“Tư tưởng
Hồ Chí Minh” không khép kín, tự đủ, không
nhất thành bất biến mà luôn luôn phát triển
với dân tộc và thế giới.
Nói về thế kỷ
XX vừa lùi vào quá khứ, có người đã khái quát
bằng một hình ảnh thật độc đáo có ý
nghĩa khơi gợi rất lớn: Nếu lịch
sử hơn 4 triệu năm của loài người thu
lại trong 1 năm thì thế kỷ XX chỉ là 13 phút,
từ 23h47’ đến 24h của ngày 31/12
. Trong 13 phút ấy, đặc biệt trong 5 phút cuối cùng,
loài người đã hiểu biết nhiều hơn toàn
bộ hệ thống kiến thức tích luỹ trước
đó, tức là từ khi trên trái đất bắt đầu
có con người! Bình minh của thiên niên kỷ mới
với những năm đầu của thế kỷ XXI
đã cho ta những cảm nhận thật sống động,
những biến động dữ dội khó mà tiên
liệu được! Một sự dồn nén như
vậy tất sẽ đưa đến những đột
biển lớn lao trong lịch sử tư tường
của loài người, "lượng” sẽ biển
thành “chất”. Đúng là, "chúng ta đang làm
biến đổi môi trường của ta đến
tận gốc rễ đến mức rồi ta phải
tự biến đổi chính mình để tồn
tại được trong môi trường đó" (Nobert
Wiener)
Chính những diễn
biển của cuộc sống ở buổi bình minh
của thiên niên kỷ đang khẳng định một
sự thật: Chuẩn mực chính là sự thay đổi!
Với Hồ Chí Minh, chúng
ta có tấm gương tuyệt vời vế sự
nhất quán từ trước đến sau, từ lúc
khởi đầu cuộc tìm đường cứu nước,
với bao sức ép từ mọi phía cho đến khi
Đảng ra đời qua bao thăng trầm, thử thách
khốc liệt để có cách mạng Tháng Tăm 1945,
ra đời nước cộng hoà non trẻ giữa vòng
vây trùng điệp của kẻ thù, tiến hành hai
cuộc kháng chiến với ý chí "Không có gì quý hơn
độc lập tự do". Đó là sự dân
quyền về mục tiêu độc lập cho dân tạc,
tự do cho nhân.
Với mục tiêu đó,
Hồ Chí Minh đã đấu tranh cho sự hợp
nhất và ra đời của Đảng năm 1930,
thậm chí có lúc vì mực tiêu đó mà dám có quyết
định táo bạo cho dù đau đớn là tuyên
bố Đảng tự giải tán. Thực chất là
Đảng rút vào hoạt động bí mật chính vào lúc
giành được chính quyền vào năm 1945. Rồi cũng
vì mục tiêu đó mà sáng suốt và kiên quyết đổi
tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành
Đảng Lao động Việt Nam vào năm 1951.
Tên tuổi và sự
nghiệp của Hồ Chí Minh đã thực sự là
ngọn cờ trong khối óc và trái tim cửa người
Việt
Nam
của dân tộc Việt
Nam
. Giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí
Minh để vẫy gọi và quy tụ mọi tấm lòng
Việt
Nam
vốn nặng lòng vì quê hương, đất nước.
Những người đã trải qua sự thử thách
trong gần nửa thế kỷ chiến đấu và
chiến thắng. Những người với những hoàn
cảnh và điếu kiện khác nhau đã gửi
gắm tình yêu nước thương nòi của mình trong
nhiều hành động và nghĩa cử không ai giống
ai. Làm cho mọi giọt máu của mỗi người
Việt
Nam
cùng chảy về trái tim của dân tộc để
rồi toả đi khắp bốn phương nuôi dưỡng
hành động vì nghĩa lớn đất nước. Làm
được điều đó cũng là cách tao nên
được sự đồng thuận xã hội sâu
sắc và rộng lớn, có sức vẫy gọi và
hội được khối đại đoàn kết toàn
dân tộc hường về mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh.
"Tư tưởng
Hồ Chí Minh" không khép kín, tự đủ, không
nhất thành bất biến mà luôn luôn phát triển
với dân tộc và thế giới. Phải biết làm
cho tư tường Hồ Chí Minh sống trong cuộc
sống của mọi người Việt Nam, tiếp
tục cho nghị lực và tâm hồn của mỗi con người
đang xây dựng cuộc sống của mình, gia đình
mình và góp phần vào sự nghiệp chung của đất
nước. Có thể làm được điều đó
vì tư tưởng Hồ Chí Minh gần gũi với
mọi tấm lòng Việt Nam, gần gũi như khí
trời, như cơm ăn nước uống trong
mạch sống Việt Nam từ túp lều tranh cho đến
ngôi biệt thự.
Tư tưởng Hồ
Chí Minh gần gũi với người nông dân còn bao gian
khó, đổ mồ hôi, sôi nước mắtt trên cánh
đồng chưa có mấy trợ lực của khoa
học và công nghệ, cũng như với bà con nghèo
đô thị nơi xóm thợ nghèo khổ của
những công nhân làm việc tại các khu chế xuất,
các xí nghiệp liên doanh… với bao nỗi lo toan trong
cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Hồ Chí Minh đến
được với họ vì bình sinh Người
chỉ có một "ham muốn, ham muốn tột bậc
là làm cho cuộc sống của họ được no
ấm, con em của họ được học hành.
