GỢI Ý TRẢ LỜI
CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU
“Bác Hồ với Thanh Hóa – Thanh Hóa làm theo lời Bác
Hồ dạy”
---------------------------
Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết, trong cuộc đời
hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã bao nhiêu lần về thăm Thanh Hóa? Nêu rõ
thời gian, địa điểm chính của những lần Người về thăm? Ý nghĩa của những lần
Người về Thăm Thanh Hóa?
* Gợi ý trả lời:
1. Số lần Bác Hồ về
thăm Thanh Hóa: 04 lần.
2.
Thời gian, địa điểm chính của những lần
Người về thăm Thanh Hóa:
- Lần thứ nhất: Ngày 20/02/1947, Bác Hồ về thăm và khai
hội với đồng bào Thanh Hoá tại Rừng thông (Huyện Đông Sơn); buổi chiều Bác gặp
và nói chuyện với các đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào; buổi tối nói chuyện
với nhân dân Thị xã Thanh Hoá ở trước Nhà thông tin Thị xã.
- Lần thứ 2: Ngày 13/6/1957, Bác Hồ về thăm, nói chuyện với cán bộ
và các tầng lớp nhân dân Thanh Hóa tại Hội trường giao
tế của tỉnh.
- Lần thứ 3: Ngày 19/7/1960, Bác Hồ về thăm và nói chuyện
với Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh lần thứ VI.
- Lần thứ 4: Từ
ngày 10 đến 12/12/1961, Bác Hồ về thăm Thanh Hoá, Bác đã đi thăm Hợp tác xã Yên
Trường (Huyện Yên Định), Nhà máy cơ khí
Thanh Hoá, Hợp tác xã Thành Công và thăm các cháu ở Trường Mầm non của tỉnh. Sáng
ngày 12/12/1961, tại Sân vận động tỉnh, Bác đã nói chuyện thân mật với cán bộ và
nhân dân trong tỉnh.
3. Ý nghĩa của những lần Người về thăm Thanh
Hóa:
- Những
lần Bác Hồ về thăm Thanh Hóa là thể hiện sự quan tâm và tình cảm đặc biệt của Bác
dành cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh.
- Bác
Hồ khẳng định tiềm năng, thế mạnh và vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng của tỉnh
ta đối với đất nước.
- Người
biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao vai trò của tỉnh Thanh Hóa trong sự nghiệp
đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
- Người
chỉ ra những khó khăn, hạn chế, khuyết điểm của Thanh Hóa cần phải khắc phục.
-
Trong những lần về thăm Thanh Hóa, Người căn dặn, chỉ ra những định hướng và phương
pháp mang Tư tưởng chỉ đạo chiến lược để xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa.
Câu hỏi 2: Bác Hồ từng căn
dặn: “Tỉnh
Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt chính
trị, kinh tế, quân sự, phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một làng kiểu
mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu
mẫu” Bạn hãy cho biết, câu nói
trên Bác nói với ai? Vào thời gian nào? Ý nghĩa câu nói của Bác đối với tỉnh
Thanh Hóa?
* Gợi ý trả lời:
1.
Bác nói với ai? Vào thời gian nào?
Câu
nói trên được Bác Hồ nói với các đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào tỉnh Thanh
Hóa vào ngày 20/02/1947 tại
Rừng Thông (Huyện Đông Sơn).
2. Ý nghĩa câu nói của
Bác đối với tỉnh Thanh Hóa:
- Người khẳng định: “Tỉnh
Thanh Hóa có tiếng là văn vật”, “là một tỉnh đất rộng, người đông, nhân dân có
truyền thống đấu tranh anh dũng và cần cù lao động; có miền núi, trung du, đồng
bằng và miền biển”; đồng thời đánh giá Thanh Hóa là một trong những tỉnh có vị
trí địa – chính trị, địa - chiến lược cực kỳ quan trọng của đất nước.
- Những quan điểm của Bác
Hồ về xây dựng “Thanh Hóa kiểu mẫu” mang tâm nhìn chiến lược gắn với mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang
lãnh đạo nhân dân ta trong mấy thập kỷ qua tiến hành xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Người chỉ ra mục đích,
cách làm cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa để trở thành tỉnh “Kiểu
mẫu”.
