HUYỆN ĐOÀN THỌ XUÂN

  Trang chủ
  Cơ cấu tổ chức
  Thông tin hàng tháng
  Tin tức - Sự kiện
  Tin hđ Đoàn - Hội cơ sở
  Tin Đoàn - Đội trường học
  Văn bản mới Đoàn - Hội
  Văn bản mới trường học
  Kỹ năng nghiệp vụ
  Mô hình - Điển hình
  Các Câu lạc bộ
  Kỹ năng sống
  Họctập và làm theo lời Bác
  Cơ quan TT Huyện Đoàn
  Góc giải trí
  Các câu lạc bộ
  Liên hệ
  Quản lý website


thoxuan_files/tdkg_news.png
   


20/5/2024: Báo cáo Tháng 5/2024
20/5/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân khen thưởng đột xuất cho đoàn viên có hành động đẹp cứu người bị đuối nước
Huyện Thọ Xuân: Triển khai nhiều giải pháp phòng, tránh tai nạn đuối nước trẻ em
15/5/2024: Hội đồng Đội huyện Thọ Xuân tổ chức Chương trình tọa đàm kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 ...
08/5/2024: BTV Huyện Đoàn Thọ Xuân phối hợp tổ chức Khai mạc Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn - Đội năm 2024
Huyện Đoàn Thọ Xuân: Hỗ trợ 125 mô hình phát triển kinh tế của thanh niên
19/4/2024: Báo cáo Tháng 4/2024
21/4/2024: Huyện Thọ Xuân: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024
15/4/2024: Huyện Đoàn Thọ Xuân tổ chức Hội nghị tổng kết “Tháng Thanh niên” năm 2024; sơ kết công tác Đoàn và phong trào TTN quý I ...
25/3/2024: Huyện ủy Thọ Xuân: Gặp mặt cán bộ Đoàn chủ chốt nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM (26/3/1931 - 26/3/2024)
22/3/2024: Gặp mặt CLB cán bộ Đoàn huyện Thọ Xuân nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ CHí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024)
Gương thanh niên làm kinh tế giỏi ở xã Xuân Phong
20/3/2024: Báo cáo Tháng 3/2024
20/3/2024: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Xuân Giang: Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Thanh niên năm 2024
20/3/2024: Tuổi trẻ xã Xuân Phong chung tay xây dựng NTM nâng cao

   
       

 


      Hướng dẫn Đại hội tiếp theo

Về tiêu chuẩn Quy chế cán bộ Đoàn quy định:

Điều 10. Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp huyện

1- Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tưọng chính sách có thể từ cao đẳng trở lên). Bí thư, phó bí thư có trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp trở lên.

2- Tham gia ban chấp hành lần đầu không quá 30 tuổi và giữ chức vụ không quá 35 tuổi.

3- Đã được rèn luyện trong phong trào thanh niên hoặc đã từng là cán bộ cấp xã bí thư, phó bí thư đoàn cơ sở.

Điều 11. Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)

1- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ lý 1uận chính trị sơ cấp.

2- Giữ chức vụ không quá 35 tuổi.

Đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách, trình độ văn hoá nói chung từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị sơ cấp. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi.

Điều 12. Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong trường học

1- Đối với học sinh, sinh viên: Học lực từ loại khá trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị tương đương sơ cấp (trừ học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở).

2- Đối với cán bộ, giáo viên: Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi.

3- Đối với cán bộ đoàn tương đương cấp huyện: Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được áp dụng như Điều 10.

Điều 13. Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong cơ quan, doanh nghiệp

1- Đối với cơ quan: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 35 tuổi.

2- Đối với doanh nghiệp: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên (riêng doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên, đã được bôi dưỡng chương trình lý luận chính trị tương đương sơ cấp). Giữ chức vụ không quá 40 tuổi.

3- Đối với cán bộ đoàn tương đương cấp tỉnh, cấp huyện, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được áp dụng như Điều 9, Điều 10.

4. Đại hội trực tiếp bầu Bí thư

Thực hiện bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội từ 25% ÷ 30% cơ sở đoàn;

Bầu trực tiếp Bí thư cấp cơ sở do Ban Thường vụ Huyện Đoàn trực tiếp lựa chọn và chỉ đạo trên cơ sở thống nhất với cấp ủy cơ sở.