Những người lao động lam lũ ấy hiểu
Hồ Chí Minh vì tư tưởng của người lãnh
tự nhân dân, đã quy tụ được những khát
vọng, những mong mỏi hàng ngày vốn bình dị và
nghiệt ngã như chính cuộc sống của họ
vậy thôi.
Và, với những nhà
doanh nghiệp đang có vai trò lớn trong xây dựng
nến kinh tế thị trường lành manh, dấn bước
trên con đường hội nhập kinh tế quốc
tế, Hồ Chí Minh không xa lạ với họ. Từ
những ngây đầu của chính quyến cách mạng
Hồ Chí Minh đã nhận rõ vi trí của các nhà công thương
trong khối đại đoàn kết dân tộc để
làm cho đất nước phú cường. "Tuyên ngôn
Độc lập" khai sinh ra nước Việt
Nam
mới được có trong căn phòng của một nhà
tư sản lớn giàu lòng yêu nước.
Hơn ai hết,
những người trí thức Việt Nam hiểu rõ
Hồ Chí Minh, nhận ra tầm vóc lãnh tụ của dân
tộc ở trí tuệ một nhà văn hoá lớn cùng trái
tim ấp ủ những khát vọng nhân văn của
một con người khao khát tự do: “Trên đời
ngàn vạn điều cay đắng/ Cay đắng chi
bằng mất tự do”. Hồ Chí Minh đã biết
cách trả về lại cho người trí thức
Việt
Nam
ngọn nguồn yêu nước truyền thống vốn
nằm sâu trong tâm thức của họ, khơi dậy năng
lực cống hiến của tiềm lực trí tuệ
trong họ. Với Hồ Chí Minh, người trí thức
Việt
Nam
hiểu được chỗ đứng của họ
trong lòng dân tộc.
Thời gian đủ
để kiểm nghiệm độ chính xác và sự tường
minh của một tư tưởng, trải qua những
biến động dồn dập cả trong nước và
trên thế giới vẫn chứng minh được
sức bền, độ “chín” của tư tưởng
Hồ Chí Minh. Đó là sự kết tinh trí tuệ và khí
phách của một dân tộc, là sự tiếp nhận và
hội tụ những tinh hoa của tư tưởng mà
loài người đã giữ lại qua quá trình tiếp
biến, thanh lọc và kiểm nghiệm. Vì thế nó
đủ tầm cao của sự khái quát của lý
luận và đường hướng phát triển,
vừa gần gũi, đi thẳng vào lòng người
Việt
Nam
vì nó diễn đạt được chân lý của
cuộc sống.
Chân lý thì luôn luôn
đơn giản, song hiểu được chân lý, đến
được với chân lý thì thường lại
cực kỳ gian chuân.
Cuộc sống đang
sải những bước đi táo bạo và quyết
đoán trong thời đại của những biến
động dồn dập. Tầm mắt không ít người
dã được mở rộng hơn nhờ vào "sự
xé toang một tấm màng bưng bít, sự hiện ra và sáng
lên của sự thật, sự tan vỡ một số
huyền thoại, sự phá sản nhiều giáo điều,
sự bộc lộ những sai lầm trầm kha, sự
nhận thức mới, không phải về tưởng mà
về lý luận cách mạng, thực tiễn hoạt
động và thực tế đời sống, sự khơi
dậy những niềm hy vọng mới, sự bắt
đầu một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy
hứa hẹn” (trích từ bài viết thế kỷ XX
của Việt Phương – thành viên Ban nghiên cứu
của Thủ tướng Chính phủ).
Để bắt đầu
một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy
hứa hẹn ấy, mở rộng tầm mắt là điều
kiện tiên quyết. Đó cũng là đòi hỏi trước
tiên đề có thể chủ động đón nhận
sự thách thức mới trong qúa trình hội nhập
quốc tế. Tính chất gay gắt và chưa có tiền
lệ của những thách thức ấy đang đòi
hỏi một bản lĩnh mới của những người
đang gánh trên vai mình trách nhiệm nặng nề của
lịch sử. Bản lĩnh ấy, xét đến cùng
lại cũng được quyết định quyết
định bởi tầm nhìn mới, bởi “đôi
mắt mới nhìn vào thế giới”.
Không phải là không có
lý khi người ta cho rằng: thế giới đã thay
đổi và kiểu tư duy tuyến tính không con thích
hợp với một thế giới phi tuyến. Không có
một bản đồ vạch sẵn cho con đường
phía trước. Những kinh nghiệm có sẵn, những
phương pháp truyền thống không còn đủ cho hành
trình của dân tộc đi về phía trước. Vì
thế, sáng tạo và linh hoạt trong tư duy cũng như
trong hành động phải là phẩm chất hàng đầu
của con người Việt
Nam
đang sống trong thế kỷ XXI. Để có
được phẩm chất đó, đỏi hỏi
phải có “sự nhận thức mới, không phải
về lý tưởng mà về lý luận cách mạng,
thực tiễn hoạt động và thực tế đời
sống”. Để làm được điều đó,
phải biết khai thác cái lợi thế vô song của chúng
ta, đó là uy tín của tên tuổi và sự nghiệp
của Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng
dân tộc và danh nhân văn hoá mà thế giới từng
biết và đã tỏ lòng ngưỡng mộ.
Theo Báo Lao Động