Sáng 19/5/1954, kỷ niệm lần thứ 64 sinh nhật Bác Hồ,
một số cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ chúng tôi có vinh
dự được gặp Người. Chúng tôi đều mặc quần áo mới, hồ hởi, hồi hợp đi tới nơi
làm việc của Bác tại Tuyên Quang. Tim tôi đập rộn ràng khi nhìn thấy Bác.
Đại tá
Hoàng Đăng Vinh, nguyên chiến sĩ tiểu đoàn 130, trung đoàn Sông Lô, sư đoàn
Chiến Thắng, tham gia bắt sống tướng ờ Castries trong chiến dịch Điện Biên Phủ
vào chiều 7/5/1954. Nhân kỷ niệm 56 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Vinh đã
kể cho Đất Việt về giờ
phút giá quý nhất của đời mình khi được gặp Bác Hồ.
Bác mặc bộ
quàn náo kaki bạc màu, cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, quân đội,
đứng dưới tán cây cổ thụ, đón chúng tôi. Chúng tôi ùa đến bên Bác, mừng vui đến
trào nước mắt cứ đứng ngây ra ngắm Người. Bác chỉ các dãy ghế và ôn tồn bảo: “Các
chú ngồi xuống, ngồi lại gần bác”. Rồi Bác nghe chúng tôi báo cáo thành tích và
cười rất vui. Ống kính của các nhà báo, nhà quay phim cứ hướng vào Bác và chúng
tôi, khiến mọi người trở nên lúng túng. Thấy vậy, Bác nói: “Các chú phải cười
lên. Cười để quay phim, chụp ảnh chứ!”. Lúc đó, chúng tôi chưa hiểu ý Bác muốn
nét mặt chiến sĩ Điện Biên Phủ - Những người chiến thắng quân Pháp, phải
thật tươi, thật rạng ngời, nên vẫn cứ ngượng ngập. Bác nói vui: “Chú nào cười
trước, Bác lấy vợ cho”.
| |
Bác Hồ gắn huy hiệu Chiến si
Điện Biên Phủ cho cán bộ chiến sĩ lập thành tích xuất sắc trong chiến
dịch. Trong ảnh: Bác Hồ gắn huy
hiệu cho chiến sĩ trẻ Hoàng Đăng Vinh. Ảnh do nhân vật cung cấp |
Chúng tôi bật
cười. Bác cũng cười. Lát sau, Bác thân mật nói với chúng tôi: “Trung ương Đảng,
Chính phủ và Bác rất vui vì các chú đã đánh thắng ở Điện Biên Phủ. Thay mặt
Trung ương Đảng, Chính phủ, Bác khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ trên khắp
các mặt trận. Các chú đã lập được thành tích, nhưng chớ vì thắng lợi mà kiêu,
chớ chủ quan, khinh địch, mà phải luôn luôn sẵn sàng làm tròn mọi nhiệm vụ được
giao!”. Ngừng giây lát, Bác nói tiếp: “Trước chiến dịch, Bác và Chính phủ có chủ
trương thưởng Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho các chú. Bây giờ, Bác thưởng
mỗi chú một huy hiệu”.
Chúng tôi lập tức
đứng cả dậy, nghiêm trang chờ đợi được gắn huy hiệu. Tôi trẻ nhất (19 tuổi)
trong số anh em đứng gần Bác nên được Bác gắn huy hiệu trước. Tim tôi đập rộn
lên, sung sướng, tự hào (tấm ảnh Bác gắn huy hiệu Điện Biên Phủ cho tôi sau này
được trưng bày ở nhiều bảo tàng, in trên nhiều sách báo, khiến tôi hết sức cảm
động. Nó là kỷ niệm quý nhất đời tôi).
Gắn xong Huy hiệu
Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho chúng tôi, Bác thân mật nói: “Các chú trở về đơn vị
cho Bác gửi lời thăm các chú thương binh, thăm toàn thể cán bộ, chiến sĩ mặt
trận Điện Biên Phủ. Các chú đã lập được thành tích, cần cố gắng lập thành tích
lớn hơn nữa. Chú nào lập được nhiều thành tích, Bác sẽ khen thưởng.”
Chiều đến, chúng
tôi được Bác mời dự chiêu đãi mừng chiến thắng. Bác đến, chúng tôi đứng cả dậy,
vỗ tay không ngớt. Đột nhiên, tôi nghe tiếng Bác hỏi: “Chú Vinh có đây không?”.
Không dám nghĩ là Bác hỏi tôi, nên tôi vẫn im lặng. Bác nhìn khắp lượt rồi hỏi
tiếp: “Chú Vinh tham gia bắt tướng Đờ Cát-tơ-ri đâu?”. Tôi run run đứng dậy. Bác
vẫy tôi: “Lên đây, chú lên đây”. Tôi hồi hộp bước đến bên Bác. Bác dẫn tôi đến
cạnh mâm cơm đối diện với các vị khách nước ngoài, rồi bảo: “Chú ngồi đây ăn cơm
với Bác” và giới thiệu tôi với mọi người. Niềm vui lớn lao đến với tôi quá bất
ngờ. Bác ân cần hỏi thăm tôi về hoàn cảnh gia đình, trình độ văn hóa. Khi biết
tôi mới biết đọc, biết viết, Bác dặn: “Chú còn trẻ nên tranh thủ thời gian học
văn hóa để công tác tốt”.
Từ đó đến nay,
mỗi dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm ngày sinh Bác, tôi càng nhớ
ơn Bác và nhớ Bác khôn nguôi. Tôi nghĩ nếu không được Đảng, Bác Hồ và quân đội
chăm lo bồi dưỡng giáo dục, thì cuộc đời tôi - một anh nông dân nghèo - đâu được
như hôm nay.
Theo ĐVO