- Khi tiến hành công tác bầu cử, Đại hội bầu Ban Chấp hành trước, sau đó bầu Bí thư trong số Ủy viên Ban chấp hành (chi đoàn, chi đoàn cơ sở có thể bầu Bí thư trước, sau đó bầu số Ủy viên Ban Chấp hành còn lại).

- Nếu Đại hội bầu chức danh Bí thư lần thứ nhất không có đồng chí nào trúng cử thì Đại hội tiến hành bầu lần thứ hai. Nếu bầu lần thứ hai vẫn không có đồng chí nào trúng cử thì không tiến hành bầu tiếp nữa. Chức danh Bí thư giao lại cho Ban Chấp hành khóa mới bầu theo quy định.

- Cách thức tiến hành bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội thực hiện như sau:

+ Sau khi Đại hội bầu và công bố kết quả bầu cử Ban Chấp hành khoá mới, Đoàn Chủ tịch Đại hội thông báo ý kiến chỉ đạo của Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy cùng cấp (trong trường hợp chưa có cấp ủy thì có ý kiến của lãnh đạo đơn vị) về việc Đại hội bầu trực tiếp Bí thư và tiêu chuẩn, yêu cầu, phương án nhân sự Bí thư khóa mới để Đại hội thảo luận trước khi tiến hành ứng cử, đề cử.

+ Đại hội tiến hành thảo luận, ứng cử, đề cử nhân sự bầu chức danh Bí thư khóa mới trong số các đồng chí vừa trúng cử vào Ban Chấp hành khoá mới.

+ Đoàn Chủ tịch Đại hội tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử nhân sự Bí thư khóa mới, quyết định cho rút hoặc không cho rút đối với các trường hợp xin rút tên khỏi danh sách bầu cử. Lập danh sách ứng cử, đề cử nhân sự Bí thư khóa mới báo cáo Đại hội biểu quyết thông qua.

Danh sách bầu Bí thư có thể có số dư hoặc không có số dư. Trường hợp danh sách ứng cử, đề cử có từ 3 người trở lên, Đoàn Chủ tịch có thể xin ý kiến Đại hội lấy phiếu tín nhiệm và chỉ đưa những người được trên một phần hai số đại biểu có mặt tín nhiệm, vào danh sách bầu Bí thư khoá mới.

+ Tiến hành công tác bầu cử.

5. Về bầu có số dư và độ tuổi bình quân Ban Chấp hành

5.1. Về bầu có số dư: Danh sách bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ở mỗi cấp phải nhiều hơn số lượng cần bầu, cụ thể:

- Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội chuẩn bị danh sách nhân sự giới thiệu bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ khóa mới có số lượng nhiều hơn so với số lượng cần bầu ít nhất 15%. Nhân sự giới thiệu bầu phải đảm bảo tiêu chuẩn; nếu trúng cử Ban Chấp hành khóa mới có thể phân công đảm nhận ngay nhiệm vụ trong Ban Chấp hành.

- Chốt danh sách bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phải có số lượng nhiều hơn so với số lượng cần bầu ít nhất 15%.

5.2. Về độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành và tuổi theo chức danh

- Độ tuổi bình quân Ban Chấp hành các cấp là tuổi bình quân của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành khóa mới.

- Việc xác định độ tuổi tham gia cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn và các chức danh được tính theo năm, lấy thời điểm tính là năm 2012.

- Ban Chấp hành Đoàn các cấp chủ động báo cáo cấp uỷ, rà soát, bổ sung nguồn nhân sự quy hoạch cho nhiệm kỳ mới, đảm bảo độ tuổi bình quân Ban Chấp hành theo quy định tại Kế hoạch số 70 KH/ĐTN, cụ thể:

+ Cấp cơ sở: bình quân dưới 28 tuổi.

+ Cấp huyện: bình quân dưới 29 tuổi.

Đối với Đoàn cơ sở thuộc các xã miền núi và trong các cơ quan, doanh nghiệp độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành có thể cao hơn 02 tuổi.

 

VI. CÔNG TÁC ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI ĐOÀN CƠ SỞ VÀ BẦU ĐOÀN ĐẠI BIỂU DỰ ĐẠI HỘI ĐOÀN HUYỆN ĐOÀN

1. Công tác đại biểu Đại hội Đoàn cơ sở

1.1. Số lượng đại biểu

Số lượng đại biểu dự đại hội Đoàn các cấp thực hiện theo quy định tại Mục 6, Phần IV, Kế hoạch số 70 KH/ĐTN, cụ thể như sau:

- Cấp cơ sở:

+ Chi đoàn cơ sở: Tổ chức Đại hội đoàn viên.

