Tháng 5/1935, Mặt trận
Nhân dân Pháp được thành lập và sau đó giành được đa số phiếu trong
cuộc bầu cử Quốc hội tháng 6/1936. Chính phủ phái tả lên cầm quyền ở
Pháp. Căn cứ diễn biến tình hình thế giới và trong nước, tháng 7/1936,
Hội nghị T.Ư Đảng đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu
tranh cách mạng trong thời kỳ mới.
Nhiệm vụ của Đảng và nhân dân ta
lúc này là tập trung mũi nhọn đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa
và tay sai, đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy,
Đảng chủ trương lập Mặt trận Nhân dân Phản đế sau đổi thành mặt trận
Thống nhất Dân chủ. Hội nghị BCH T.Ư Đảng họp tháng 7/1936 đã ra những
quyết định quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác vận động TN. Theo đó, trong thời kỳ cách mạng từ giữa năm 1936 đến
mùa thu năm 1939, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương mang tên Đoàn
Thanh niên Dân chủ Đông Dương phù hợp với nhiệm vụ chính trị qua các
nghị quyết của Đảng như trên đã nêu. Đoàn Thanh niên Dân chủ hoạt động
công khai, có cơ quan báo chí riêng, đó là các tờ “Bạn dân”, “Thế
giới”, “Mới” phát hành ở cả ba miền đất nước. Đoàn đã xây dựng đội ngũ
của mình gồm hàng vạn đoàn viên, đấu tranh kiên cường dưới ngọn cờ của
Đảng, tiếp nối truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông
Dương (1931 – 1935).
Ngoài việc phát hành báo, tổ chức Đoàn còn lập
các Hội đọc sách, Hội văn nghệ, Hội thể thao, đặc biệt là hình thành
các nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Nhiều tác phẩm chính trị, văn học
của C.Mác. F.Angghen, V.I.Lênin, Goocki… như: “Tuyên ngôn Đảng cộng
sản”, “Tư bản”, “Nhà nước là gì?”, “Người mẹ”… cũng như các cuốn sách
do các chiến sĩ cộng sản Việt Nam viết như: “Vấn đề dân cầy” của Qua
Ninh và Vân Đình, “Mác xít phổ thông” của Hải Triều và Thơ Tố Hữu được
đông đảo đoàn viên, thanh niên hân hoan đón đọc.
Được sự quan tâm
của các Xứ ủy Đảng, phong trào TN và tổ chức Đoàn được củng cố, phát
triển sâu rộng, có hệ thống từ cơ sở lên đến tỉnh, thành và xứ.
Tuy
nhiên, đến tháng 9/1939, đại chiến thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Thực dân
Pháp thẳng tay thi hành chính sách đàn áp, khủng bố phong trào đấu
tranh của các tầng lớp nhân dân và TN ta. Tổ chức Đoàn phải trở lại
hoạt động bí mật.
2 - Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương
Tháng 11/1939, T.Ư Đảng
họp Hội nghị lần thứ 6 tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). NQ Hội nghị
nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của CMGP dân tộc, là
nhiệm vụ hàng đầu của CM Đông Dương. Hội nghị chủ trương lập Mặt trận
Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng
lớp nhân dân, các giai cấp và dân tộc ở Đông Dương để đánh đổ đế quốc
Pháp và tay sai của chúng.
Theo chủ trương của Đảng, Đoàn Thanh niên
Dân chủ Đông Dương mang tên mới là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương
tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của các tổ chức TNCS và TNDC trước đây. Đoàn
đã xây dựng được cơ sở ở nông thôn, trong nhà máy và các trường học.
Trong tình hình mới, tổ chức Đoàn hoạt động bí mật và được tổ chức chặt
chẽ. Những ĐVTN Dân chủ được thử thách, lựa chọn và chuyển thành ĐVTN
Phản đế, các hội viên TN trong các tổ chức TN phổ thông được giao những
công tác thích hợp để thử thách bồi dưỡng.
Tháng 9/1940, Phát xít
Nhật xâm lược Đông Dương. Từ đây nhân dân Việt Nam một cổ hai tròng, bị
hai kẻ thù là phát xít Nhật và thực dân Pháp cùng thống trị. Nhưng nhân
dân Việt Nam và thế hệ thanh niên nước ta thời kỳ này không chịu khuất
phục: Tháng 9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra; tháng 11/1940, khởi nghĩa
Nam Kỳ bùng nổ với sự xuất hiện lần đầu tiên lá Cờ đỏ Sao Vàng; tháng
1/1941, nổ ra cuộc binh biến ở đồn Chợ Rạng và đồn Đô Lương.
