế mạc, tổng kết Đại hội, hội nghị.

VI. ĐOÀN CHỦ TỊCH CỦA ĐẠI HỘI.

1. Hiệp thương Đoàn Chủ tịch Đại hội.

a) Số lượng Đoàn Chủ tịch Đại hội ở các cấp như sau:

- Cấp huyện: Từ 5 - 7 đại biểu.

- Cấp cơ sở: Từ 3 - 5 đại biểu.

b) Hiệp thương Đoàn Chủ tịch :

 Uỷ ban Hội triệu tập Đại hội dự kiến danh sách Đoàn chủ tịch là những đại biểu chính thức của Đại hội giới thiệu với Đại hội để hiệp thương chọn cử, có thể mời các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền tham gia Đoàn chủ tịch.

2. Nhiệm vụ của Đoàn Chủ tịch.

Đoàn chủ tịch là cơ quan điều hành công việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ (Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì quyết định theo đa số).

- Điều khiển Đại hội theo chương trình đã được Đại hội quyết định.

- Quyết định lưu hành các tài liệu và kết luận các vấn đề của Đại hội.

- Quyết định những vấn đề phát sinh trong Đại hội.

- Báo cáo trước Đại hội về tình hình đại biểu dự Đại hội.

- Lãnh đạo việc hiệp thương chọn cử Uỷ ban hội khoá mới và đại biểu dự Đại hội cấp trên, gồm các nội dung:

+ Hướng dẫn để Đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Uỷ ban Hội và đại biểu dự Đại hội cấp trên.

+ Tổng hợp danh sách giới thiệu nhân sự tại Đại hội; tiếp thu ý kiến, xem xét và quyết định cho rút hay không cho rút trong danh sách hiệp thương.

+ Hướng dẫn và tổ chức hiệp thương chọn cử Uỷ ban Hội; đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hội cấp trên.

- Điều hành thông qua Dự thảo nghị quyết Đại hội.

- Tổng kết, bế mạc Đại hội.

3. Nhiệm vụ của Đoàn thư ký:

Đoàn thư ký Đại hội (hội nghị) là những đại biểu chính thức của Đại hội hoặc hội nghị đại biểu do Đoàn chủ tịch Đại hội (hội nghị) phân công, giới thiệu với Đại hội (hội nghị) mà không cần biểu quyết. Đối với đơn vị tổ chức hội nghị đại biểu chỉ cần 01 thư ký, đối với các đơn vị tổ chức đại hội chọn từ 01 - 03 anh, chị làm thư ký.

* Nhiệm vụ:

- Ghi biên bản Đại hội (hội nghị), tổng hợp ý kiến thảo luận và dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết của đại hội, trình bày dự thảo nghị quyết Đại hội.

- Quản lý và phát tài liệu, ấn phẩm của Đại hội theo sự chỉ đạo của Đoàn chủ tịch, tiếp nhận hoa, điện mừng....thu nhận, bảo quản và gửi đến Ủy ban Hội khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của Đại hội.

V. XÉT DUYỆT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI

1. Trách nhiệm xét duyệt:

Ủy Ban Hội cấp huyện xét duyệt Kế hoạch và văn kiện Đại hội Hội cấp cơ sở; Ủy ban Hội cấp cơ sở xét duyệt Kế hoạch và văn kiện đại hội các chi hội trực thuộc.

2. Hồ sơ xét duyệt công tác tổ chức Đại hội gồm:

- Kế hoạch, nội dung, chương trình, kịch bản tổ chức đại hội.

- Dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng nhiệm kỳ tới; báo cáo kiểm điểm Ủy ban Hội nhiệm kỳ 2009-2014.

- Đề án xây dựng Uỷ ban Hội nhiệm kỳ 2014 – 2019 và đề án nhân sự đại biểu tham dự đại hội cấp trên (gồm: đề án và danh sách trích ngang Ủy ban Hội, các chức danh chủ chốt).

Lưu ý:

- Hồ sơ duyệt Đại hội phải được sự thống nhất duyệt của BTV Đoàn và cấp ủy Đảng cùng cấp trước khi duyệt với Hội cấp trên.

VI. CHUẨN Y KẾT QUẢ HIỆP THƯƠNG

Sau Đại hội, Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới hoàn tất hồ sơ để Uỷ ban Hội cấp trên trực tiếp công nhận Uỷ ban Hội mới. Hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị Uỷ ban Hội cấp trên công nhận Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới.