+ Đoàn cơ sở có dưới 120 đoàn viên: tổ chức Đại hội đoàn viên

+ Đoàn cơ sở có từ 120 đoàn viên trở lên tổ chức Đại hội đại biểu, số lượng đại biểu triệu tập ít nhất 60 đại biểu.

- Cấp huyện:

Căn cứ số lượng tổ chức cơ sở Đoàn và đoàn viên sau khi xin ý kiến của BTV Huyện Ủy, BCH Huyện Đoàn Thọ Xuân khóa XXIII, nhiệm kỳ 2007 – 2012 dự kiến số lượng đại biểu Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Thọ Xuân lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2012 – 2017 là 200 đại biểu.

          1.2. Thành phần đại biểu

          - Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể).

          - Đại biểu do Đại hội cấp dưới bầu lên theo phân bổ của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội.

          - Đại biểu chỉ định: Chỉ chỉ định những trường hợp cần thiết và phải bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu. Không chỉ định những người đã bầu cử ở cấp dưới nhưng không trúng cử làm đại biểu của Đại hội. Số lượng đại biểu chỉ định không quá 5% số lượng đại biểu Đại hội.

- Khi đại biểu chính thức không tham dự Đại hội được hoặc đại biểu chính thức xin rút không tham gia Đại hội Đoàn cấp trên (trừ ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội) thì được cử đại biểu dự khuyết thay thế. Việc lấy đại biểu dự khuyết theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp. Nếu đại biểu dự khuyết có số phiếu bầu bằng nhau thì lấy đại biểu có tuổi Đoàn nhiều hơn (tuổi Đoàn tính từ ngày ra nghị quyết chuẩn y kết nạp đoàn viên). Trường hợp đã thay thế hết số đại biểu dự khuyết thì Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội xem xét, quyết định chỉ định bổ sung theo đề nghị của Ban Thường vụ Đoàn cấp dưới (nếu thấy cần thiết).

          1.3. Cách phân bổ đại biểu do Đại hội Đoàn cấp dưới bầu lên

          Căn cứ số lượng đại biểu Đại hội, Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội phân bổ số đại biểu để các Chi đoàn bầu theo một trong hai cách sau:

          - Cách 1:

          + Lấy tổng số đoàn viên hiện có (của Đoàn cấp triệu tập Đại hội) chia cho số lượng đại biểu Đại hội phân bổ cho các chi đoàn, được tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu.

          + Căn cứ tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu, số lượng đoàn viên hiện có của chi đoàn để phân bổ số lượng đại biểu cụ thể cho chi đoàn đó.

- Cách 2:

          + Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội căn cứ số lượng đoàn viên và tính đặc thù của các chi đoàn, dự kiến mặt bằng số lượng đại biểu của từng chi đoàn.

          + Sau khi có mặt bằng số lượng đại biểu của các chi đoàn thì phân bổ số đại biểu còn lại cho các chi đoàn theo tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu (như cách 1).

2. Bầu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên

- Đại biểu được bầu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên phải là đại biểu chính thức của Đại hội Đoàn cấp dưới; là những cán bộ, đoàn viên ưu tú, có uy tín với đoàn viên, thanh niên, có khả năng đóng góp ý kiến vào những quyết định của Đại hội.

- Trên cơ sở tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu được Ban Chấp hành Đoàn cấp trên phân bổ, Ban Chấp hành xây dựng Đề án Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên (có dự kiến nhân sự cụ thể) trình Đại hội xem xét, quyết định.

- Bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Đoàn cấp trên phải bầu đại biểu dự khuyết. Bầu đại biểu chính thức trước, bầu đại biểu dự khuyết sau. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫn còn một số đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên) hoặc đại biểu (đối với Đại hội đại biểu) trong danh sách bầu cử có số phiếu bầu nhiều hơn một phần hai so với số đoàn viên hoặc đại biểu có mặt tại Đại hội, thì Đoàn Chủ tịch xin ý kiến Đại hội về việc lấy đại biểu dự khuyết trong số các đoàn viên hoặc đại biểu đó theo thứ tự số phiếu bầu từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng đại biểu dự khuyết. Trường hợp đã bầu đủ số lượng đại biểu chính thức mà trong danh sách bầu cử còn lại chỉ có số phiếu bầu bằng hoặc thấp hơn một phần hai, thì tổ chức bầu đại biểu dự khuyết trong số những đoàn viên hoặc đại biểu đó. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo quyết định của Đại hội, có bầu tiếp hay không do Đại hội quyết định.

