Điều 16. Quy
hoạch
1- Công tác quy hoạch cán bộ đoàn gắn với công tác quy
hoạch cán bộ của cơ quan đơn vị địa phương, doanh nghiệp và do cấp uỷ đảng các
cấp chủ trì. Nội dung, quy trình thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đoàn được
tiến hành theo quy định chung của Đảng, hằng năm rà soát để điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch: Cấp uỷ đảng, ban thường vụ đoàn các cấp có trách nhiệm xây dựng,
quản lý quy hoạch chức danh cán bộ đoàn cấp mình.
- Cấp uỷ đảng và ban thường vụ đoàn cấp huyện phối hợp
với cấp uỷ đảng cơ sở xây dựng quy hoạch chức danh cán bộ đoàn cơ sở.
Ban Bí thư Trung ương Đoàn xây dựng, quản lý quy hoạch
các chức danh trong Ban Bí thư, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
2- Cấp uỷ đảng và tập thể lãnh đạo chủ trì, phối hợp
với ban thường vụ đoàn cấp trên xem xét, phê duyệt quy hoạch cán bộ đoàn cấp
dưới. Ban Bí thư Trung ương Đảng xem xét, phê duyệt quy hoạch cán bộ Ban Bí thư
Trung ương Đoàn.
Điều 17. Đào
tạo, bồi dưỡng
1- Hằng năm, khi lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cấp uỷ đảng,
tập thể lãnh đạo có trách nhiệm giành tỉ lệ phù hợp đối với cán bộ đoàn.
2- Ban thường vụ đoàn các cấp thường xuyên tổ chức bồi
dưỡng, huấn luyện cho cán bộ đoàn theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn;
tích cực phát hiện, tạo nguồn từ cán bộ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
có trách nhiệm giới thiệu cán bộ đoàn với cấp uỷ đảng để có kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng theo quy hoạch.
3- Cán bộ đoàn chủ động đề xuất việc học tập nâng cao
trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học của mình để cấp uỷ đảng,
tập thể lãnh đạo xem xét, giải quyết, tạo điều kiện cho đi học và có kế hoạch bố
trí, sắp xếp công tác.
Điều 18. Bố
trí, sử dụng
1- Trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất và năng lực cán
bộ đoàn, cấp uỷ đảng, tập thể lãnh đạo bố trí, sử dụng phù hợp với trình độ,
năng lực, sở trường và chiều hướng phát triển của cán bộ.
2- Việc bố trí, sử dụng cán bộ trong cơ quan chuyên
trách của đoàn ở cấp nào thì do ban thường vụ đoàn cấp đó chủ động phân công,
đồng thời báo cáo cấp uỷ đảng cùng cấp; đối với cán bộ chủ chốt, ban thường vụ
đoàn báo cáo cấp uỷ đảng xem xét, quyết định.
3- Cấp uỷ đảng, tập thể lãnh đạo chủ trì, phối hợp với
ban thường vụ đoàn cùng cấp để xem xét, bố trí, sắp xếp công tác cho cán bộ
đoàn chuyên trách khi hết tuổi tham gia công tác đoàn hoặc đã hoàn thành nhiệm
vụ công tác đoàn phù hợp với trình độ, năng lực và quy hoạch cán bộ đã được phê
duyệt.
Điều 19.
Nhận xét, đánh giá
1- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung liên
quan đến việc nhận xét đánh giá cán bộ đoàn thực hiện theo quy định của Đảng,
Nhà nước được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cụ thể hoá bằng
văn bản.
2- Việc nhận xét, đánh giá cán bộ đoàn được tiến hành
định kỳ hằng năm; theo nhiệm kỳ công tác; trước khi tiến hành công tác quy
hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; giới thiệu ứng cử.
3- Nội dung nhận xét, đánh giá gồm: Kết quả thực hiện
chức trách, nhiệm vụ được giao; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; khả
năng quy tụ và ảnh hưởng trong thanh thiếu nhi và trong nhân dân; sức khoẻ, sở
trường và triển vọng phát triển của cán bộ đoàn... Phân loại, bình chọn cán bộ
đoàn phải dựa trên cơ sở nhận xét, đánh giá, theo quy định của Ban Bí thư Trung
ương Đoàn và được cấp uỷ đảng xác nhận.
4- Cấp uỷ đảng chỉ đạo việc nhận xét, đánh giá cán bộ
đoàn để làm căn cứ bố trí, sử dụng, luân chuyển, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử và thực hiện chính sách cán bộ.