- Danh sách trích ngang Uỷ ban Hội mới kèm theo chức danh (có chữ ký của người thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội và đóng dấu treo của Ủy ban Hội cấp đề nghị).

- Danh sách đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hội cấp trên (nếu có).

- Biên bản Đại hội, biên bản họp Uỷ ban Hội lần thứ nhất.

VII. CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐẠI HỘI

- Trước, trong và sau Đại hội, các cấp bộ Hội phối hợp với tổ chức Đoàn cùng cấp tuyên truyền trên website và bản tin trên đài truyền thanh Thọ Xuân, đồng thời chủ động phối hợp với đài truyền thanh huyện, xã cường tuyên truyền về Đại hội trên hệ thống thông tin của Đoàn, của Hội và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung về truyền thống của Hội LHTN Việt Nam; về vai trò, vị trí của tổ chức Hội trong mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; về những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ; kết quả các cuộc vận động, các chương trình của Hội; về các gương điển hình và những mô hình, kinh nghiệm tốt cần nhân rộng; về ý kiến đóng góp của các tầng lớp thanh niên và nhân dân đối với dự thảo văn kiện đại hội Hội các cấp.

- Công tác thông tin, tuyên truyền về Đại hội phải kịp thời và bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để động viên, khích lệ phong trào thi đua sôi nổi ở các địa phương, đơn vị.

- Các khẩu hiệu tuyên truyền cho Đại hội cần được chuẩn bị tốt nội dung, phù hợp với nhiệm vụ chính trị và phong trào thanh niên của từng địa phương, đơn vị.

- Tổ chức Đại hội Hội các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn huyện lần thứ IV là đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi của các tầng lớp thanh niên, hội viên đang sinh hoạt tại các cơ sở Hội trong toàn huyện. Thường trực Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam huyện Thọ Xuân yêu cầu Hội LHTN Việt Nam các xã, thị trấn và đơn vị trực thuộc tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt Kế hoạch số 67KH/UBH ngày 17/9/2013 của Thường trực Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam huyện về việc tổ chức Đại hội Hội LHTN các cấp nhiệm kỳ 2014 – 2019.

Nơi nhận:                                    TM. TT ỦY BAN HỘI HUYỆN

- TT Ủy ban Hội tỉnh   (B/c)                               CHỦ TỊCH

- TT Huyện ủy            (B/c)

- Ban Tổ chức, Ban Dân Vận HU (B/c)                     Đã ký

- TT Huyện đoàn       (P/h)

- Các cơ sở Hội trực thuộc    (T/h)                    Lê Như Quang

- Lưu.
&

 
 
 

  • Các tin tức đăng trước:

  •   01/11/2013: QĐ thành lập BTC Đại hội HLHTN nhiệm kỳ 2014 - 2019
      KH phối hợp phòng chống ma túy trong thanh niên giai đoạn 2013 - 2015
      29/10/2013: KH kiểm tra thực hiện Nghị quyết liên tịch số 03
      Chủ điểm sinh hoạt Chi đoàn tháng 11 - 2013
      Chủ điểm sinh hoạt Chi đoàn tháng 7 - 2013

  • Các tin tức đăng sau:

  •   05/11/2013: Báo cáo Mô hình "Phát thanh măng non" Liên đội trường ...
      06/11/2013: Đoàn xã Xuân Yên ra quân dọn VSMT
      06/11/2013: HD tổ chức thực hiện "Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã ...
      08/11/2013: CV triển khai Hướng dẫn thể thức văn bản mới của Đoàn ...
      08/11/2013: CV triển khai Hướng dẫn Một số nội dung về nghiệp vụ công ...

    

    Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

    Gởi các bạn Thanh niên1 (17/8/1947)


    

      Tiêu điểm - Sự kiện

    + Hướng dẫn khôi phục sổ đoàn viên
    + Định hướng chủ đề sinh hoạt Chi đoàn
    + Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
    + Quy chế cán bộ đoàn
    + 6 bài học lý luận
    + Địa chỉ liên hệ của Bí thư Đoàn cơ sở


    

      Liên kết













    Chịu trách nhiệm nội dung và thiết kế: Phan Thanh Dũng - Bí thư Huyện đoàn
    Website sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt FireFox có thể download tại
    Mozilla Firefox