 

VII. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP

1. Chương trình Đại hội phải đảm bảo nội dung và trình tự diễn ra các nội dung hợp lý; hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của Đại hội đúng nguyên tắc, thủ tục quy định.

2. Chương trình Đại hội của Đoàn cấp cơ sở trở lên có thể kết cấu thành 2 phiên:

- Phiên thứ nhất, nên thực hiện các nội dung sau: Thông qua chương trình làm việc của Đại hội; thông qua nội quy (quy chế) Đại hội; bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký Đại hội, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu; thảo luận, đóng góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên; tiến hành một số công việc của phần bầu cử;  hướng dẫn đại biểu những vấn đề cần thiết…

- Phiên thứ hai, nên thực hiện các nội dung: Diễn văn khai mạc Đại hội; Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ qua và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ mới; Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành; Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu và biểu quyết tư cách đại biểu; thảo luận dự thảo các văn kiện của Đại hội; nghe phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo cấp ủy cùng cấp, Ban Thường vụ Đoàn cấp trên; bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới (bầu Bí thư đối với những đơn vị bầu Bí thư trực tiếp tại Đại hội); bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên; Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp vào văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên; thông qua nghị quyết Đại hội; Bế mạc Đại hội...

3. Chương trình Đại hội phải được Đại hội biểu quyết thông qua bằng hình thức giơ tay.

4. Các quyết định của Đại hội ở các phiên đều có giá trị như nhau.

 

VIII. CÁC CƠ QUAN PHỤ TRÁCH CÔNG VIỆC CỦA ĐẠI HỘI

1. Đoàn Chủ tịch Đại hội

- Đoàn Chủ tịch Đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên), do Ban Chấp hành triệu tập Đại hội giới thiệu, Đại hội biểu quyết về số lượng và danh sách Đoàn Chủ tịch. Đoàn Chủ tịch Đại hội điều hành công việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Đối với chi đoàn cơ sở có số lượng đoàn viên ít, có thể chỉ bầu 01 người làm Chủ tịch Đại hội.

- Chủ tịch danh dự của Đại hội: Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội có thể mời đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương; đại diện lãnh đạo Đoàn cấp trên, làm Chủ tịch danh dự của Đại hội. Số lượng Chủ tịch danh dự cụ thể do Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội quyết định nhưng không quá 1/3 số lượng Đoàn Chủ tịch được Đại hội bầu.

1.1. Nhiệm vụ

Đoàn Chủ tịch Đại hội điều hành mọi công việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số (đối với những đơn vị chỉ có Chủ tịch thì xin ý kiến của Đại hội). Đoàn Chủ tịch Đại hội có các nhiệm vụ sau:

- Điều hành công việc của Đại hội theo chương trình, nội quy (quy chế) đã được Đại hội quyết định.

- Giới thiệu số lượng, danh sách Đoàn Thư ký; Ban Thẩm tra tư cách đại biểu (trừ Đại hội đoàn viên) để Đại hội biểu quyết thông qua.

- Quyết định việc lưu hành các tài liệu của Đại hội.

- Hướng dẫn Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội.

- Điều hành công tác bầu cử:

+ Hướng dẫn để Đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành khóa mới; yêu cầu, tiêu chuẩn Bí thư (nếu Đại hội trực tiếp bầu Bí thư); tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu  đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.

+ Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử Ủy viên Ban Chấp hành, Bí thư (nếu Đại hội bầu trực tiếp Bí thư) và đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.

+ Tổng hợp danh sách những người ứng cử, đề cử và những người xin rút; xem xét, quyết định cho rút hoặc không cho rút tên đối với các trường hợp xin rút tên khỏi danh sách bầu cử; trường hợp Đoàn Chủ tịch còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, có thể xin ý kiến của Đại hội để tham khảo, trường hợp cần thiết thì xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp và đoàn cấp trên để điềun hành đại hội; lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của Đại hội thông qua danh sách bầu cử.

+ Giới thiệu số lượng, danh sách Ban Kiểm phiếu, Trưởng Ban Kiểm phiếu để Đại hội biểu quyết. Lãnh đạo hoạt động của Ban Kiểm phiếu.

- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong Đại hội.

- Điều khiển thông qua nghị quyết Đại hội.

- Tổng kết, bế mạc Đại hội.

1.2. Số lượng Đoàn Chủ tịch Đại hội

- Cấp huyện: Từ 5 ÷ 9 đồng chí.

- Cấp cơ sở: Từ 3 ÷ 5 đồng chí (đối với chi đoàn cơ sở: Từ 1 ÷ 3 đồng chí).

1.3. Bầu Đoàn Chủ tịch Đại hội

- Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch là những đại biểu chính thức của Đại hội để giới thiệu với Đại hội.

- Nếu đại biểu Đại hội không giới thiệu thêm nhân sự tham gia Đoàn Chủ tịch, thì Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay một lần số lượng và danh sách Đoàn Chủ tịch.

- Nếu đại biểu Đại hội giới thiệu thêm nhân sự tham gia Đoàn Chủ tịch, thì Đại hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay từng nhân sự để lấy những người có tín nhiệm cao hơn.

2. Đoàn Thư ký Đại hội

Đoàn Thư ký Đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên), do Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu để Đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách Đoàn Thư ký và Trưởng Đoàn thư ký. Đối với chi đoàn cơ sở có số lượng đoàn viên ít, có thể chỉ bầu 01 người làm Thư ký Đại hội.

2.1. Nhiệm vụ

- Ghi biên bản Đại hội; tổng hợp ý kiến thảo luận và dự thảo các văn bản kết luận, Nghị quyết của Đại hội; trình bày dự thảo Nghị quyết Đại hội.

- Quản lý và phát tài liệu, ấn phẩm của Đại hội theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch; tiếp nhận hoa, điện mừng, đơn thư… Thu nhận, bảo quản và gửi đến Ban Chấp hành khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của Đại hội.

2.2. Số lượng Đoàn Thư ký Đại hội

- Đại hội Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở: Từ 1 ÷ 3 đồng chí.

- Số lượng Đoàn Thư ký ở Đại hội đại biểu từ cấp huyện từ 2 ÷ 5 đồng chí.

2.3. Bầu Đoàn Thư ký Đại hội

- Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu với Đại hội số lượng, danh sách dự kiến các thành viên và Trưởng Đoàn Thư ký là những đại biểu chính thức của Đại hội.

- Quy trình bầu Đoàn Thư ký tiến hành như bầu Đoàn Chủ tịch Đại hội.

3. Ban Thẩm tra tư cách đại biểu

Ban Thẩm tra tư cách đại biểu gồm những đại biểu chính thức, do Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu, Đại hội biểu quyết số lượng và danh sách Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.

Đại hội đoàn viên không bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu; Ban Chấp hành triệu tập Đại hội cung cấp tài liệu và báo cáo các nội dung liên quan đến tư cách Đoàn viên để Đoàn Chủ tịch báo cáo với Đại hội xem xét, thảo luận và biểu quyết thông qua.

3.1. Nhiệm vụ

- Xem xét báo cáo và các tài liệu liên quan do Ban Chấp hành triệu tập Đại hội cung cấp về việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu để xét tư cách đại biểu.

- Xem xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu; báo cáo với Đoàn Chủ tịch để trình Đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không đủ tư cách đại biểu.

- Báo cáo với Đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để Đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.

- Hướng dẫn đại biểu Đại hội thực hiện nghiêm túc nội quy của Đại hội.

3.2. Số lượng Ban Thẩm tra tư cách đại biểu

- Đại hội đại biểu Đoàn cơ sở từ 1 ÷ 3 đồng chí.

- Đại hội đại biểu từ Đoàn cấp huyện trở lên từ 3 ÷ 7 đồng chí.

3.3. Bầu Ban Thẩm tra tư cách đại biểu

- Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu với đại hội số lượng, danh sách dự kiến các thành viên và Trưởng Ban thẩm tra tư cách đại biểu là những đại biểu chính thức của Đại hội.

- Quy trình bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu tiến hành như bầu Đoàn Thư ký Đại hội.

4. Ban Kiểm phiếu

Ban Kiểm phiếu gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối với đại hội đoàn viên) không có trong danh sách bầu cử, do Đoàn Chủ tịch giới thiệu, Đại hội biểu quyết thông qua về số lượng và danh sách.

4.1. Nhiệm vụ

- Hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục bầu cử, điều kiện trúng cử và cách thức bỏ phiếu.

- Kiểm tra, niêm phong thùng phiếu; phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu); kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo Đại hội; tiến hành kiểm phiếu bầu; xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ.

- Xem xét và báo cáo Đoàn Chủ tịch quyết định những trường hợp vi phạm nguyên tắc bầu cử hoặc có đơn thư khiếu nại về bầu cử trong Đại hội.

- Lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo Đoàn Chủ tịch; công bố kết quả bầu cử; niêm phong phiếu bầu và chuyển cho Đoàn Chủ tịch Đại hội để Đoàn Chủ tịch Đại hội bàn giao cho Ban Chấp hành khoá mới lưu trữ theo quy định.

4.2. Số  lượng Ban Kiểm phiếu

- Đại hội Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở từ 1 ÷ 5 đồng chí.

- Đại hội từ Đoàn cấp huyện trở lên từ 5 ÷ 11 đồng chí.

4.3. Bầu Ban Kiểm phiếu

- Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu với đại hội số lượng, danh sách dự kiến các thành viên và Trưởng Ban Kiểm phiếu là những đại biểu chính thức của Đại hội.

- Quy trình bầu Ban Kiểm phiếu tiến hành như bầu Đoàn Thư ký Đại hội.

 

VIII. HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH LẦN THỨ NHẤT

1. Đối với những đơn vị đã bầu được Bí thư khóa mới, đồng chí Bí thư là người triệu tập và chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành để bầu các Ủy viên Ban Thường vụ còn lại; bầu các Phó bí thư và phân công UV BCH phụ trách công tác kiểm tra

2. Đối với những đơn vị chưa bầu được Bí thư khóa mới, thì đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư khoá cũ có trách nhiệm triệu tập phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành khoá mới và chủ trì để bầu chủ toạ hội nghị. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp thống nhất chỉ định một đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành khóa mới làm triệu tập viên để bầu Chủ tọa hội nghị. Hội nghị Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó bí thư và phân công UV BCH phụ trách công tác kiểm tra

 

IX. DUYỆT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP

1. Thẩm quyền duyệt kế hoạch đại hội

BCH Đoàn cơ sở có trách nhiệm và thẩm quyền duyệt kế hoạch Đại hội Đoàn các chi đoàn. BTV Huyện Đoàn duyệt kế hoạch đại hội Đoàn cơ sở và chi đoàn trực thuộc.

2. Hồ sơ duyệt Đại hội

- Kế hoạch, phương án tổ chức tổ chức Đại hội.

- Dự thảo chương trình Đại hội.

- Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua và phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới.

- Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành khóa cũ.

- Đề án nhân sự Ban Chấp hành và Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên, danh sách trích ngang lý lịch dự kiến nhân sự bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư và các Phó bí thư; UVBCH phụ trách công tác kiểm tra, dự kiến nhân sự Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.

Hồ sơ duyệt kế hoạch Đại hội phải xin ý kiến của cấp ủy Đảng cùng cấp trước khi báo cáo lên Đoàn cấp trên.

X. CHUẨN Y KẾT QUẢ BẦU CỬ

1. Sau Đại hội, Ban Chấp hành khoá mới (hoặc đồng chí Bí thư đối với đơn vị không có BCH) báo cáo Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp để chuẩn y kết quả Đại hội. Hồ sơ gồm :

- Tờ trình đề nghị chuẩn y kết quả bầu cử (Có ý kiến của cấp ủy cùng cấp)

-  Biên bản Đại hội, biên bản họp BCH phiên thứ nhất.

- Biên bản kiểm phiếu và danh sách trích ngang BCH, BTV, BT, PBT, Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.

- Sơ yếu lý lịch đồng chí BT, PBT.

2. Chậm nhất sau 15 ngày khi nhận được công văn đề nghị của Ban Chấp hành Đoàn cấp dưới về chuẩn y kết quả bầu cử, Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, ra quyết định công nhận theo quy định của Điều lệ Đoàn.

XI. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN GIẢI QUYẾT SAU ĐẠI HỘI.

1.Bí thư hoặc phó bí thư đoàn của khóa cũ triệu tập phiên họp thứ nhất của Ban chấp hành khóa mới và chủ trì để bầu chủ tọa hội nghị. Sau đó chủ tọa hội nghị điều hành hội nghị ban chấp hành khóa mới bầu ban thường vụ, các chức danh bí thư, phó bí thư .

2.     Hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo kết quả đại hội lên đoàn cấp trên, bao gồm:

a-Biên bản đại hội:

- Có chữ ký của thư ký đại hội và người thay mặt đoàn chủ tịch.

- Có đóng dấu treo của Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội, hội nghị (từ đoàn cơ sở trở lên).

b-Biên bản bầu cử các loại:

- Có chữ ký của trưởng ban kiểm phiếu và người thay mặt đoàn chủ tịch.

- Có đóng dấu treo của Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội, hội nghị (từ đoàn cơ sở trở lên).

c- Danh sách trích ngang Ban chấp hành mới có chữ ký của người thay mặt đoàn chủ tịch và đóng dấu treo (ghi theo thứ tự: Bí thư - Phó bí thư - Ủy viên thường vụ - Ủy viên Ban chấp hành).

d- Danh sách chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, các ủy viên ủy ban kiểm tra (đối với cấp bộ đoàn từ cấp huyện trở lên).

- Danh sách trích ngang đoàn đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên (nếu có).

Trong trường hợp đặt biệt cần thiết, đoàn cấp trên có thể xét công nhận ban chấp hành mới của tổ chức đoàn cấp dưới mà chưa cần phải đầy đủ thủ tục. Trường hợp này, sau khi công nhận xong, ban chấp hành mới có trách nhiệm hoàn chỉnh thủ tục như quy định.

3- Tổ chức báo cáo nhanh kết quả đại hội, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng thành công của đại hội.

4- Xây dựng, thông qua ban hành quy chế hoạt động của ban chấp hành mới, phân công nhiệm vụ các ủy viên ban chấp hành.

5- Ban chấp hành mới lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội

 

          Để công tác Đại hội đảm bảo chặt chẽ các quy đinh Ban Thường vụ Huyện Đoàn yêu cầu các cơ sở Đoàn trên địa bàn toàn huyện căn cứ Hướng dẫn này để tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt Kế hoạch số 70KH/ĐTN của Ban Chấp hành Huyện Đoàn và xây dựng kế hoạch Đại hội đơn vị mình một cách cụ thể, khoa học, phù hợp, chỉ đạo việc tổ chức Đại hội Đoàn thuộc điạ phương, đơn vị đảm bảo nội dung và tiến độ.

 

Nơi nhận:

- Thường trực Huyện uỷ (B/c);

- Ban TC, DV, TG; VP huyện uỷ (B/c);

- TT, Ban TC, VP, Ban TG tỉnh đoàn (B/c);

- Các đồng chí ủy viên BCH huyện Đoàn khóa XXIII;

  BCH Đoàn cơ sở; chi đoàn trực thuộc (T/h)

- Lưu: VP                                   

TM. BAN THƯỜNG VỤ

          BÍ THƯ

 

 

 

 Lưu Thị Anh Đào

 

 

 
 
 

  • Các tin tức đăng trước:

  •   Hướng dẫn Đại hội cơ sở tiến tới Đại hội Huyện Đoàn lần thứ ...
      Đại hội điểm Chi đoàn 7 xã Phú Yên
      Khối trực thuộc
      3/11/2011: Đại hội đoàn trường Lê Văn Linh
      9/1/2012: Đại hội điểm Đoàn xã Xuân Trường

  • Các tin tức đăng sau:

  •   24/11/2011: Đại hội Đoàn trường Lê Hoàn
      4/11/2011: Đại hội đoàn trường Thọ Xuân 4
      19/2/2012: Đoàn xã Xuân Trường tổ chức Hội Nghị chuyên đề Bác Hồ ...
      21/2/2012: Kế hoạch TTN 2012
      QĐ thành lập BCĐ TTN 2012

    

    Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

    Gởi các bạn Thanh niên1 (17/8/1947)


    

      Tiêu điểm - Sự kiện

    + Hướng dẫn khôi phục sổ đoàn viên
    + Định hướng chủ đề sinh hoạt Chi đoàn
    + Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
    + Quy chế cán bộ đoàn
    + 6 bài học lý luận
    + Địa chỉ liên hệ của Bí thư Đoàn cơ sở


    

      Liên kết













    Chịu trách nhiệm nội dung và thiết kế: Phan Thanh Dũng - Bí thư Huyện đoàn
    Website sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt FireFox có thể download tại
    Mozilla Firefox