Điều 20.
Luân chuyển, điều động
1- Việc luân chuyển thực hiện đối với cán bộ đoàn
chuyên trách, giữ chức vụ từ uỷ viên ban chấp hành đoàn cấp huyện trở lên trong
quy hoạch nhằm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ đoàn.
Khi có yêu cầu, nhiệm vụ, tổ chức đoàn cấp trên thực hiện việc tăng cường cán
bộ xuống công tác ở tổ chức đoàn cấp dưới.
2- Luân chuyển, điều động phải gắn với quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ. Thời gian luân chuyển mỗi lần từ 1 đến 3 năm,
tuỳ đối tượng do Ban Bí thư Trung ương Đoàn quy định.
3- Ban thường vụ đoàn các cấp chủ động báo cáo, đề
xuất với cấp uỷ đảng trong việc thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ đoàn
theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Điều 21: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử
1- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử đối
với cán bộ đoàn thực hiện theo các quy định về phân cấp quản lý cán bộ của
Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn.
2- Việc xem xét, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ đoàn
cơ sở do cấp uỷ đảng cấp cơ sở chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp
trên thực hiện.
Điều 22.
Khen thưởng, kỷ luật; kiểm tra, giám sát công tác cán bộ
1- Cán bộ đoàn có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp
đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, trong công tác xây dựng đoàn, hội, đội, phong
trào thanh thiếu nhi được đoàn xem xét, khen thưởng và đề nghị các cấp uỷ đảng,
chính quyền khen thưởng.
2- Cán bộ đoàn nếu mắc khuyết điểm thì tuỳ theo mức độ
vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật của Đoàn, kỷ luật của Đảng, của chính quyền
theo quy định.
3- Việc kiểm tra công tác cán bộ đoàn do cấp uỷ đảng
cấp trên chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên thực hiện theo quy
định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn.
4- Các cấp bộ đoàn tham gia giám sát cán bộ đoàn và
công tác cán bộ đoàn.
Điều 23. Chế
độ, chính sách
1- Cán bộ đoàn có thời gian công tác đoàn, hội, đội từ
3 năm liên tục trở lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ, khi thi tuyển công chức được
cộng điểm ưu tiên.
2- Độ tuổi đi học tại chức về lý luận chính trị đối
với cán bộ đoàn có thể ít hơn 5 tuổi so với các đối tuợng khác.
3- Cán bộ đoàn thực hiện việc luân chuyển công tác
được hưởng chế độ trợ cấp và nhà ở công vụ theo quy định chung; được bảo lưu
phụ cấp trong thời gian luân chuyển.
4- Cán bộ đoàn là đảng viên nếu hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, có khả năng, triển vọng phát triển, đã qua rèn luyện, thử thách trong
thực tiễn công tác đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi, được xem xét
giới thiệu để bầu vào cấp uỷ đảng. Bí thư, phó bí thư đoàn từ cấp cơ sở trở
lên, đạt tiêu chuẩn cấp uỷ viên thì được cơ cấu để bầu vào cấp uỷ đảng cùng
cấp.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 24.
Trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể
nhân dân và các cơ quan liên quan
1- Các cấp uỷ đảng căn cứ vào nội dung Quy chế này chủ
trì xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và cụ thể hoá cho phù hợp với tình
hình của địa phương, cơ quan, đơn vị mình; định kỳ hằng năm làm việc với cấp bộ
đoàn về công tác cán bộ.
2- Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể nhân dân và các cơ quan liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận
lợi trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bội dưỡng, thực hiện chính sách, bố
trí, sử dụng, luân chuyển, điều động và tiếp nhận cán bộ đoàn đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ hoặc sau khi hết tuổi tham gia công tác đoàn mà hoàn thành tốt nhiệm
vụ, do cấp uỷ đảng thống nhất với tổ chức đoàn giới thiệu.
3- Giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với
Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và các cơ quan liên quan ban hành các quy định về việc xét tuyển, điểm
ưu tiên khi thi tuyển, số lượng cán bộ đoàn chuyên trách, phụ cấp công tác,
kinh phí hoạt động của tổ chức đoàn các cấp.
Điều 25.
Trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện
1- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp thường
xuyên tham mưu cho cấp uỷ đảng cùng cấp những vấn đề liên quan đến cán bộ và
công tác cán bộ đoàn; định kỳ báo cáo đoàn cấp trên theo quy định.
2- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban
Dân vận Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
hướng dẫn thực hiện và theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quy chế này.