Các tổ
chức Đoàn TN Dân chủ sau đó là Đoàn Thanh niên Phản đế đã vận động
thanh niên đi đầu trong các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang từng
phần, báo hiệu một thời kỳ mới: chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành
chính quyền về tay nhân dân.
3 - Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
Tháng 11/1940, Hội nghị
TƯ Đảng lần thứ 7 họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) trong đó có phần nói về:
“Vấn đề tổ chức các đoàn thể quần chúng”. Nghị quyết hội nghị ghi: “Vì
chính sách của Đảng ta hiện tại là chính sách cứu quốc cho nên mục đích
các hội quần chúng cũng xoay về việc cứu quốc là cốt yếu…… Việt Nam
thanh niên Cứu quốc từ nay là đoàn thể của tất thảy thanh niên từ 18
đến 22 tuổi muốn tranh đấu đánh Pháp, đuổi Nhật”.
Ngày 28/1/1941,
lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bí mật về nước để cùng Ban chấp hành TW Đảng
trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Đây là sự kiện hết
sức quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta…
Tháng
5/1941, Hội nghị lần thứ 8 của TƯ Đảng họp tại Pắc Bó (Cao Bằng) do
Nguyễn ái Quốc, đại diện của Quốc tế cộng sản triệu tập và chủ trì. Hội
nghị đã nêu một quyết tâm sắt đá: “Trong lúc này, nếu không giải quyết
được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn
thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi
kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng
không đòi lại được”.
Để tập hợp động viên các tầng lớp nhân dân đứng
lên đánh đuổi phát xít Pháp - Nhật, Hội nghị quyết định thành lập Việt
Nam Độc lập đồng minh (Gọi tắt là Việt Minh) và các Hội cứu quốc, trong
đó có: Đoàn Thanh niên Cứu quốc - Việt Nam - một tổ chức của những
thanh niên yêu nước tiếp nối sự nghiệp của các tổ chức thanh niên do
Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập và lãnh đạo trước đó.
Hội
nghị TƯ Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội nghị đã hoàn
thành việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới. Hội nghị
đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Đoàn TN Cứu quốc trong cao trào đấu
tranh của giải phóng dân tộc. Trong suốt chặng đường dài từ 1941 –
1956, Đoàn TNCQ Việt Nam đã đóng góp to lớn, kể cả hy sinh xương máu,
cùng dân tộc vùng dậy trong Cách mạng Tháng Tám, lập nên Nhà nước Dân
chủ, cộng hòa - Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á. Tháng
2/1950, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được triệu tập tại
căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc đầu
tiên của Đoàn, gồm trên 400 đại biểu của ba miền đất nước. Sau đó, Đoàn
đã vận động đoàn viên, TN đi tiếp chặng đường hơn 9 năm kháng chiến đầy
gian khổ, hy sinh góp phần xứng đáng làm nên một Điện Biên chấn động
địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc (7/1954), bắt tay xây dựng hậu
phương lớn XHCN ở miền Bắc, chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam.
4 - Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
Tháng 7/1954, hòa bình
đợc lập lại trên miền Bắc, căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ
Chính trị T.Ư Đảng trong phiên họp tháng 9/1954 đã chủ trơng đổi tên
Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam và xây dựng Đoàn TNLĐ Việt
Nam thành một tổ chức thực sự có tác dụng là lực lợng dự trữ và cánh
tay của Đảng.
Quyết nghị có đoạn viết: “Đảng ta là Đảng Lao động
Việt Nam. Việc Đoàn TNCQ Việt Nam đổi tên thành Đoàn TNLĐ Việt Nam sẽ
làm cho thanh niên thêm phấn khởi, thêm gắn bó với Đảng và do đó càng
quyết tâm phấn đấu đến cùng dới ngọn cờ của Đảng”.
Trong “Quyết nghị
về đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam và kế hoạch xây
dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam” (Ban Bí th T.Ư - ngày 19/10/1955) đã nêu rõ
tính chất, nhiệm vụ, vấn đề tổ chức và kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt
Nam.
Về tính chất của Đoàn TNLĐ Việt Nam, Quyết nghị nêu: “Đoàn TNLĐ
Việt Nam là một tổ chức quần chúng tiên tiến của TN Việt Nam, chịu sự
lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Đoàn TNLĐ Việt Nam là trờng học của chủ
nghĩa Mác-Lênin của thanh niên, là nơi bồi dỡng lực lợng dự trữ của
Đảng, là cánh tay thực hiện mọi chính sách của Đảng”. Quyết nghị của
Đảng đã vạch rõ nhiệm vụ của Đoàn trong thời kỳ mới và đề ra kế hoạch
xây dựng Đoàn là:
1. Đảm bảo tính chất tiên tiến của Đoàn… Không kết nạp ồ ạt và tập thể. Nơi nào cha có đủ điều kiện đổi tên Đoàn thì cha đổi.
2.
Làm cho ĐVTN có một nhận thức đúng đắn về Đoàn TNLĐ Việt Nam. Việc kết
nạp đoàn viên hoặc đổi tên Đoàn phải trên cơ sở tự nguyện, tự giác của
TN.
3. Kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện những nhiệm vụ công tác
chính trớc mắt do Đảng đề ra… Việc xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam cần làm
một cách có lãnh đạo và có kế hoạch cụ thể cho từng vùng…”.
Quyết
nghị nêu kết luận: “Việc đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ
Việt Nam là một việc rất quan trọng có ảnh hởng đến việc xây dựng một
phong trào thanh niên lớn mạnh trong toàn quốc, đến việc phát triển cơ
sở Đảng trong quần chúng lao động và việc hoàn thành những nhiệm vụ
cách mạng hiện nay. Các cấp ủy Đảng cần nắm vững đờng lối vận động
thanh niên của Đảng, trực tiếp lãnh đạo thực hiện nghị quyết này”.
5 - Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch
Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân Việt Nam, Anh hùng
giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người sáng lập rèn
luyện Đoàn ta qua đời. Toàn thể cán bộ, ĐVTN và đội viên thiếu niên,
nhi đồng nước ta vĩnh biệt Người với nỗi xót thương vô hạn. Bác Hồ và
Đảng đã coi sự trưởng thành của lớp thanh niên nước ta là một trong
những thành quả vĩ đại của cách mạng, có quan hệ trực tiếp đến sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mai sau.
Thực hiện Di
chúc thiêng liêng của Bác, đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ và theo
đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 40 ngày thành
lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/1970), BCH T.Ư Đảng đã ra Nghị quyết cho Đoàn
Thanh niên và đội thiếu niên, Đội Nhi đồng được mang tên Bác.
Nghị
quyết nêu rõ: “… Thể theo nguyện vọng của thế hệ trẻ nước ta và đề nghị
của Đoàn TNLĐ Việt Nam”. BCH T.Ư Đảng Lao động Việt Nam Quyết định:
- Đoàn TNLĐ Việt Nam nay là Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh
- Đội TNTP Việt Nam nay là Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh
Tổ
chức Đoàn và tổ chức đội được mang tên Bác là vinh dự lớn lao, đồng
thời là trách nhiệm nặng nề trước Tổ quốc và nhân dân. Đoàn ta được
mang tên Bác Hồ càng làm rõ mục đích và tính chất của Đoàn là đội tiên
phong chiến đấu của TN, đi đầu phấn đấu cho lý tưởng cách mạng cao cả
của Đảng và Bác Hồ là độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
6 - Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Tháng 4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Ngày
26/3/1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức
trọng thể tại Hà Nội. Tại Lễ kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã
thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh Niên Lao động Hồ Chí Minh.
Đại
hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội
đã quyết định đổi tên đảng Lao động Việt Nam (2-1951) thành Đảng Cộng
Sản Việt Nam và thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước, Đại hội
Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh (1970)
thành: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đại hội Đảng chỉ rõ
nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là:
“Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học CSCN của lớp người
trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng”.
Được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là vinh dự và tự hào lớn của toàn thể cán bộ đoàn viên nước ta.
Gần
30 năm trôi qua, kể từ ngày được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ
chức Đoàn và tuổi trẻ cả nước luôn cống hiến hết mình vì sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc đổi mới đất nước, đặc biệt là trong công cuộc
đẩy mạnh CNH, HĐH dưới sự lãnh đạo của Đảng vì mục tiêu: Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.