Hội trường Ba Đình bữa đó bỗng náo nhiệt hẳn lên khi nghe tin Bác đến.
Bác đến vào giữa lúc họp. Thật quá bất
ngờ. Tiếng hô "Bác Hồ muôn nǎm" vang lên bắt đầu từ những hàng thế trên
cùng, phút chốc loan đi khắp cả phòng họp rộng lớn này. Tôi mừng vui và
cảm động đến chảy nước mắt. Nhất là khi Bác lên bàn nói chuyện thân
mật, Bác lại nhắc đến tên tôi. Tôi run lên, thú thật tôi không còn tin
ở tai mình nữa. Tôi cứ tưởng mình đang nằm mơ! Bên cạnh tôi, cháu
Trương Thanh Trúc, diễn viên đoàn vǎn công quân đội ghé sát vào tai tôi
nói khẽ : "Mẹ Hoan, Bác nhắc đến tên mẹ!". Lúc đó tôi mới tin là không
phải trong mơ, mà là sự thật. Trong đời tôi, đây là một vinh hạnh quá
lớn, một điều mà chưa bao giờ tôi dám nghĩ đến. Tôi là một người phụ nữ
bình thường ở một khu phố nhỏ, một người thợ thủ công già, thế mà Bác
lại quan tâm đến công việc làm của tôi!
Thì ra nãy giờ tôi mải ngắm Bác... Giờ đây, tiếng Người vẫn bên tai. Mãi mãi trong đời tôi ghi tạc lời dạy của Người:
"Tǎng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng
thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân, tǎng gia
là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc".
Rồi Bác giải thích điều thứ 5 trong phong trào "5 tốt" vấn đề xây dựng
gia đình nuôi dạy con cái, Bác nói: "Gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới,
nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Rộng ra nữa là đồng bào cả nước đều là anh em
trong một đại gia đình. Ta có câu hát:
Nhiễu diều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Rộng hơn nữa chúng ta có đại gia đình xã hội chủ nghĩa:
Lọ là thân thích ruột rà
Công nông thế giới đều là anh em.
Đã là đại gia đình, thì sự sǎn sóc dạy
dỗ cũng không chỉ nhằm làm cho con cháu mình khỏe và ngoan. Mà phải cố
gắng giúp đỡ cho tất cả các cháu đều ngoan và khỏe. Về việc này chúng
ta có những gương mẫu như cụ Lê Thị Hoan (Bác nhắc đến tên tôi). Cụ
Hoan đã có công giáo dục mấy chục cháu xấu trở thành những cháu tốt.
Nếu tất cả chị em phụ nữ ta đều cố gắng làm được như cụ Hoan thì chắc
rằng con cháu của chúng ta đều sẽ ngoan và tốt.
Hội trường hướng về phía tôi vỗ tay ầm
vang. Lúc này tôi lúng túng quá, chẳng biết làm gì. Tôi cúi mặt xuống,
không dám ngẩng lên. Bác lại cǎn dặn các cấp Đảng bộ, chính quyền cần
thiết thực giúp đỡ phong trào 5 tốt không ngừng tiến lên, để phụ nữ
được đóng góp nhièu cho cuộc chống Mỹ cứu nước.
Sau cùng với giọng nói đầm ấm, Bác vui vẻ hỏi:
Già như cụ Hoan, sao cụ Hoan làm được? Tại sao các cô chưa làm được? Thế các cô có làm không?
Mọi người đều đáp:
- Có ạ? Bác lại hỏi:
- Bao giờ làm?
- Dạ, họp xong về làm ngay.
Làm được bao nhiêu?
- Thưa Bác làm khắp nơi ạ!
Tôi liếc mắt nhìn Bác, thấy Bác gật đầu tỏ vẻ hài lòng.
Thế rồi, Bác bước xuống bục. Các cô trẻ chạy tràn ra cả lối đi để đón Bác. Bỗng chị Hà Quế đi đến chỗ tôi ngồi, chị gọi:
- Cụ Hoan ơi? Cụ Hoan lên gặp Bác.
Lúc đó tôi bàng hoàng cả người. Vừa mừng vui, vừa lo lắng. Tôi cố nhấc
bước lên nhưng chân tay cứ run rẩy vì quá mừng. Tôi chưa đi được mấy
bước, cũng vừa Bác đến. Bác cầm tay tôi. Luýnh quýnh tôi chẳng biết nói
gì, thưa gì.
Nhưng tôi toát mồ hôi, ác một nỗi các anh quay phim lại chĩa những ngọn đèn sáng rực vào phía tôi.
Như biết tôi đang lúng túng. Bác chỉ vào chiếc ghế:
- Cụ ngồi xuống đây
Tôi mạnh dạn ngồi bên cạnh Bác. Bác ân cần thǎm hỏi gia đình tôi.
- Cụ ông có khỏe không?
Thưa có ạ!
- Cụ dạy bao nhiêu cháu, các cháu hiện có ngoan không?
Tôi rất kinh ngạc, thế ra mọi việc làm của tôi và của các cháu Bác đều
biết. Tôi lần lượt thưa cùng Bác số cháu nơi tôi đỡ đầu có 30 cháu. Đó
là những cháu chưa ngoan. Các cháu mảng học, ham chơi bời, trèo cây,
đánh nhau, có cháu ǎn cắp làm mất trật tự trị an đường phố. Mẹ cha thì
buồn phiền, nhà trường lo lắng. Tôi cũng thưa với Bác những khó khǎn
bước đầu trong việc tập hợp các cháu lại, tổ chức cho các cháu vui
chơi, lao động và học tập. Và đến nay tôi đã có một đóng góp nhỏ đã là
giáo dục được 180 cháu trở thành những đội viên thiếu niên tốt, những
cháu ngoan của Bác. Có 8 cháu được chọn đến Phủ Chủ tịch liên hoan cùng
thiếu nhi Thủ đô, hè nǎm 1962. nhiều Cháu đã được đeo huy hiệu Đoàn.
Bác lại hỏi thêm.
- Các cháu đối với cụ thế nào?
- Rất thương ạ! Chúng đều gọi bằng "bà nội". Và hôm nay các cháu đều cố gắng thực hiện "5 điều Bác Hồ dạy".
Bác nhìn sang phía chị Nguyễn Thị Thập và các đại biểu rồi Bác hỏi tiếp:
- Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể có giúp gì cụ không?
- Dạ có ạ!
- Cụ còn nguyện vọng gì nữa không?
Thưa Bác, được gặp Bác, biết Bác khỏe, là điều sung sướng nhất, và ước
mong cho miền Nam giải phóng để chị em phụ nữ và đồng bào miền Nam được
đón Bác, đó là nguyện vọng duy nhất của tôi, cùng là nguyện vọng của
mọi người ạ.
Bác quay sang các đại biểu trẻ, vui cười nói:
- Muốn Bác mạnh khỏe, muốn miền Nam giải phóng, thì phải ra sức thi đua.
Thế là tất cả chúng tôi đều hô to: "Bác Hồ muôn nǎm?" và cứ vây lấy Người, không muốn rời Người nửa bước.
Hôm ấy về nhà, tôi đem chuyện gặp Bác
kể cho các cháu nghe, thuật lại lời dặn dò của Người cho chị em phụ nừ
trong khu Hội phụ nữ Đấng Đa. Ai nấy đều vui mừng, nhất là các cháu
chưa ngoan phải suy nghĩ nhiều. Tôi cũng lại nói cho mọi người ở khu
phố tôi nghe. Lời kêu gọi thi đua của Bác đã được đǎng lại trên báo
Đảng ngay ngày hôm sau "Trong lúc miền Nam chúng ta đang ra sức thi đua
xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống mới thì phụ nữ ở phía bên
kia sông Bến Hải đang cùng toàn thể đồng bào miền Nam anh dũng, hy sinh
anh dũng chống đế quốc Mỹ cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Tôi đề
nghị Đại hội hoan hô đồng bào miền Nam anh hùng và chúc đồng bào miền
Nam giành nhiều thắng lợi hơn nữa! Chính vì chúng ta đang xây dựng
trong hoàn cảnh hòa bình, còn đồng bào miền Nam đang phải ngày đêm
chiến đấu nên nhân dân miền Bắc chúng ta cần phải thi đua mỗi người làm
việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt". Thế là thành
một cao trào thi đua "vì miền Nam" trong các cháu. Các cháu vừa học vừa
làm tǎng giờ lấy tiền mua sách, xây dựng tủ sách kết nghĩa với các bạn
thiếu niên Huế, Sài Gòn, kết nghĩa anh em và góp tiền mua vũ khí ủng hộ
đồng bào miền Nam đánh thắng giặc Mỹ. Nhiều cháu đã trở thành những
công nhân, cán bộ trong các cơ quan, xí nghiệp. Nhiều cháu đã lên đường
giết giặc, như cháu Quách Vǎn Long cùng anh em bắn rơi máy bay Mỹ được
Bác tặng huy hiệu.
Cháu Phạm Vǎn Phương, Nguyễn Vǎn ý lái
xe cho bộ đội pháo binh, cháu Nguyễn Vǎn Thanh, Nguyễn Vǎn Thao là học
sinh giỏi toàn huyện. Nhiều cháu đi học xa tận các nước đã về làm thợ,
làm cán bộ như các cháu Hoàng Đình Nội, Cao Đắc Quý... các cháu cùng
chúng tôi có chút ít thành tích nhỏ như vậy là nhờ công ơn dạy bảo của
Bác, cửa Đảng. Và chính Bác là người dạy cho tôi tình yêu trẻ, cách
giáo dục trẻ. Lúc sinh thời, người là "ông cụ trồng cây giỏi nhất
nước". Và cũng vì yêu cây yêu người, Bác đã từng nói "Vì lợi ích mười
nǎm trồng cây, vì lợi ích trǎm nǎm trồng người cho thế hệ mai sau.
Ghi sâu lời Di chúc của Bác "bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần
thiết", tôi xin hứa trước anh linh Người còn được ngày nào, tôi ra sức
làm việc "bằng hai" để cho miền Nam chóng được giải phóng và để Bác vui
lòng nơi chín suối.
Những điều này đã được ghi lại từ 1969 - một ngày thu mưa sầu gió thảm lưu luyến tiễn Bác đi xa...
Cụ Lê Thị Hoan vẫn còn sống, nǎm nay
gần 90 tuổi. Tuổi cao, sức yếu, mắt kém, cụ không còn đủ sức dạy bảo
các cháu nữa. Nhưng đã có người thay thế cụ. Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp phụ nữ tiếp tay cùng cụ nhân hạt giống
tình thương yêu của Bác gieo trồng khắp cả cánh đồng từ Bắc chí Nam.
Cây tình thương yêu con trẻ của Bác Hồ mãi mãi lên xanh nay đã trở
thành cây cổ thụ.
(Ghi theo lời cụ Lê Thị Hoan, Hội Phụ nữ Đống Đa, Hà Nội)