- “Thanh Hóa kiểu mẫu” đã
trở thành mục tiêu, động lực, tài sản quý giá đối với Đảng bộ và nhân dân các dân
tộc tỉnh Thanh trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển
quê hương Thanh Hóa.
- Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện lời dạy của Bác có ý nghĩa quan
trọng và quyết định đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH quê hương, đất nước và
hội nhập quốc tế, đưa tỉnh Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh tiên tiến như Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ thứ XVII đã đề ra.
Câu hỏi 3: Trong các cuộc kháng
chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc,
làm tròn nghĩa vụ quốc tế, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã làm được những
thành tựu nổi bật gì theo lời Bác Hồ dạy?
* Gợi ý trả lời:
1. Trong
Kháng chiến chống Pháp
- Xây dựng và bảo vệ căn
cứ hậu phương: Nêu những thành tích chính trên từng lĩnh vực: quân sự, chính
trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.
- Chi viện cho tiền
tuyến: Những đóng góp của Thanh Hóa trong một số chiến dịch lớn: Chiến dịch
Quang Trung (1951), Chiến dịch Hòa Bình (1951), Chiến dịch Thượng Lào (1953),
Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954),...
2. Trong Kháng chiến chống Mỹ
- Thanh Hóa
đã làm tròn vai trò của “hậu phương lớn”, huy động cao nhất sức người, sức của
cho kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở miền Nam.
- Xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng thiết yếu cho sản xuất và đời sống; chăm
lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng hậu phương ngày càng
vững mạnh.
- Trực tiếp chiến đấu chống lại sự leo thang đánh phá miền Bắc của đế
quốc Mỹ; những chiến công tiêu biểu, các sự kiện: Hàm Rồng, Đò Lèn, Lạch
Trường, Phà Ghép...
3. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế: Chi viện, giúp đỡ cách mạng Lào và
tỉnh Hủa Phăn anh em. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
Thanh Hóa là căn cứ hậu phương, chỗ dựa vững chắc của cách mạng Lào.
4. Các gương điển hình
trong sản xuất và chiến đấu
Câu hỏi 4: Làm theo lời Bác Hồ dạy, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã
đạt được những thành tựu nổi bật gì trong công cuộc đổi mới, tiến hành công
nghiệp hóa và hội nhập quốc tế?
* Gợi ý trả lời:
1. Nền kinh tế tiếp tục
tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội được tăng cường.
- Tốc độ tăng trưởng kinh
tế thời kỳ sau luôn cao hơn thời kỳ trước, một số chỉ tiêu đạt và vượt kế
hoạch.
- Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng dịch vụ, giảm tỷ trọng
nông nghiệp, phát huy lợi thế của các vùng, gắn với sản xuất hàng hóa và mở
rộng thị trường.
- Tăng cường hội nhập
kinh tế quốc tế; mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương, các quốc
gia khác trong khu vực và trên thế giới.
- Khai thác các nguồn lực
cho đầu tư phát triển có nhiều cố gắng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp
tục được tăng cường.
2. Văn hóa – xã hội có
chuyển biến tiến bộ và từng bước được xã hội hóa, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.
- Giáo dục phát triển,
quy mô, mạng lưới trường lớp được mở rộng.
- Các hoạt động văn hóa,
thông tin, thể dục - thể thao được đẩy mạnh, từng bước hiện đại hóa.
- Làm tốt công tác y tế
dự phòng; chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được nâng lên.
- Khối đại đoàn kết toàn
dân được củng cố, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy.
- Chăm lo đời sống cho nhân
dân, thực hiện tốt chính sách xã hội, công tác xóa đói - giảm nghèo.
3. Công tác quốc phòng –
An ninh được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm
bảo, các cơ quan nội chính được củng cố, kiện toàn, hoạt động ngày càng có hiệu
quả.
4. Công tác xây
dựng Đảng và hệ thống chính trị thu được nhiều thành tích, kết quả.
5. Các phong trào thi đua học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh được tổ chức triển khai sâu rộng, đã xuất hiện nhiều
tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác, đóng góp thiết thực vào việc
thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI