HTML clipboardHTML clipboardVỀ TỔ CHỨC CUỘC VẬN ĐỘNG "HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH"
Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài
sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người
Việt Nam học tập và noi theo.
Trong hơn 3 năm qua, thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW, ngày
27-3-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX, toàn Đảng, toàn dân ta đã tổ
chức đợt học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để quán triệt, vận dụng và phát triển sáng
tạo tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đợt
học tập đã thu được nhiều kết quả tốt.
Trước yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình
mới, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã quyết định triển
khai chỉ đạo điểm cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh" trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đúc rút kinh nghiệm để tiến hành cuộc
vận động lớn trong toàn Đảng về vấn đề này sau Đại hội X của Đảng. Đây là một
chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có
ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên cơ sở những kinh nghiệm thu được qua đợt làm điểm ở
một số cơ quan Trung ương và địa phương, cùng với việc triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội X của Đảng, Bộ Chính trị quyết định tổ chức cuộc vận động "Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong toàn Đảng, toàn dân từ ngày kỷ
niệm 77 năm thành lập Đảng (03-02-2007) tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng.
1- Mục đích
Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội
dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo
đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
2- Yêu cầu
- Tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh" sâu rộng, thiết thực, hiệu quả trong cả hệ thống chính trị và
trong toàn xã hội, không phô trương, hình thức
- Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
gắn liền với việc triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng,
với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí
và đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, với các phong trào thi đua
yêu nước
- Gắn tính tự giác học tập, rèn luyện của mỗi cá nhân với
sự đôn đốc, kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng và nhân dân.
3- Nội dung cuộc vận động
- Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức
trong các tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", "Di
chúc" và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất "cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư", ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức
phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng
phí.
- Mỗi người tự liên hệ, tự phê bình, kiểm điểm cá nhân; tổ
chức để quần chúng ở nơi công tác và nơi cư trú góp ý cho cán bộ, đảng viên
- Các cơ quan, đơn vị xây dựng tiêu chuẩn đạo đức, lối
sống cho cán bộ, đảng viên, công chức để phấn đấu thực hiện phù hợp với tình
hình từng cơ quan, đơn vị; xây dựng chương trình hành động học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, yếu kém; xử lý
các sai phạm được phát hiện theo đúng kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông
tin đại chúng về cuộc vận động.
4- Tổ chức thực hiện
- Phát động cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh" trong toàn Đảng, toàn dân, bắt đầu từ ngày 03-02-2007 và
tổng kết vào ngày 03-02-2011, có sơ kết hàng năm vào dịp sinh nhật Bác (19-5).
- Ở cấp Trung ương, thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động do
đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo
Trung ương thống nhất sự chỉ đạo cuộc vận động trong toàn Đảng, toàn dân. Các
bộ, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương và các tỉnh, thành
phố thành lập ban chỉ đạo do đồng chí bí thư cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng
làm trưởng ban, thống nhất chỉ đạo cuộc vận động trong phạm vi ngành, địa
phương, đơn vị.
- Giao Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương là cơ quan thường
trực của Ban Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai
cuộc vận động, biên soạn tài liệu, chuẩn bị đội ngũ giảng viên phục vụ cuộc vận
động, giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chỉ thị, định
kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ đảng và thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ
THƯ
Nông Đức
Mạnh
(đã
ký)